Hướng dẫn chi tiết cách đọc bản vẽ xây dựng

Đối với quá trình thi công các công trình xây dựng sẽ không tránh khỏi việc phải thiết kế và đọc các bản vẽ, điều này đối với những người thợ, kỹ sư thì quá đơn giản, nhưng còn những ai ngoài ngành ắt hẳn sẽ gặp không ít khó khăn. Vậy hôm nay Cẩm nang Mua bán sẽ hướng dẫn bạn cách đọc bản vẽ xây dựng sao cho đúng và nhanh chóng nhất. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Khái niệm bản vẽ xây dựng là gì?

Để biết cách đọc bản vẽ xây dựng sao cho đúng thì trước tiên bạn cần hiểu bản vẽ xây dựng là gì? Nói một cách đơn giản, bản vẽ xây dựng là một bản vẽ thể hiện mặt đứng, mặt bên, mặt bằng và các mặt cắt kết cấu của ngôi nhà hay công trình đang sắp thi công. Hay nói cách khác chuyên ngành hơn thì đó là những hình vẽ minh họa thể hiện qua các ký hiệu để xây dựng một công trình nào đó. Thường thì những bản vẽ này sẽ được thiết kế bằng những phần mềm trên máy tính chuyên dụng trong ngành xây dựng, hoặc cũng có thể thiết kế bằng tay tùy vào điều kiện của người chủ.

Cách đọc bản vẽ xây dựngCách đọc bản vẽ xây dựng

>>>Xem thêm: Tìm hiểu về một số bản vẽ thiết kế nhà thông dụng nhất hiện nay

Mục đích chính của bản vẽ xây dựng là giúp các nhà kỹ sư định hình được hình dáng thiết kế của công trình và xây dựng theo đúng ý của người chủ, tránh những sai sót hay nhầm lẫn trong quá trình xây dựng. Đảm bảo sau khi hoàn công sẽ có được công trình an toàn và đúng ý nhất.

Phân loại bản vẽ xây dựng

Trước khi biết cách đọc bản vẽ xây dựng cơ bản thì bạn cần hiểu 3 loại bản vẽ xây dựng sau:

Bản vẽ phác thảo: Đây là một bản vẽ được xem là sơ khai đầu tiên, khi có bất kì ý tưởng sáng tạo nào cho ngôi nhà, bạn có thể vẽ sơ lược vài nét đơn giản bằng tay hoặc máy tính. Mục đích để lưu lại ý tưởng một cách nhanh chóng và về sau có thể triển khai ý tưởng đó thành hiện thực.

Cách đọc bản vẽ xây dựng như thế nàoCách đọc bản vẽ xây dựng như thế nào

Bản vẽ thi công: Đây là bản vẽ xây dựng để làm việc trực tiếp với chủ nhà, với đầy đủ những thông tin về kích thước, thiết kế đồ họa của công trình đó. Đây là bản vẽ để bàn bạc, thống nhất đưa ra đánh giá để chỉnh sửa, để sao cho biến ý tưởng thành hiện thực.

>>>Xem thêm: Tổng hợp 3 mẫu thiết kế nhà 2 tầng đẹp tiện nghi nhất hiện nay

Bản vẽ kỹ thuật: Bản vẽ này giúp bao quát hơn về công trình sẽ thi công. Giúp cho các chủ nhà nắm được các thông số, đặc điểm của công trình và ước lượng về nguyên vật liệu để có thể đáp ứng đủ cho quá trình thi công.

Lợi ích của việc biết cách đọc bản vẽ xây dựng

Nếu bạn là người mới vào nghề thì ắt hẳn bài viết này là dành cho bạn. Vì khi biết cách đọc bản vẽ trong xây dựng sẽ mang lại những lợi ích rất lớn trong quá trình giám sát thi công, cụ thể như sau:

Giảm bớt chi phí phát sinh: Nói đến chi phí chắc hẳn là vấn đề được quan tâm nhiều nhất của mọi chủ nhà (hay chủ đầu tư) khi chuẩn bị bắt tay vào một công trình nào đó. Khi bạn đọc hiểu bản vẽ xây dựng bạn sẽ dự trù được chi phí xây dựng, các loại chi phí nguyên vật liệu, chi phí phát sinh trong quá trình thi công và một số các chi phí cần thiết khi xây. Nếu trong quá trình thực hiện có bị tăng thêm thì cũng sẽ không đáng kể và vẫn nằm trong phần dự trù của bạn. Do đó sẽ kiểm soát và tối ưu được chi phí xây dựng.

