Hướng dẫn chăm sóc vườn Điều giai đoạn cuối vụ thu hoạch

Theo số liệu điều tra của Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cuối tháng 4/2018 cho thấy các đối tượng sâu bệnh hại chủ yếu trên cây điều giai đoạn hiện nay là: Bệnh thán thư tổng diện tích bị nhiễm là 1.455ha; bọ trĩ tổng diện tích bị nhiễm là 1.535ha; bọ xít muỗi tổng diện tích bị nhiễm là 2.846ha; rệp muội nâu đen tổng diện tích bị nhiễm là 40ha; sâu đo que củi tổng diện tích bị nhiễm là 565ha; sâu đục quả tổng diện tích bị nhiễm là 2.500ha; sâu đục thân, cành tổng diện tích bị nhiễm là  155ha. Trong đó rệp muội đã và đang phát sinh, gây hại nghiêm trọng tại một số vườn trên địa bàn các xã như Phú Trung, Phú Riềng.

Để người dân trên địa bàn huyện chủ động trong việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cây điều giai đoạn hiện nay. UBND huyện yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị nêu trến chủ động chỉ đạo thực hiện các biện pháp chăm sóc, phòng, trừ sâu bệnh hại cây điều trên địa bàn huyện với các nội dung như sau:

Ngay sau khi kết thúc vụ thu hoạch cần tỉa bỏ nhũng cành nằm phía trong tán, cành sát mặt đất, cành bị che bóng, cành nhiễm sâu bệnh, cành giáp nhau và cành vượt. Các cành lá sau khi tỉa bỏ cần được dọn khỏi vườn cây.

Bón phân: Phân hữu cơ: Hàng năm nên bổ sung khoảng 10 – 20kg/cây, tùy vào tuổi cây. Phân vô cơ: Thời kỳ kinh doanh cây điều thường phát triển từ 02 đợt lá/ năm. Lượng phân vô cơ: Hàng năm nên chia lượng phân làm 02 lân bón. Lần 01 vào tháng 5-6, lần 02 vào tháng 8-9. Mỗi năm nên tăng lượng phân bón từ 20-30% tùy năng suất. Lưu ý: Vườn điều trên vùng đất dốc, vào đầu mùa mừa nên bón phân ở phần đất cao và cuối mùa mưa bón phân ở phần đất thấp của tán. Khi vườn cây đã khép tán nên đào rãnh giữa hai hàng cây theo ô bàn cờ đế bón phân.

Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại: đối với rệp muội: Các cá thể rệp muội có cánh bay tới bám hút ở những vị trí thích hợp của cây, chúng đẻ con tạo thành một quần thể rệp non không cánh. Khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi, thức ăn phù họp chúng tăng nhanh về mật độ và gây hại nặng cho ký chủ. Khỉ cạn kiệt thức ăn, chúng tiếp tục bay qua các ký chủ khác để gây hại. Rệp muội chích hút gây hại trên lá làm mất đi lớp diệp lục của lá, làm cây không thể quang họp. Các vết thương cơ giới do rệp muội gây ra là điều kiện thuận lợi để các loại nấm như khô cành cháy lá, thán thư… xâm nhiêm và gây hại cho cây. Những cây bị rệp muội chích hút, gây hại nặng làm lá bị khô, khô cành tăm, đối với cây nhỏ có thể gây chết cây.

Biện pháp phòng trừ: Thường xuyên thăm vườn để phát hiện sâu hại khi mới xuất hiện. Khi phát hiện có thể sử dụng các loại thuốc như AICPYRICYP 250WG,… Mapy 48EC, Vitashield 40EC, Tưngcydan 30EC, Subside 505EC… Nanofos 600EC…)để phòng trị. Phun thuốc 2-3 lần cách nhau 7-10 ngày, nên phun thuốc vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

Bọ xít muỗi: Bọ xít muỗi gây hại trên các bộ phận như lá non, chồi non, hoa và trái non; bọ xít muỗi chích vào các mô non đế hút nhựa tạo ra các vết thương, tại các vết chích tiết ra các giọt nhựa trong suốt, lâu dần chuyển sang màu nâu đen. vết thương do bọ xít muỗi chích là điều kiện thuận lợi cho các dạng nấm bệnh tấn công, gây hại, ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất vườn điều.

