Hướng dẫn định khoản kế toán
Hướng dẫn định khoản kế toán là bài học tiếp theo trong chuỗi bài học kế toán thực hành.
Định khoản là một công tác quan trọng tại doanh nghiệp hiện nay. Việc định khoản kế toán đúng giúp kế toán lên sổ sách đúng. Trong việc sử dụng phần mềm kế toán, công tác kiểm soát nhập liệu cực kỳ quan trọng.
Hiện nay, theo tin đồn thì trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế kế toán nhập liệu lên phần mềm. Liệu dự đoán này có đúng và làm được hay không? Hay nhà nước có để các bạn kế toán phải thất nghiệp hay không? Trí tuệ nhân tạo có thể phát triển nhưng nhà nước sẽ không thể để các bạn thất nghiệp đâu. Vì vậy chúng ta cần chú tâm vào học hành các bạn nhé:
A. Các bước định khoản kế toán
Bước 1: Xác định đối tượng kế toán liên quan
Bước 2: Xác định tài khoản của các đối tượng kế toán đã xác định ở bước 1
Bước 3: Xác định xu hướng biến động của từng đối tượng kế toán (Tăng hay giảm)
Bước 4: Xác định TK ghi Nợ, TK ghi Có
Bước 5: Xác định số tiền cụ thể ghi vào từng tài khoản
B. Nguyên tắc định khoản kế toán:
– Bên Nợ ghi trước/ Bên Có ghi sau
– Nghiệp vụ biến động tăng ghi 1 bên/ Nghiệp vụ biến động giảm ghi 1 bên
– Dòng ghi Nợ phải so le với Dòng ghi Có
– Tổng giá trị Bên Nợ = Tổng giá trị Bên Có
– Số dư có thể có ở cả Bên Nợ và Bên Có.
** Chú ý: Các tài khoản lưỡng tính: Tài khoản đầu 1 Các tài khoản kế toán lưỡng tính 131, 138, 331, 333, 338,…
C. Cách sử dụng các tài khoản để định khoản:
Bạn đang xem: Hướng dẫn cách định khoản kế toán nhanh và hiệu quả nhất
** Kết cấu chung của tài khoản kế toán
– Bên Trái: Bên Nợ
– Bên Phải: Bên Có
– Nợ – Có không có ý nghĩa về mặt kinh tế mà chỉ mang tính Quy ước
+ Việc ghi Nợ là ghi số tiền thực hiện ở Bên Nợ
+ Việc ghi Có là ghi số tiền thực hiện ở Bên Có
** Bạn cần nhớ mẹo ghi nhớ định khoản kế toán sau:
+ TK đầu 1, 2, 6, 8 mang tính chất TÀI SẢN
+ TK đầu 3, 4, 5, 7 mang tính chất NGUỒN VỐN
+ Các TK mang tính chất TS: 1,2,6,8: Tăng bên Nợ – giảm bên Có
+ Các TK mang tính chất NV: 3,4,5,7: Tăng bên Có – giảm bên Nợ.
** Lưu ý các TK đặc biệt:
+ TK 214 – Hao mòn TSCĐ
+ TK 521: Các khoản giảm trừ doanh thu: có kết cấu ngược với kết cấu chung.
+ TK 214: tăng bên có, giảm bên Nợ.
+ TK 521: Tăng bên Nợ, giảm bên có.
** Kết cấu nhóm tài khoản
D. Quan hệ đối ứng tài khoản:
1. Tăng một giá trị Tài sản này đồng thời làm giảm về giá trị của Tài sản kia một khoản tương ứng.
** Ví dụ: Mua hàng hóa A trị giá 22tr đã bao gồm thuế GTGT 10% và đã thanh toán cho nhà cung cấp bằng tiền gửi ngân hàng.
Nợ TK 156 : 20tr
Nợ TK 133 : 2tr
Có TK 112 : 22tr
2. Tăng giá trị Nguồn vốn này đồng thời làm giảm giá trị Nguồn vốn kia một khoản tương ứng.
** Ví dụ: Vay Ngắn hạn số tiền = 100tr trả cho Người bán
Nợ TK 331 100.000.000
Có TK 311 : 100.000.000
3. Tăng giá trị Tài sản này đồng thời làm Tăng giá trị Nguồn vốn kia một khoản tương ứng.
** Ví dụ: Bán hàng hóa A với doanh thu chưa thuế GTGT 10% là 30tr, khách hàng đã thanh toán chuyển khoản.
Nợ TK 112 : 33tr
Có TK 511 : 30tr
Có TK 3331: 3tr
4. Giảm giá trị Tài sản này đồng thời làm giảm giá trị Nguồn vốn kia một khoản tương ứng.
** Ví dụ: Thanh toán Tiền lương cho Nhân viên bằng Tiền Mặt số tiền = 55tr
Nợ TK 334 : 55tr
Có TK 111 : 55tr
*** Kết luận:
– TS tăng – TS giảm
– NV tăng – NV giảm
– TS tăng – NV tăng
– TS giảm – NV giảm
Bài học bằng video miễn phí được cập nhật ở clip bên dưới