Hướng dẫn điền mẫu số 01 bản tự công bố sản phẩm | PHAM DO LAW

Hướng dẫn điền mẫu số 01 bản tự công bố sản phẩm

Nghị định 15/2018/NĐ-CP hiện hành đã có những quy định cụ thể về tự công bố sản phẩm. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu có thể tìm hiểu về thành phần hồ sơ, trình tự thủ tục và những vấn đề khác trong Nghị định này. Tuy nhiên, vẫn có không ít tổ chức, cá nhân gặp vấn đề trong việc chuẩn bị các giấy tờ cho hồ sơ tự công bố sản phẩm. Từ vấn đề trên Pham Do Law xin hướng dẫn khách hàng cách điền mẫu số 01 bản tự công bố sản phẩm một cách chính xác.

Cơ sở pháp lý

Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

Mẫu số 01 bản tự công bố sản phẩm là gì?

Mẫu số 01 bản tự công bố sản phẩm là loại giấy tờ không thể thiếu trong bộ hồ sơ tự công bố sản phẩm. Mẫu này trình bày đầy đủ các thông tin về tổ chức, cá nhân thực hiện tự công bố và thông tin về sản phẩm được công bố. Theo quy định tại nghị định 15/2018/NĐ-CP; tất cả các thông tin này đều phải được thể hiện bằng tiếng Việt. Trường hợp hồ sơ tự công bố có tài liệu bằng ngôn ngữ khác thì phải được dịch sang tiếng Việt (bản dịch có công chứng)

Hướng dẫn điền mẫu tự công bố sản phẩm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP

Mẫu tự công bố sản phẩm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP

Mẫu 01 Bản tự công bố sản phẩm Mẫu 01 Bản tự công bố sản phẩm

Hướng dẫn cách điền mẫu tự công bố sản phẩm theo Nghị định 15 cụ thể

Điền phần Thông tin về tổ chức, cá nhân

Nội dung của phần này rất đơn giản. Tổ chức, cá nhân chỉ cần điền thông tin theo thứ tự sau:

  1. Tên tổ chức, cá nhân: Ghi chính xác tên loại hình doanh nghiệp đang hoạt động;
  2. Địa chỉ: Ghi địa chỉ đặt trụ sở chính của tổ chức, cá nhân;
  3. Điện thoại
  4. Email
  5. Mã số doanh nghiệp/ Mã số thuế: Ghi chính xác mã số được cấp trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  6. Thông tin về giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP: Ghi số giấy và ngày cấp, nơi cấp; (đối với cơ sở thuộc đối tượng cần cấp giấy này).

Điền phần Thông tin về sản phẩm

Đây là phần thông tin vô cùng quan trọng; thể hiện chất lượng của sản phẩm tự công bố. Vì vậy, tổ chức, cá nhân cần điền đầy đủ và chính xác các thông tin:

  1. Tên sản phẩm (toàn hồ sơ phải thống nhất về tên sản phẩm);
  2. Thành phần: Điền tất cả các loại nguyên liệu dùng trong quá trình sản xuất thực tế. Nếu nguyên liệu là phẩm màu thực phẩm, đa chất hay các loại phụ gia thực phẩm,… thì phải có hồ sơ chứng minh rõ ràng về nguồn gốc;
  3. Thời hạn sử dụng sản phẩm: Không có quy định bắt buộc về thời gian; nhưng tổ chức, cá nhân phải kê khai ngày sản xuất và ngày sản phẩm hết hạn sử dụng.
  4. Quy cách đóng gói và chất lượng bao bì: Tổ chức, cá nhân cần công khai loại bao gói và chất lượng của chúng đúng với thực tế sản xuất;
  5. Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất sản phẩm (đối với các doanh nghiệp thuê cơ sở sản xuất): cần phải ghi rõ tên và địa chỉ để cơ quan nhà nước dễ dàng kiểm soát. Tên cơ sở thuê để sản xuất cũng điền tương tự như thông tin về tổ chức.

Phần Mẫu nhãn sản phẩm

Đây cũng là phần thông tin quan trọng không kém. Thông tin thể hiện trên nhãn sản phẩm thường là thành phần sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản,… Các sản phẩm khác nhau sẽ có cách thể hiện thông tin trên nhãn không giống nhau. Vì thế, tổ chức, cá nhân cần đính kèm mẫu sản sản phẩm trong mẫu số 01 này để làm căn cứ đánh giá.

Điền phần Yêu cầu về an toàn thực phẩm

  1. Để điền đúng thông tin trong phần này; trước hết tổ chức, cá nhân cần Thiết lập các Quy chuẩn kỹ thuật đúng bản chất của từng loại sản phẩm. Các Quy chuẩn này có thể là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; Thông tư của các bộ, ngành; Quy chuẩn kỹ thuật địa phương;… Từng loại sản phẩm khác nhau sẽ đối chiếu theo quy chuẩn khác nhau. Vì vậy tổ chức, cá nhân cần xác định đúng loại Quy chuẩn;
  2. Đối chiếu kết quả kiểm nghiệm của sản phẩm với giới hạn của Quy chuẩn; kiểm tra xem sản phẩm có đạt yêu cầu không;
  3. Điền chính xác tên và số Quy chuẩn.

Tóm lại, để làm được bản tự công bố sản phẩm chính xác theo quy định; trước hết tổ chức, cá nhân phải hiểu rõ sản phẩm của mình. Tiếp đến cần tìm hiểu và nắm rõ những văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến việc tự công bố sản phẩm. Bên cạnh đó, vẫn có một số bước liên quan đến hoạt động kiểm nghiệm an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân cần sự trợ giúp của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Để tiết kiệm thời gian và công sức, tổ chức, cá nhân có thể nhờ đến sự trợ giúp của các bên có dịch vụ tự công bố sản phẩm. Dưới đây là một số bài hướng dẫn về thủ tục tự công bố sản phẩm mà Pham Do Law chuẩn bị để quý khách hàng tham khảo.

Dịch vụ thực hiện thủ tục Tự công bố sản phẩm của Pham Do Law

Khách hàng cần cung cấp

  1. Tài liệu về thông tin của sản phẩm;
  2. Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm ( thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ).

Phạm vi công việc

  1. Tư vấn các vấn đề liên quan đến việc tự công bố sản phẩm.
  2. Nhận tài liệu từ quý khách hàng.
  3. Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh.
  4. Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền.
  5. Nhận kết quả và thông báo cho quý khách hàng sau khi hoàn tất thủ tục.

Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Hướng dẫn điền mẫu số 01 bản tự công bố sản phẩm. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.

Thành lập công ty | Tư vấn đầu tư nước ngoài | Giấy phép | Sở hữu trí tuệ | Hợp đồng | Lao động | Thuế - Kế toán đã có PhamDoLaw.Thành lập công ty | Tư vấn đầu tư nước ngoài | Giấy phép | Sở hữu trí tuệ | Hợp đồng | Lao động | Thuế - Kế toán đã có PhamDoLaw.

Luật sư Đỗ Thị Thu Hoài có hơn 7 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý doanh nghiệp và các thủ tục tuân thủ trong kinh doanh. Các lĩnh vực chuyên môn gồm:
– Luật Doanh nghiệp;
– Luật Đầu tư;
– Luật sở hữu trí tuệ;
– Luật lao động;
– Giải quyết tranh chấp về cổ đông, lao động, hợp đồng.

phamdolaw.com/doi-ngu-nhan-su/luat-su-do-thi-thu-hoai/