Thường xuyên thăm vườn để phát hiện kịp thời. Có thể sử dụng một số loại như Cyperan 5EC, Cyperan 10EC, Peran 50EC, AICPYRICYP 250WG,… để phòng trị. Phun 2-3 lần, cách nhau 7-10 ngày/lần để phòng trị. Phun thuốc vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

Bệnh cháy lá khô cành: Trên lá, vết bệnh bắt đầu là những đốm màu nâu nhỏ, chúng lan dần ra tạo nên những đốm lớn hơn, làm cho lá bị khô và cháy, vết bệnh thường không có hình dạng nhất định. Trên thân, cành triệu chứng gây hại bao gồm nứt cành, chảy nhựa, phồng vỏ và khô cành.

Tác nhân: do nấm, bào tử của nấm gây bệnh có thể được lan truyền qua nước, từ những lá bệnh trên cây. loại nấm này gây hại cho nhiều loại cây trồng như cây cao su, măng cụt, xoài, mận và một cây trồng khác. Điều kiện phát sinh phát triển: Nhiệt độ thích hợp 27 — 28 °c, nấm xâm nhập qua vểt thương cơ giới và vết thương do côn trùng cắn phá. Bệnh gây hại nặng vào các tháng trong mùa mưa có xen kẽ nắng nóng cục bộ, nhiệt độ trung bình từ 25 – 30 °c. Bệnh gây hại nặng trên những vườn chăm sóc kém, nhiều cỏ dại, bón phân không cân đối. Thường xuyên thăm vườn để phát hiện kịp thời. Khi phát hiện có thể sử dụng một số loại thuốc trừ nấm như Kin-KinBul 72WP.. hoặc Binyvil 80WP… để phòng trị. Nên phun 2 lần mỗi lần cách nhau 7-10 ngày, phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

Trạm Trồng trọt và Bảo vê thưc vât: Tiếp tục điều tra, nắm bắt, tổng hợp số liệu kịp thời về diễn biến của các loại sâu bệnh trên cây điều và báo cáo theo quy định. Phối họp các đơn vị liên quan tổ chức hướng đẫn, tập huấn, tuyên truyền, khuyến cáo cụ thể cho người dân các biện pháp quản lý sâu bệnh hại giai đoạn hiện nay. Trong trường hợp có các đối tượng dịch hại lạ cần lấy mẫu và báo cáo UBND huyện để có chỉ đạo kịp thời. Chỉ đạo nhân viên bảo vệ thực vật tăng cường công tác kiếm tra tình hình sinh trưởng, phát triển, sâu bệnh hại trên cây điều qua đó có khuyến cáo cụ thể cho nhân dân.

Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư: Phối hợp với trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; ƯBND các xã tiếp tục điều tra, nắm bắt kịp thời tình hình diễn biến của các loại sâu bệnh hại cây điều. Chỉ đạo Khuyến nông viên cơ sở tăng cường công tác nắm bắt tinh hình và hướng dẫn biện pháp phòng trừ sâu bệnh cây điều cho người dân. Triển khai công tác tập huấn, tuyên truyền cho người dân biết cách chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cây điều giai đoạn hiện nay đặc biệt là đối tượng rệp muội đã và đang gây hại tại một số vườn thuộc xã Phú Riềng, Phú Trung.

UBND các xã: Phối hợp với các phòng, ban, đơn vị chuyên môn tăng cường công tác điều tra, nắm bắt tình hình sâu bệnh hại và báo cáo về UBND huyện theo quy định.

Chỉ đạo các ban ngành, đoàn thế tuyên truyền kỹ thuật phòng trị sâu bệnh hại thông qua các cuộc họp, đài truyền thanh. Đồng thời triến khai nội dung Công văn này xuống tận thôn, ấp để người dân được biết và áp dụng. Trên cơ sở tình hình sinh trưởng, phát triển, sâu bệnh hại cây điều và nhu cầu của người dân có văn bản đề nghị Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư, Trạm Trồng trọt và bảo vệ thực vật huyện to chức tập huân cho người dân các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cây điều giai đoạn hiện nay.