Hướng dẫn chi tiết cách trồng rau mồng tơi xanh tốt quanh năm – Cây Cảnh 365
Rau mồng tơi là loại cây ngắn ngày, có thể trồng quanh năm và cho thu hái nhiều lần. Ưa sống ở các loại đất khác nhau, dễ sinh trưởng và phát triển ở mọi điều kiện môi trường. Do đó, trong mỗi vườn rau gia đình đều có sự xuất hiện của rau mồng tơi.
Nhưng làm cách nàođể mồng tơi khỏe mạnh, mập mạp, lá to, xanh tốt, có thể trồng một lần ăn quanh nămthì không phải ai cũng biết. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết cách trồng rau mồng tơi cao sản và mồng tơi thông thường khác giúp bạn sở hữu vườn mồng tơi sạch, ngon, năng suất cao.
Mục Lục
Những điều cần biết khi trồng rau mồng tơi
Thời vụ trồng rau
Dù là rau đay, rau ngót, rau dền, rau cải,… đều phải lựa chọn thời vụ trồng nhằm đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, khí hậu thích hợp cho cây sinh trưởng vàcách trồng rau mồng tơi cũng vậy.
Ở miền Bắc có thể trồng rau mồng tơi hai vụ là vụ xuân và hè thu. Còn đối với miền Nam có thể gieo trồng quanh năm.
Chọn giống rau mồng tơi
Mồng tơi có 3 loại, chúng có hương vị và công dụng giống nhau chỉ khác về đặc điểm bên ngoài, vì vậy, tùy vào sở thích của mỗi người mà lựa chọn giống mồng tơi phù hợp.
Mồng tơi trắng: Loại này có lá màu xanh nhạt, thân nhỏ
Mồng tơi tía: Gân lá màu xanh, lá xanh.
Mồng tơi thân: Lá to bản, màu xanh đậm, ít nhớt.
Vị trí trồng rau mồng tơi
Chọn vị trí thoáng mát, ánh nắng nhẹ, không nên trồng rau ở những nơi bị che hết ánh nắng.Như vậy, cây sẽ còi cọc, lá nhỏ.Đất trồng
Dù là trồng rau mồng tơi trong thùng xốp, các vật dụng khác hay đất vườn bạn nên chọn loại đất tơi xốp, màu mỡ, nhiều chất dinh dưỡng, không bị chua, bị phèn, độ pH nằm trong ngưỡng cho phép khoảng 5,5 – 5,6.
Ngoài ra, có thể chọn mua đất bán sẵn đã được thanh trùng, màu mỡ, nhiều chất dinh dưỡng cần thiết.
Nếu trồng rau ở đất vườn nên cày cuốc đất, rắc vôi, phơi ải từ 7 – 10 ngày nhằm loại bỏ các ổ sâu bệnh hại và nấm có trong đất.Sau đó, trộn hỗn hợp đất, phân chuồng cùng vỏ trấu hoặc các giá thể khác.
Xem thêm: Hướng dẫn cách trồng rau diếp cá xanh tốt
Ngâm, ủ hạt giống
Hạt giống khi mua về nên ngâm vào nước ấm,trong vòng 4 – 6 giờ đồng hồ.Hết thời gian ngâm thì vớt ra, rửa lại với nước sạch và cho vào khăn ẩm để ủ, nên ủ hạt ít nhất 24 giờ. Đó là cách ngâm ủ hạt mồng tơi nhằm kích thích cho hạt nhanh nảy mầm.
Bí quyết trồng rau mồng tơi tại nhà đúng cách
Có hai phương pháp được áp dụng cho trồng mồng tơi trên sân thượng, ban công và cả đất vườn.
Cách trồng mồng tơi bằng hạt
Nếu trồng mồng tơi trong chậu: Nên chọn chậu trồng có chiều cao khoảng 15cm nhằm tạo điều kiện cho bộ rễ của cây khi trưởng thành có đủ không gian để phát triển. Đổ đất cách miệng các vật dụng trồng khoảng 2 – 3cm, san bằng đất.
Gieo hạt đã ngâm, ủ lên đất đã chuẩn bị bằng cách đào các lỗ nhỏ với kích thước 1 – 2cm, bỏ 1 – 2 hạt vào đó rồi lấp đất lại. Mỗi hạt cách nhau 6 – 7cm. Khi trồng xong nên tưới nước dạng phun sương, tạo ẩm cho đất.
Với cách trồng bằng hạt, nhiều người hỏi: Tại sao gieo hạt không nảy mầm? Lý do là bạn mua hạt giống đã quá hạn sử dụng, khâu ngâm ủ không kỹ, lượng nước tưới chưa đủ hoặc gieo hạt giống quá sâu. Vì thế, cần chú ý những vấn đề này khi gieo trồng để đạt hiệu quả tốt nhất, tiết kiệm thời gian, công sức.
Đó cũng là cách trồng rau mồng tơi trong thùng xốpvà các vật dụng trồng khác.
Ngược lại, trường hợp trồng rau trực tiếp xuống đất vườn bạn cũng có thể làm theo cách tương tự.
Cách trồng mồng tơi bằng cành
Bên cạnh cách trồng mồng tơi bằng hạt phổ biến, bạn có thể trồng mồng tơi bằng cành, cách làm này khá đơn giản mà lại có thể thu hoạch rau sau trồng 1 tháng.
Chọn những cành gần phía gốc già, khỏe mạnh, không bị sâu đục thân hay xuất hiện các nốt sần, có mầm và 2 – 3 lá. Tiến hành giâm vào đất nhiều chất dinh dưỡng, mỗi cành giâm cách nhau 10cm và đặt ở những rơi râm mát, thông thoáng, lượng ánh sáng phù hợp. Trong thời gian giâm cành nên tưới nước đầy đủ cho đến khi chúng xuất hiện rễ và lá non thì mới tiến hành ươm ra đất trồng đã chuẩn bị trước đó.
Xem thêm: Cách trồng nấm hương tại nhà thơm ngon
Làm giàn
Sau trồng khoảng 15 ngày, cây mồng tơi bắt đầu mọc từ 2 đến 3 lá, thì nên tiến hành làm giàn cho rau mồng tơi leo. Với chiều cao từ 1 – 1,5m.
Giàn thường được làm bằng tre, nứa, bương,… trồng cột và các khung chắc chắn, tránh trường hợp làm xơ xài, gió quật ngã, giàn đổ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của rau.
Cách chăm sóc rau mồng tơi
Rau mồng tơi không cần quá nhiều phân bón nếu bạn trồng trong đất và các giá thể nhiều chất dinh dưỡng. Cứ sau mỗi lần thu hái lá rau chúng ta mới cần bón phân cho cây một lần. Bạn có thể lựa chọn các loại phân bón khác nhau nhưng tốt nhất nên chọn phân hữu cơ vừa an toàn cho môi trường đất vừa đảm bảo sức khỏe mỗi thành viên gia đình khi sử dụng rau.
Chế độ nước tưới, mồng tơi có thể chịu được khô hạn, tuy nhiên, người trồng nên tưới nước mỗi ngày 2 lần cho cây vào buổi sáng sớm và chiều muộn đã râm mát. Không nên tưới vào lúc nắng nóng đỉnh điểm, cây không hấp thụ được nước, ngược lại còn gây ra “cú sốc” khiến cây chết. Tưới nhẹ nhàng dạng phun sương, không tưới mạnh khiến nước làm dập nát lá, cuống, ảnh hưởng đến sự phát triển sinh trưởng của rau mồng tơi.
Quá trình chăm sóc, người trồng cần lưu ý cắt tỉa lá mồng tơi bị vàng, bị chết và có thể cắt ngọn để mồng tơi phân nhánh.Quan sát xem, mồng tơi có bị sâu ăn lá hay mồng tơi bị trắng lá và các loại bệnh khác để có lượng phân bón, nước tưới định kỳ phù hợp và lấy thuốc phun đúng bệnh cho rau.
Thu hoạch
Nhiều người thắc mắc trồng rau bao lâu thu hoạch?. Trồng mồng tơi bạn không phải lo về thời gian, mồng tơi là loại rau ngắn ngày, chỉ sau trồng 1 – 1,5 tháng là có thể thu hái được. Dùng dao hoặc kéo sắc bén cắt lá to và để lại ngọn và lá non hoặc bạn có thể cắt sát gốc chừa lại đoạn thân già từ 5 – 10cm.
Như vậy, cách trồng rau mồng tơi và chăm sóc khá đơn giản, dễ thực hiện, sau một thời gian ngắn bạn đã có vườn rau sạch, xanh tốt phục vụ bữa ăn cho gia đình.