Hướng dẫn cách ứng dụng phương pháp STEAM trong tổ chức hoạt động giáo dục trẻ
Dù đã rất nổi tiếng trên thế giới và ra đời từ những năm 50 – 60 của thế kỷ trước nhưng cho tới những năm gần đây ứng dụng phương pháp Steam mới thực sự phổ biến tại Việt Nam và được nhiều cha mẹ tìm kiếm trong việc giáo dục con. Vậy phương pháp Steam là gì và chúng có thực sự hiệu quả như những gì chúng ta thường nghe thấy?
Hàng triệu trẻ em đã phát triển
khả năng ngôn ngữ của mình
thông qua các ứng dụng học tập
của Monkey
Đăng ký ngay để được Monkey tư vấn miễn phí về sản phẩm và lộ trình học cho con.
Mục Lục
Steam là gì?
Trước tiên cha mẹ cần hiểu rằng, Steam là viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Art (nghệ thuật) và Math (Toán học). Nên có thể hiểu đây chính là sự đổi mới của phương pháp giáo dục này khi tích hợp được 5 yếu tố khoa học – công nghệ – kỹ thuật – nghệ thuật – toán học cho trẻ.
Khi được làm quen với ứng dụng phương pháp Steam, trẻ sẽ được học tập, phát triển 5 lĩnh vực trên cùng 1 lúc thông qua các bài giảng lý thuyết và hoạt động thực hành. Nên Steam được coi như là một phương pháp giáo dục hiện đại mà bất cứ cha mẹ nào cũng nên cho con mình làm quen.
Sự phát triển vượt bậc của kinh tế, xã hội, công nghệ… gần như đòi hỏi sự sáng tạo rất lớn đến từ con người. Bởi thế phương pháp học này ra đời đáp ứng được tính thực tiễn của nhu cầu xã hội, giúp trẻ có được những tư duy đột phá thông qua việc thực hành thường xuyên, kích thích tính sáng tạo cho trẻ ngay từ khi còn bé.
Ứng dụng phương pháp Steam trong giáo dục trẻ
Qua nhiều kết quả nghiên cứu cùng sự trải nghiệm thực tế đúc kết được, các chuyên gia và phụ huynh đều đồng tình trước nhận định rằng, tính ứng dụng phương pháp Steam trong giáo dục hiện nay rất cao. Vì thế, sẽ lý tưởng hơn nếu trẻ được làm quen, tiếp xúc với cách giáo dục này sớm. Điều đó sẽ tạo ra tiền đề tốt để trẻ phát triển toàn diện trong tương lai.
Ứng dụng Steam trong giáo dục mầm non
Một số phụ huynh cho rằng phương pháp giáo dục Steam mang tính hàn lâm và đôi khi hơi quá sức so với trẻ. Tuy nhiên, thực tế chứng minh thấy, cách giáo dục này vô cùng đơn giản, hiệu quả và gần như khắc phục được tất cả những nhược điểm của cách giáo dục truyền thống còn tồn tại.
Ví dụ, thông qua các hoạt động đi bộ, dã ngoại trẻ sẽ được tự do khám phá mọi thứ trên hành trình trải nghiệm. Giáo viên của con sẽ hỗ trợ trong việc chuẩn bị thêm những vật dụng như 1 chiếc túi nhỏ, 1 chiếc giỏ nhựa để con có thể thu nhặt những thứ thường thấy trong buổi dã ngoại. Những thứ này con sẽ phải tự mình sắp xếp, phân loại chúng dựa trên hình dạng, màu sắc, kích thước…
Đây là một trong những hoạt động vô cùng đơn giản trong ứng dụng phương pháp Steam nhưng qua đó dạy con học được cách quan sát, phân chia, tính toán một cách đơn giản và quen thuộc nhất.
Hoặc một ví dụ khác của ứng dụng phương pháp Steam cùng với nước là cô giáo sẽ chuẩn bị sẵn một chậu nước cùng với các dụng cụ như: Chai, cốc, thìa… sau đó đưa ra bài toán yêu cầu trẻ đổ đầy nước vào ly rồi so sánh những điều khác lạ từ những gì bé nhìn thấy thông qua hành động trên. Mục đích chính là dạy cho con kỹ năng học toán, khoa học và khả năng quan sát, đánh giá vấn đề.
Hay một ví dụ khác từ chính việc yêu cầu con sắp xếp món đồ chơi, tận dụng các loại giấy dán để cắt hoặc so sánh những thứ con vừa làm. Qua đó cô sẽ dạy cho con thêm được nhiều kỹ năng mới trong cuộc sống.
Ngoài việc để trẻ tự mình trải nghiệm thông qua các hành động thực tế, trẻ còn được cô đố bằng những câu hỏi đơn giản, kích thích sự tư duy, suy luận để con có được câu trả lời đúng nhất. Ví như hỏi tên con vật, đồ chơi, nhanh tay nhanh mắt…. Tất cả những bài học trong phương pháp Steam đều phù hợp với độ tuổi mầm non, trẻ được thoải mái vui vẻ, không bị áp lực khi học.
Mục đích chính của cách ứng dụng phương pháp Steam vẫn là giúp trẻ có cho mình được nhiều bài học thú vị thông qua những hoạt động đơn giản hàng ngày.
Ứng dụng Steam trong giáo dục tiểu học
Không chỉ trẻ mầm non mà trẻ bậc tiểu học cũng được hưởng vô vàn những lợi ích từ phương pháp giáo dục này. Ví như trong cách giảng dạy truyền thống, trẻ thường đọc chép theo cô một cách thụ động, không có nhiều cơ hội để phát huy năng lực bản thân thì ở ứng dụng Steam sẽ dạy cho trẻ về cách phản biện, cách tư duy logic mọi vấn đề để từ đó có cái nhìn đa chiều về cuộc sống.
Tăng khả năng tư duy logic, sáng tạo
Ở lứa tuổi tiểu học, trẻ cần được trải nghiệm bản thân nhiều hơn, có nghĩa là để trẻ tự khám phá, tự học hỏi nâng cao khả năng tư duy của mình qua mỗi bài học. Giáo viên sẽ luôn là người khơi dậy và đưa ra cho trẻ những bài toán cùng gợi ý để con đi tìm lời giải. Và hiển nhiên để tìm được đáp án không gì hơn ngoài việc con phải tự mình nỗ lực, tư duy, vận dụng những kỹ năng đã được học để thực hành.
Nâng cao kỹ năng mềm cho trẻ
Giáo dục Steam ở tiểu học vốn là cách trang bị cho con phần lớn những kỹ năng cần thiết trong giáo dục như: làm việc nhóm, thảo luận, phản biện, tư duy thông qua những trò chơi, câu đố, hoạt động của đồng đội để nâng cao kỹ năng mềm cho trẻ.
Ngoài ra, trẻ cũng phải đứng lên tự trình bày, thuyết trình về sản phẩm của mình sao cho bạn bè, thầy cô được thuyết phục. Nhờ sự thay đổi trong cách giảng dạy mà phần lớn trẻ đều cảm thấy hứng thú trong mỗi tiết học.
Tạo tiền đề phát triển tương lai
Không thể phủ nhận, sự linh động trong cách giảng dạy sẽ khơi nguồn cảm hứng và tình thần học hỏi ở trẻ được nhiều hơn, giúp con giảm đi sự căng thẳng hoặc nhồi nhét quá nhiều chương trình học từ cha mẹ.
Với Steam con vừa học, vừa chơi nhưng hiệu quả lại cao hơn nhiều lần với cách dạy truyền thống có phần khô khan. Bởi vậy nên hiện nay ứng dụng Steam đang được đông đảo phụ huynh tin tưởng, lựa chọn, bởi nhìn nhận ra được tính hiệu quả cao mang đến cho con em mình.
Ứng dụng Steam trong giáo dục trung học cơ sở
Thật bất ngờ khi hiếm có 1 phương pháp giáo dục nào có thể phù hợp với cả 3 cấp bậc mầm non, tiểu học, trung học cơ sở như ứng dụng Steam. Phương án giáo dục này giúp đảm bảo 3 yếu tố quan trọng trong giảng dạy như: Giáo án, học lý thuyết kết hợp thực hành.
Giáo án
Với cách dạy này, giáo viên sẽ thiết kế rất nhiều giáo án, mỗi giáo án sẽ bám sát chủ đề thực tế nhằm mang đến chương trình học hiệu quả nhất. Steam cũng chú trọng sâu đến việc để học sinh tự thảo luận, thuyết trình, làm thí nghiệm, trải nghiệm thực tế nhiều hơn so với việc giáo viên giảng, học sinh chép như trước đây.
Học lý thuyết
Lý thuyết cũng là một phần quan trọng trong các bài giảng khi hỗ trợ học sinh có thể tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, điều khác biệt trong việc giảng dạy lý thuyết Steam là không máy móc quá nhiều mà khơi dậy sự tò mò, hứng thú muốn tìm tòi học hỏi.
Xem thêm: Thai giáo là gì? Hướng dẫn thai giáo cho mẹ bầu để con phát triển toàn diện
Học thực hành
Chú trọng vào kiến thức thực hành luôn là lợi thế phương pháp Steam mang lại. Trong chương trình học này, học sinh THCS sẽ có được cơ hội tham gia những buổi trải nghiệm thực tế, qua đó áp dụng những kiến thức đã học để các em có thể hiểu sâu và rõ hơn.
Phương pháp giáo dục Steam đem lại những ưu điểm gì so với phương pháp học truyền thống?
Không phải ngẫu nhiên Steam được giới chuyên môn, giáo viên, học sinh và cả phụ huynh ca tụng và lựa chọn làm chương trình học chính cho con mình đến thế. Theo đánh giá, Steam mang đến cho học sinh rất nhiều những ưu điểm vượt trội như:
Tăng khả năng sáng tạo
Vì được cung cấp kiến thức toàn diện tại 5 lĩnh vực thông qua học lý thuyết và trải nghiệm thực tế nên học sinh có thể dễ dàng tìm hiểu, ghi nhớ và vận dụng kiến thức vào trong thực tiễn tốt hơn. Điều này giúp tăng khả năng tư duy, sáng tạo lớn cho người học.
Phát triển kỹ năng làm việc nhóm
Phương pháp giáo dục Steam luôn đề cao việc tạo ra môi trường thoải mái, tự do để trẻ phát triển tự nhiên, khám phá dưới sự quan sát của giáo viên. Các cô giáo và người hướng dẫn sẽ chủ động tạo ra các tình huống làm việc nhóm, trao đổi tập thể theo từng chủ đề bài học với mong muốn trẻ có thể phát triển được kỹ năng làm việc nhóm của chính mình.
Trẻ học được cách giải quyết vấn đề
Trẻ em Việt Nam có nhược điểm khá thiếu tính tự lập, sống phụ thuộc vào bố mẹ, người lớn nhiều và phương pháp học Steam hiện nay đã khắc phục được nhược điểm này. Trẻ ngoài có được tinh thần làm việc nhóm, các con còn học được cách tự mình giải quyết vấn đề dựa trên các tiết học hay những tình huống giả định mà giáo viên đưa ra. Đây là cách rèn luyện tính tự lập ở trẻ cực hiệu quả mà nhiều chương trình học trên thế giới đã thực hiện.
Tạo tiền đề cho trẻ về tương lai tươi sáng
Dựa trên những báo cáo thực tế về tỷ lệ việc làm hiện nay thì các ngành thuộc giáo dục Steam đang có xu hướng tăng mạnh. Điều này không quá bất ngờ bởi, phương pháp giáo dục này đi sâu vào thực tế, đề cao tính trải nghiệm, kỹ năng nên phần lớn các em đều thích nghi khá tốt và có kiến thức vững vàng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Lưu ý khi cho trẻ tiếp cận phương pháp giáo dục Steam
Để trẻ tiếp cận phương pháp giáo dục Steam được hiệu quả và tạo sự hứng thú trong quá trình học tập. Cha mẹ và các con nên chú ý một vài vấn đề sau:
-
Chú trọng trải nghiệm thực tế: Trẻ nhỏ thường thích những trải nghiệm thực tế, khám phá hơn là việc phải nghe lý thuyết, vì thế hãy để trẻ được tự do học hỏi, tìm tòi và không nên ép con trong việc học hành, tránh tạo áp lực cho con.
-
Đặt câu hỏi mở: Hãy thường xuyên áp dụng những câu hỏi mở, kích thích tư duy và sự sáng tạo của trẻ. Không nên đặt những câu hỏi quá hóc búa với trẻ mầm non điều này sẽ khiến bé trở nên lúng túng và dễ căng thẳng khi học.
-
Học từ cuộc sống xung quanh: Trẻ nhỏ thường hay học theo người lớn và thích được làm người lớn. Vì thế ngoài học trên trường lớp, cha mẹ cũng có thể đóng vai trò như giáo viên để tạo ra những tình huống giúp con được trải nghiệm, học hỏi nhiều hơn từ những bài học trong cuộc sống.
-
Không áp đặt trẻ: Khi cho trẻ tiếp cận với phương pháp giáo dục Steam, cha mẹ nên tạo điều kiện để con được học hỏi, phát triển và không áp đặt quá nhiều vào trẻ, bắt con phải đạt được như những gì mà cha mẹ kỳ vọng.
-
Khuyến khích tinh thần học hỏi của con: Cha mẹ hãy luôn tích cực, khuyến khích trẻ thảo luận, đặt các câu hỏi về thế giới xung quanh để khuyến khích tinh thần học hỏi của con mỗi ngày.
Dựa trên những đánh giá và phân tích trên có thể thấy ứng dụng phương pháp Steam hiện là một chương trình học hiệu quả, đa năng và phù hợp với xu thế chung của xã hội. Vì thế, mỗi ba mẹ hãy nên đầu tư và nghiên cứu để lựa chọn cho con một chương trình học tốt nhất. Điều này chính tiền đề để con có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai.
Nhằm giúp cha mẹ có cái nhìn tổng quan và hiểu sâu về ưu nhược điểm của từng phương pháp giáo dục, Monkey luôn cập nhật liên tục những thông tin bổ ích được chia sẻ từ các chuyên gia giáo dục hàng đầu. Vì thế, cha mẹ hãy theo dõi Monkey thường xuyên để cập nhật những thông tin bổ ích nhé!