>>>Xem thêm: Thiết kế nhà cấp 4 và 5 lưu ý cần biết trước khi đầu tư

Lợi ích khi biết Cách đọc bản vẽ xây dựngLợi ích khi biết Cách đọc bản vẽ xây dựng

Tính toán được khối lượng vật tư, nguyên vật liệu: Khi có bản vẽ xây dựng bạn sẽ biết được quá trình xây cần sử dụng những loại vật liệu nào? Và ước tính được khoảng bao nhiêu khối lượng. Vì trong bản vẽ có những kích thước, đồ họa rất rõ ràng nên việc ước lượng tốn khoảng bao nhiêu vật tư là điều dễ dàng làm được, từ đây sẽ tránh bị trường hợp thiếu hụt hay dư vật liệu quá nhiều khi xây xong. Đảm bảo cho công trình diễn ra một cách thuận lợi.

Đảm bảo thẩm mỹ: Bạn biết đấy, xây nhà mà không có bản vẽ cũng như là rắn mất đầu, thích xây như thế nào thì làm như thế đó bạn sẽ không biết cuối cùng căn nhà của mình trông như thế nào, mà thậm chí làm như vậy cũng có thể không đảm bảo tính an toàn của công trình. Do đó khi biết cách đọc bản vẽ xây dựng sẽ giúp chủ nhà hình dung được ngồi nhà sau khi xây xong sẽ như thế nào? Có đảm bảo đúng ý tưởng của mình hay không, các công năng trong ngôi nhà đã đảm bảo đầy đủ chưa? Từ đó có thể góp ý với các kỹ sư chỗ nào chưa hài lòng và chỉnh sửa sao cho đẹp nhất, đúng ý nhất.

Hướng dẫn đọc bản vẽ xây dựng

Để biết cách đọc bản vẽ xây dựng bạn cần hiểu về khung bản vẽ và các ký hiệu chuyên ngành trên đó. Dưới đây là một số khái niệm thường gặp nhất trong bản vẽ xây dựng cơ bản.

Khung bản vẽ và khung tên là gì?

Khung bản vẽ là một khung lớn hình chữ nhật thường dùng để giới hạn phần giấy và phần thông báo. Khung được vẽ nét liền đậm, cách mép giấy là 10mm (đối với các bản vẽ có khổ giấy to như A0 A1) còn đối với các khổ giấy nhỏ như A2 A3 A4 thì thường khoảng cách này là 5mm.

Khung tên thì thường đặt ở góc bên phải của bản vẽ, đặt dọc hoặc ngang tùy vào người thiết kế bản vẽ đó trình bày. Mục đích của khung tên giúp cho việc ghi chú bản vẽ rõ ràng tránh thất lạc.

Quy định về kích thước, tỷ lệ bản vẽ

Kích thước biểu diễn trên bản vẽ có thể hiểu là kích thước của vật thể, không phụ thuộc vào tỷ lệ của hình biểu diễn. Đơn vị của kích thước thường dùng là mm.

Các tỷ lệ trong cách đọc bản vẽ xây dựng:

Tỷ lệ được ghi trên bản vẽ là tỉ số giữa kích thước đo trên hình và kích thước ngoài đời thực. Tùy vào khổ giấy bạn chọn to hay nhỏ và kích cỡ của đối tượng được biểu diễn mà lựa chọn những tỷ lẽ tương ứng như 1:10; 1:100; 1:200; 1:500; 1:1000… có nhiều loại tỷ lệ khác nhau, tùy thuộc vào người thiết kế lựa chọn sao cho đảm bảo yêu cầu bản thiết kế đúng nhất.

Tỷ lệ 1:50.000 – 1:2000 đây là tỷ lệ bản vẽ rất nhỏ, được thu lại rất nhiều so với hình thực tế. Đối với tỷ lệ này thường được sử dụng để vẽ bản đồ, đồ thị,…

Tỷ lệ 1:1000 – 1:500 thường được sử dụng khi cần nhìn tổng quan về công trình, vị trí thi công trong một vùng nào đó nhất định. Với tỷ lệ này sẽ giúp nhìn được tổng quan về cơ sở hạ tầng, đường đi, các thành phần khác… rất hữu ích trong việc xem xét, khảo sát về chiều cao của công trình xây dựng.

Tỷ lệ 1:250 – 1:200: tỷ lệ này thường được sử dụng để tập hợp cho các mặt cắt, mặt đứng và mặt bằng trong các tòa nhà cao tầng, rộng lớn.

