Hướng dẫn cách xử lý khi trẻ bị ngã – vietlifeclinic

Trẻ nhỏ thường hiếu động, thích chạy nhảy, chơi đùa. Chính vì vậy, việc trẻ bị ngã, va đập, trầy xước là điều không thể tránh khỏi. Bố mẹ thường làm gì khi rơi vào tình huống đó. Cùng Vietlife tìm hiểu những cách xử lý khi trẻ bị ngã sau đây nhé!

Trẻ bị ngã dễ gây bầm tímTrẻ bị ngã dễ gây bầm tím

Những vết sưng và thâm tím khi trẻ bị ngã

Khi bé tập đi, việc ngã là không thể tránh khỏi. Với những vết thâm tím, vết sưng tấy do va chạm, mẹ hãy chườm đá lên vùng bị thương trong khoảng 10 phút.

Những vết trầy xước, chảy máu khi trẻ bị ngã

Đối với những vết trầy xước, trước tiên mẹ hãy rửa sạch vùng da bị tổn thương của bé dưới vòi nước chảy 5 -10 phút để rửa trôi những bụi bẩn. Sau đó, lau khô bằng miếng gạc và băng lại. Mẹ cần chú ý không nên băng quá chặt vì sẽ ảnh hưởng đến lưu thông máu đồng thời kiểm tra vết thương hàng ngày. Nếu vết thương có chảy máu nhiều, mẹ nên dùng một miếng vải sạch đắp vào vết thương, giữ chặt để máu không chảy ra. Sau đó, cho trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra.

Sai lầm mà cha mẹ hay mắc phải khi trẻ bị ngã

Khi trẻ bị ngã có trầy xước, nhiều người thường có thói quen thổi vào vết thương để bé dễ chịu. Tuy nhiên, việc làm này sẽ khiến vi khuẩn từ miệng vào vết thương hở, làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng và bội nhiễm.

Khi trẻ bị ngã, cha mẹ cần chú ý

– Độ cao khi trẻ ngã: nếu trẻ ngã từ độ cao lớn hơn hoặc bằng với chiều dài của bé thì có thể gây chấn thương nghiêm trọng đến bé.

– Tư thế ngã: ngã nằm ngửa hoặc nghiêng sẽ nghiêm trọng hơn bé ngã sấp.

– Vị trí vết thương: vùng tổn thương phía sau đầu và hai bên sẽ nghiêm trọng hơn tổn thương trước trán

– Khi trẻ ngã, cha mẹ cần theo dõi bé liên tục các biểu hiện của bé trong vòng 6 giờ kể từ lúc bé bị ngã.

Nếu có bất kì các dấu hiệu sau thì nên cho trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám để xử lý kịp thời:

+ Trẻ li bì, mất ý thức.

+ Trẻ không phản ứng lại khi cha mẹ nói chuyện.

+ Nôn nhiều lần.

+ Trẻ khóc hoặc kêu đau hơn 1 giờ.

+ Trẻ bỏ bú hoặc không ăn uống.

+ Vết thương sâu, chảy máu nhiều.

+ Trẻ không thể tự nâng cánh tay hoặc chân. Bạn sẽ thấy bé ít di chuyển, thường thích nằm, ít vận động. Đối với trẻ lớn, bạn có thể yêu cầu trẻ nâng chân tay lên. Trẻ nhỏ bạn đưa món đồ chơi bé thích để bé cầm, nếu bé không nâng tay lên cầm có thể là 1 dấu hiệu nghi ngờ cần thăm khám sớm.

Trẻ bị ngã không thể tự nâng cánh tay hoặc chân cần đến gặp Bác sĩTrẻ bị ngã không thể tự nâng cánh tay hoặc chân cần đến gặp Bác sĩ

Các cách hạn chế nguy cơ té ngã cha mẹ cần thực hiện 

– Dùng thảm chống trượt trong nhà.

– Bao các góc sắc nhọn của đồ dùng trong nhà như: cạnh bàn, cạnh cửa.

– Không để bé cầm các vật sắc nhọn.

– Không để bị đi hay chạy với đồ chơi trong miệng.

– Nên cho bé vào xe tập đi hay xe đẩy để tránh té ngã khi không có người lớn ở bên cạnh.

Vietlife tự hào với đội ngũ Bác sĩ Chuyên khoa Nhi dày dặn kinh nghiệm và có uy tín đã và đang là địa chỉ tin cậy được nhiều mẹ tin tưởng.

BSCKII Nguyễn Thị Thu Nguyệt – Nguyên Phó khoa Hô hấp, BV Nhi Trung ương. Lịch khám bác sỹ tại Vietlife vào thứ 2, thứ 3, thứ 4 hàng tuần.

Nếu có bất kì thắc mắc gì, bạn vui lòng liên hệ Hotline 024 7307 8999/ 0906 99 33 30 để được hỗ trợ nhanh nhất hoặc gửi câu hỏi tư vấn tại đây: BẢN ĐĂNG KÝ

Xem thêm:

Vì sao bạn nên chọn Vietlife

Phòng khám đạt chuẩn quốc tế

Đội ngũ bác sĩ là Phó giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành

Chi phí khám bệnh chỉ từ

300.000 vnđ

Đăng ký tư vấn khám chữa bệnh

    Δ