Hướng dẫn chi tiết cách hạch toán kế toán tiền lương

Học kế toán cần nắm vững cách hạch toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương để phục vụ doanh nghiệp. Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết cách hạch toán tiền lương theo quy định mới nhất.

>> Xem thêm: học kế toán tổng hợp

1.    Nguyên tắc hạch toán tiền lương

Lương trả cho người lao động làm việc ở bộ phận nào thì tính vào chi phí của bộ phận đó.
Ví dụ: Lương trả cho nhân viên bán hàng được tính vào chi phí bán hàng, lương trả cho nhân viên quản lý doanh nghiệp tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp, lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm tính vào chi phí sản xuất dở dang2.    Chứng từ kế toán tiền lương

–    Hợp đồng lao động
–    Hồ sơ tham gia bảo hiểm
–    Bảng chấm công hoặc phiếu xác nhận sản phẩm và khối lượng công việc hoàn thành (Nếu có)
–    Bảng tạm ứng lương (Nếu có)
–    Bảng tính thuế TNCN (Nếu có)
–    Bảng thanh toán tiền thưởng (Nếu có)
–    Bảng thanh toán lương và bảo hiểm

3.    Tài khoản sử dụng

a.    Tài khoản hạch toán tiền lương: 
TK 334: theo dõi các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản có tính chất tiền lương khác phải trả cho người lao động.
b.    Tài khoản hạch toán các khoản trích theo lương:
–    TK 3382: Theo dõi kinh phí công đoàn
–    TK 3383: Theo dõi bảo hiểm xã hội
–    TK 3384: Theo dõi bảo hiểm y tế
–    TK 3389: Theo dõi bảo hiểm thất nghiệp (TT 200 sử dụng TK 3386)

4.    Cách hạch toán tiền lương

Quyết định 48

Thông tư 200

1. Tính lương phải trả

Nợ TK 154 – Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí công nhân sử dụng máy thi công.

Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dỡ dang
Nợ TK 6421 – Chi phí bán hàng

Nợ TK 6422 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

          Có TK 334 – Phải trả người lao động .

Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dỡ dang
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6231)
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6271)
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (6411)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6421)

        Có TK 334 – Phải trả người lao động

2. Các khoản phải trích theo lương tính vào chi phí của doanh nghiệp:

Nợ TK 154, 241, 6421, 6422:   Tiền lương tham gia BHXH x 24%
            Có TK 3383  :  Tiền lương tham gia BHXH x 18%
            Có TK 3384 :  Tiền lương tham gia BHXH x 3%
            Có TK 3389 : Tiền lương tham gia BHXH x 1%
            Có TK 3382: Tiền lương tham gia BHXH x 2%

Nợ TK 241, 622, 623, 627, 641, 642:   Tiền lương tham gia BHXH x 24%
         Có TK 3383: Tiền lương tham gia BHXH x 18%
          Có TK 3384 : Tiền lương tham gia BHXH x 3%
          Có TK 3386 : Tiền lương tham gia BHXH x 1%
          Có TK 3382: Tiền lương tham gia BHXH x 2%

3. Các khoản phải trích theo lương trừ vào lương nhân viên

Nợ TK 334  : Tiền lương tham gia BHXH x 10,5%
            Có TK 3383  :  Tiền lương tham gia BHXH x 8%
            Có TK 3384  : Tiền lương tham gia BHXH x 1,5%
            Có TK 3389  :  Tiền lương tham gia BHXH x 1%

Nợ TK 334  : Tiền lương tham gia BHXH x 10,5%
          Có TK 3383: Tiền lương tham gia BHXH x 8%
          Có TK 3384: Tiền lương tham gia BHXH x 1,5%
          Có TK 3386 :  Tiền lương tham gia BHXH x 1%

4. Người  lao động có thu nhập phải nộp thuế TNCN

  Nợ TK 334
                        Có TK 3335

+ Khi nộp thuế:

Nợ TK 3335: Số thuế phải nộp

           Có TK 111, 112 

 

Giống QĐ 48

 

5. Người lao động đã ứng trước tiền lương:

  • Khi ứng trước

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động

       Có các TK 111, 112,…: số tạm ứng

  • Khi thanh toán tiền lương

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động

      Có các TK 111, 112,… (Trừ đi phần đã ứng trước)

 

Giống QĐ 48

6. Trả lương bằng sản phẩm

– DN tính thuế GTGT theo pp khấu trừ, sản phẩm thuộc loại chịu thuế GTGT

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
             Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
             Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ (Giá bán chưa có thuế GTGT).

– DN tính thuế GTGT theo pp trực tiếp hoặc sản phẩm thuộc loại không chịu thuế GTGT

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
           Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ (Giá thanh toán).

Giống QĐ 48

 

Bài viết liên quan: Hướng dẫn cách xác định lương đóng bảo hiểm của người lao động năm 2016

Nếu có gì chưa hiểu về kế toán tiền lương, các bạn vui lòng để lại tin nhắn hoặc comment bên dưới bài viết để Kế toán Lê Ánh giải đáp các thắc mắc. Hoặc các bạn hãy tham gia khóa học Kế toán tổng hợp tại Kế toán Lê Ánh để làm tốt hơn các công việc của kế toán. học kế toán thực hành ở đâu tốt tại hà nội

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

Hiện tại trung tâm Lê Ánh đang đào tạo các khoá học kế toán và khoá học xuất nhập khẩu tại Hà Nội và TPHCM, để biết thêm thông tin chi tiết về các khoá học này, bạn vui lòng liên hệ theo số hotline: 0904.84.88.55 hoặc truy cập website: www.ketoanleanh.vn.