Hướng dẫn đấu thầu từ khóa shopee lên Top hiển thị 2022 – Upbase

Rất nhiều doanh nghiệp hiện nay lựa chọn các sàn thương mại điện tử là hướng phát triển mới. Hàng ngày, các shop đổ rất nhiều tiền vào quảng cáo. Nhưng kết quả không ra đơn hoặc không đạt doanh số kỳ vọng. Vậy nguyên nhân là gì? Tại sao chạy quảng cáo Shopee không ra đơn? Đấu thầu từ khóa Shopee như thế nào để dễ dàng lên Top? Tất cả có trong bài viết này.

Đấu thầu từ khóa Shopee là gì?

Hiểu một cách đơn giản, đấu thầu từ khóa Shopee là chi phí bạn bỏ ra để mua từ khóa, mục tiêu cho sản phẩm chạy quảng cáo đạt thứ hạng mong muốn. Từ khóa Shopee sẽ là thông tin hoặc tên sản phẩm mà khách hàng chủ động tìm kiếm.

Tác dụng của quảng cáo đấu thầu từ khóa với doanh nghiệp:

  • Tăng hiệu quả hiển thị sản phẩm: Sản phẩm sẽ hiển thị khách hàng chủ động tìm kiếm từ khóa mà bạn đấu thầu.

  • Dễ dàng tối ưu chi phí quảng cáo: shop sẽ chỉ mất phí khi khách hàng click quảng cáo.

  • Tăng nhận diện thương hiệu và tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng: 

dau-thau-tu-khoa-shopeedau-thau-tu-khoa-shopee

Các bước đấu thầu từ khóa Shopee lên top hiển thị

Bước 1: Lựa chọn sản phẩm 

Đây là bước rất quan trọng khi bắt đầu chạy quảng cáo. Shop nên chọn những sản phẩm chủ lực, có lượng bán và tương tác tốt.

Bước 2: Tìm những từ khóa liên quan

Nếu bạn chưa biết đào hay lựa chọn từ khóa phù hợp, hãy chạy thử quảng cáo tự động của Shopee. Shopee sẽ tự lựa chọn giúp bạn nhưng từ khóa liên quan nhất đến sản phẩm. Tuy nhiên loại quảng cáo này “cắn” khá nhiều tiền quảng cáo. Ở cuối bài viết Upbase có đưa ra hướng dẫn chi tiết về lựa chọn tư khóa, bạn cần tham khảo.

Nếu bạn đã có bộ từ khóa đấu thầu, hãy làm tiếp việc setup giá thầu phù hợp với ngân sách và vị trí mong muốn.

Bước 3: Thiết lập giá thầu

Thiết lập giá thầu là bước quan trọng nhất khi thực hiện đấu thầu từ khóa Shopee. Vì nó sẽ ảnh hưởng đến: Vị trí hiển thị sản phẩm. Giá thầu càng cao vị trí càng trong Top

Bươc 4: Thiết lập ngân sách và thời gian đấu thầu

Quảng cáo đấu thầu từ khóa sẽ dừng khi ngân sách đặt ra hết. Bạn nên cân nhắc thật kỹ ngân sách sao cho phù hợp.

Xem thêm bài viết liên quan:

Chạy quảng cáo không ra đơn

đấu thầu từ khóa shopeeđấu thầu từ khóa shopee

Tại sao chạy quảng cáo trên Shopee không ra đơn?

Sau rất nhiều lần thử nghiệm, đội ngũ nhân viên Upbase đã đúc rút ra 4 lý do: Tại sao chạy quảng cáo không ra đơn

Chưa tối ưu sản phẩm và gian hàng

Gian hàng và sản phẩm là 2 thứ hiển thị trực tiếp tới khách hàng. Cũng tương tự như cửa hàng offline, bạn cũng cần trang trí cho gian hàng bắt mắt và thu hút khách hàng.

Tối ưu sản phẩm Shopee là tối ưu gì?

  • Video và hình ảnh: 

  • Tiêu đề sản phẩm: Tiêu đề chuẩn Seo

  • Mô tả sản phẩm: Thông số kỹ thuật rõ ràng, thông tin minh bạch

  • Đánh giá của những khách hàng cũ.

Khi Shop tối ưu sản phẩm như vậy, cùng với tên gian hàng chuyên nghiệp, mô tả về gian hàng đầy đủ chi tiết. Thì khách hàng sẽ có niềm tin vào sản phẩm và gian hàng của bạn. Khi khách hàng tin quyết định mua sản phẩm sẽ diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Tóm lại: quảng cáo chỉ giúp shop tiếp cận những khách hàng tiềm năng. Việc khách hàng có mua hàng hay không phụ thuộc nhu cầu và niềm tin với đối shop.