Tỷ lệ 1:150 – 1:100 thường dùng trong thiết kế các công trình nhỏ, nhà ở.

Tỷ lệ 1:50 – 1:10 thường dùng để biểu hiện kích thước của các đồ dùng nội thất bên trong, những thành phần như hệ thống ống nước, điện, kết cấu,…

>>>Xem thêm: Thiết kế nhà góc 2 mặt tiền và yếu tố phong thủy cần biết

Các ký hiệu có trong bản vẽ xây dựng bao gồm

Trong bản vẽ sẽ thể hiện chi tiết từng ngóc ngách trong căn nhà, chính vì vậy mà cửa đi hay lỗ thoáng khí, giếng trời… đều cũng sẽ có những ký hiệu riêng, dưới đây là một số ký hiệu bản vẽ xây dựng thường gặp.

Ký hiệu cửa ra vào: Dưới đây là những ký hiệu thể hiện các loại cửa đi như cửa đơn, cửa kép… Lưu ý đây chỉ là những ký hiệu không liên quan đến chất liệu làm cửa cũng như là các kỹ thuật lắp ráp.

Cách đọc bản vẽ xây dựng - ký hiệu cửa điCách đọc bản vẽ xây dựng - ký hiệu cửa đi

Ký hiệu vách ngăn: đường biểu diễn bằng những nét vẽ liền đậm và có những chú thích về vật liệu làm vách ngăn.

Cách đọc bản vẽ xây dựng - ký hiệu vách ngănCách đọc bản vẽ xây dựng - ký hiệu vách ngăn

Ký hiệu vật liệu xây dựng: Bản vẽ xây dựng chuyên nghiệp và hoàn chỉnh thì vật liệu xây dựng cũng có ký hiệu rõ ràng để người thi công nắm rõ và người chủ cũng dự trù được kinh phí mua vật liệu cũng như giám sát trong quá trình thi công.

Cách đọc bản vẽ xây dựng - ký hiệu vật liệu xây dựngCách đọc bản vẽ xây dựng - ký hiệu vật liệu xây dựng

 

Kỹ năng đọc bản vẽ xây dựng cơ bản

Đối với những người mới đang tìm hiểu về cách đọc bản vẽ xây dựng sao cho hiệu quả thì dưới đây là 5 bước cơ bản bạn cần chú ý.

  • Đầu tiên khi nhận được bản vẽ của một công trình nào đó bạn cần nhìn vào tổng thể mặt bằng để thấy được tổng quan ngôi nhà cũng như các hạng mục và không gian xung quanh của công trình đó. Sau đó sẽ đi lần lượt từ tầng 1 đến tầng 2, tầng 3,… rồi mới xem đến thiết kế bên trong ngôi nhà tương tự lần lượt từ phòng khách tới phòng ngủ, nhà bếp… Bước này chỉ nhìn sơ lược tổng quan thiết kế chưa đi vào chi tiết.
  • Bước thứ 2 đọc bản vẽ đã được ghép cảnh để thấy được tổng quan vị trí ngôi nhà cũng như hình dung được ngôi nhà sau khi hoàn thành sẽ như thế nào.
  • Bước thứ 3: Bước này bạn cần sử dụng đến bản vẽ mặt đứng để hình dung ra sơ bộ hình dáng, thiết kế cấu trúc bên ngoài của ngôi nhà hay công trình sắp thực hiện.
  • Bước thứ 4: Sau khi hình dung được kiến trúc ngôi nhà thì bước tiếp theo sẽ đi sâu vào kích thước chi tiết, bạn cần đọc đến bản thiết kế mặt cắt để hình dung được bên trong mỗi căn phòng sẽ như thế nào, chi tiết kích thước ra sao.
  • Bước cuối cùng là đọc bản kết cấu để đi sâu vào các vấn đề như móng của ngôi nhà, các cột trụ, sàn, cầu thang….

Trên đây là hướng dẫn, kỹ năng cách đọc bản vẽ xây dựng chi tiết, cũng như chia sẻ đến bạn đọc một số ký hiệu và các kiến thức cơ bản cần nắm. Mua bán hy vọng thông qua bài viết này bạn sẽ nắm được cách đọc bản vẽ xây dựng như thế nào để tối ưu được chi phí cũng như xây được ngôi nhà mình mong muốn.

Ngoài ra, để nắm bắt thêm các tin đăng xoay quanh việc mua nhàmua đấtchung cư căn hộ đừng quên truy cập Mua Bán ngay hôm nay nhé! 

>>> Xem thêm ngay: