Hướng dẫn chăm sóc cây chuối giai đoạn thu hoạch
Mục Lục
Chăm sóc cây chuối giai đoạn thu hoạch
Đây là giai đoạn cây tiến hành nuôi quả cho thu hoạch, bà con nông dân cần lưu ý kỹ các quy trình chăm sóc cũng như phòng trừ sâu bệnh cho chuối để cây đạt được năng suất tốt nhất.
Kỹ thuật chăm sóc cây chuối giai đoạn thu hoạch
Tỉa cây
-
Ở giai đoạn này chồi non thường mọc nhiều, bà con chỉ cần để lại 2 chồi lớn nhất, tốt nhất để làm giống. Những chồi còn lại phải chặt bỏ để hạn chế sự phân tán dinh dưỡng của cây mẹ.
-
Tỉa bỏ các lá già trước (từ gốc cắt lên) và các lá bị sâu bệnh hại tấn công, chỉ nên để lại từ 8 – 9 lá trên cây.
Bảo vệ buồng
-
Khi cây ra buồng, bà con cần sử dụng túi bao trái để bọc buồng, việc làm này sẽ giúp hạn chế sự tấn công của các loại sâu – côn trùng gây hại cho chuối.
-
Đối với những cây có thân bé nhưng tạo buồng to, cần dùng cọc, dây neo cây lại để tránh buồng quá nặng làm đổ, gãy thân cây.
Bọc buồng chuối
Tưới nước
-
Ở giai này, bà con cần duy trì độ ẩm đất trồng chuối trong khoảng 70- 80% để cây có thể duy trì sự sống và nuôi trái.
-
Đến khi bước vào giai đoạn chín của quả, cần giảm bớt lượng nước tưới để tránh làm nứt quả.
Tưới nước cho cây chuối
Kiểm soát sâu, bệnh hại trên chuối giai đoạn thu hoạch
Sâu hại
Bọ trĩ, rệp sáp,… thường tấn công vào giai đoạn ra hoa, tạo quả của cây chuối. Chúng gây hại làm giảm thẩm mỹ của quả cũng như làm hư hỏng phần thịt, gây mất giá trị kinh tế nông sản và ảnh hưởng thu nhập của bà con.
– Bà con nông dân sử dụng BS25 – Insect để ngăn ngừa và xử lý các loài côn trùng gây hại cho cây. Sản phẩm không chứa chất hóa học độc hại, không gây nguy hiểm cho người sử dụng đồng thời giảm áp lực dịch hại, tiết kiệm chi phí đầu tư.
Bệnh hại
– Ở thời kỳ này những bệnh hại tác động mạnh lên quả xuất hiện như: Thâm kim trái, thối cùi nải, thối cuống trái,… Để phòng tránh cũng như xử lý, bà con nên sử dụng BS01 – Chaetomium giúp kiểm soát phòng ngừa bệnh tốt hơn.
– Sản phẩm được ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại, không gây độc hại, tồn dư thuốc BVTV trong đất và được áp dụng trong các mô hình nhà vườn hữu cơ, đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn cho xuất khẩu nông sản.
Bộ sản phẩm sinh học xử lý sâu bệnh cây chuối
Kỹ thuật bón phân cho cây cuối giai đoạn thu hoạch
Phân vô cơ
-
Thời điểm bón
– Bón phân Kali và phân đạm cho cây chuối vào thời điểm 1 tháng sau khi ra buồng.
-
Liều lượng bón và cách bón
– Bón 100g phân đạm và 200g phân Kali cho mỗi gốc chuối, trộn đều 2 loại phân với nước sau đó tưới đều lên bề mặt gốc [1].
– Nếu diện tích canh tác rộng, có thể tiến hành cho phân vào bể nước rồi tưới đều cho cả vườn [1].
Phân hữu cơ vi sinh
-
Bón gốc
– Ngoài phân vô cơ, bà con nên bổ sung thêm phân hữu cơ vi sinh BS21 – Humic. Sản phẩm giúp tăng khả năng phân giải lân, cố định đạm, giúp cây khỏe mạnh, tăng khả năng ra hoa, đậu trái.
-
Bón qua lá
– Sau khi tỉa lá cho cây chuối, bà con nông dân cần bón ngay phân bón lá BS15 – Nuti Sản phẩm giúp kích thích cây ra buồng khỏe, tăng khả năng đậu trái, cho trái to và nặng, ngoài ra sản phẩm còn giúp hạn chế nứt trái, mềm trái trên cây chuối.
Sản phẩm kích thích cây chuối ra hoa
Tài liệu tham khảo
[1] Trần Danh Sửu và cộng sự (2017), Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối, Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam.
[2] Chu Thị Thơm (2005), Trồng cây trong trang trại chuối – cacao, Tủ sách khuyến nông phục vụ người lao động.
[3] Nguyễn Mạnh Chinh (2006), Trồng – chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh dứa – chuối – đu đủ, Kỹ thuật trồng và chăm sóc dứa – chuối – đu đủ.
[4] Hướng dẫn cách trồng chuối tây từ A – Z | VTC16 (2020), Chuyên mục mách nhỏ nhà nông.
Sản phẩm liên quan