Lựa chọn từ khóa không phù hợp

  • Một trong những sai lầm khi chạy quảng cáo là chọn từ khóa cạnh tranh quá cao, trong khi ngân sách hạn hẹp, shop còn mới. 

  • Lựa chọn những từ khóa không liên quan đến sản phẩm, khiến khách hàng không click. 

  • Lựa chọn những từ khóa ít lượt tìm kiếm, từ khóa ngách nhỏ. Mặc dù giá từ khóa rẻ nhưng với lượt tìm kiếm ít, quảng cáo cũng khó tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng. Dẫn đến việc ít đơn hàng.

Hiểu và đặt sai vị trí hiển thị sản phẩm

Với 1 shop để giá thầu quá thấp hoặc quá cao, trong khi ngân sách một ngày chỉ có cố định.

Ví dụ: Mỗi ngày bạn có 100k/1 sp, bạn đặt giá thầu 3k cho mỗi lượt click. Với số tiền này, có thể chỉ chạy đến 18h, vậy sau 18h, bạn lấy đâu tiền để chạy tiếp? Vậy nên việc bạn cần làm là chọn một giá thầu phù hợp. Như thế nào là chọn giá thầu phù hợp để sản phẩm luôn hiển thị trong khoảng thời gian mong muốn?

Nếu 100k bạn muốn chạy trong 1 ngày. Thì giá thầu cho mỗi lượt click phải trong vòng 24h dùng hết 100k. Như vậy mới phù hợp. Khi bạn đặt giá thầu như vậy, vị trí hiển thị cũng phù hợp với ngân sách. Từ đó shop có thể tối ưu được ngân sách quảng cáo và tiếp cận được tối đa lượt truy cập vào sản phẩm

Chưa tận dụng hết các loại hình quảng cáo của Shopee

Hiện trên Shopee có 3 loại hình quảng cáo:

  • Quảng cáo đấu thầu từ khóa: Ưu điểm nhanh, dễ. Nhược điểm chi phí cao.

  • Quảng cáo khám phá: Quảng cáo này khó hơn đấu thầu từ khóa, nhưng chi phí lại thấp hơn rất nhiều.

  • Quảng cáo shop ads: Loại quảng cáo giúp nhà bán hàng quảng bá gian hàng, phù hợp các shop tầm trung.

đấu thầu từ khóa shopeeđấu thầu từ khóa shopee

Các bước chọn từ khóa quảng cáo phù hợp

Upbase đã áp dụng và thành công một số cách chọn từ khóa phù hợp, shop có thể xem qua.

  • B1: Shop chủ động search từ khóa liên quan đến sản phẩm lên thanh tìm kiếm của Shopee.

  • B2: Sau đó Shopee sẽ đề xuất ra những từ khóa có lượng tìm kiếm nhiều nhất trong tháng.

  • B3: Chọn những từ khóa có liên quan đến sản phẩm đem vào chạy đấu thầu. Bạn chọn dạng từ khóa mở rộng và test thử trong vòng 1 tuần.

  • B4: Sau 1 tuần, bạn xuất file từ khóa tìm kiếm nhiều nhất và từ khóa được click mua nhiều nhất. Lọc ra và đem vào chạy chính thức.

Mẹo: Ở bước 3, bạn nên chọn 60% từ khóa chính xác, 40% từ khóa mở rộng để đạt được hiệu quả tốt nhất và tối ưu giá thầu.

Các Tip tối ưu chi phí đấu thầu từ khóa trên Shopee

Có 3 Tips để tối ưu chi phí khi đấu thầu từ khóa trên shopee

  1. Set giá thầu ở mức thấp nhất, sau đó nâng dần đến khi đạt được vị trí phù hợp thì dừng.

  2. Liên tục theo dõi và tối ưu giá thầu của từ khóa. Mục đích để sản phẩm luôn giữ được vị trí mà shop mong muốn.

  3. Luôn bám sát mục tiêu đề ra và ngân sách ban đầu.

Tạm kết

Bìa viết này Upbase đã chia sẻ cho bạn các bước đấu thầu từ khóa Shopee lên Top hiển thị cao. Bên cạnh đó giải thích vì sao shop chạy quảng cáo nhưng mãi không ra đơn. Hi vọng bạn thích bài viết này. Tham gia cộng đồng của chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức khác.