Hướng dẫn cách trồng ớt chuông cho trái sum suê

Cách trồng ớt chuông như thế nào? Nên trồng ớt chuông vào tháng mấy? Kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch ớt ngọt? Đây là những câu hỏi nhiều người thắc mắc khi có ý định trồng ớt. Những câu hỏi này sẽ được VNFarm chia sẻ ở bài viết dưới đây.


Tìm hiểu về giống ớt chuông

1. Ớt chuông

Ớt chuông còn được gọi là ớt ngọt, ớt có nhiều màu sắc và hàm lượng vitamin dồi dào. Ớt chuông có vị ngọt, thịt dày và không cay. Ớt chuông có nhiều màu như xanh, cam, vàng, đỏ, nâu,… và chứa nhiều vitamin A, C tốt cho sức khỏe.

Ớt chuông thường được trồng ở nơi có khí hậu lạnh, vị ớt chuông sẽ phục thuộc trực tiếp vào điều kiện trồng, giống cây, cách chăm sóc và bảo quản khi thu hoạch. Đây là giống cây không quá khó trồng, nhưng nó đòi hỏi về công sức chăm sóc.

VNFarm hướng dẫn bạn cách trồng ớt chuông cho trái sum suê ngay tại nhà với vài bước đơn giản.

2. Chuẩn bị nguyên vật liệu để trồng ớt chuông

Để trồng ớt chuông, đầu tiên cần chuẩn bị một số nguyên vật liệu. Cụ thể như sau:


Những nguyên liệu cần có để trồng ớt chuông

Xem thêm

2.1. Chọn giống 

Chọn giống có thể nói là kỹ thuật trồng ớt ngọt quan trọng nhất. Bởi giống ớt tốt, quá trình sinh trưởng mới tốt và thu hoạch đạt được năng xuất cao.  

Có hai loại giống ớt ngọt được trồng: trái đỏ khi chín hoặc vàng khi chín. Với hai nhóm nhỏ được chia ra: nhóm chính khi trồng có vỏ xanh đậm khi xanh và khi chín chuyển sang đỏ. Còn lại, vỏ xanh đậm khi còn non và chín chuyển sang vàng. 

Để được mua hạt giống ớt chuông tốt, bạn có thể đến các cửa hàng vườn ươm, hạt giống uy tín để mua hạt giống chất lượng. Những hạt giống có khả năng kháng lại sâu bệnh cho năng suất cao giúp cho quá trình canh tác được thuận lợi. Lúc thu hoạch cho năng suất cao nhất. 

2.2. Làm đất 

Ớt chuông là loại cây ưa đất đai màu mỡ hoặc đất cát pha thịt nhẹ. Nồng độ pH có trong đất ở mức 5.5-7 là lý tưởng. Khi chọn đất phù hợp với giống cây trồng quá trình canh tác sẽ đạt hiệu quả cao nhất có thể. Đảm bảo được năng suất như mong muốn. 

Khi đo được nồng độ axit như trên, tiến hành cày xới làm đất nhằm đảm bảo được độ tơi xốp cần thiết. Ngoài ra, ớt chuông cần được bón phân lót, bón vôi, phơi ải trong thời gian từ 7 cho đến 10 ngày trước khi gieo trồng. 

Trong cách trồng ớt chuông, thì đất trồng cần được đảm bảo sạch cỏ, diệt trừ mầm bệnh và không lẫn bọc nilon phía dưới để đảm bảo cây được phát triển toàn diện nhất có thể. Ngoài ra chú ý tới hệ thống thoát nước cho đất trồng, đảm bảo không ngập úng. 

2.3. Mật độ trồng cây ớt chuông tiêu chuẩn  

Với mỗi cây khác nhau đều cần đảm bảo mật độ đất trồng khác nhau. Đối với cách trồng ớt chuông cũng vậy. Mật độ trồng cây ớt chuông tiêu chuẩn cần đảm bảo như sau: 

  • Mỗi luống đất trồng thành 2 hàng cây ớt ngọt. Khoảng cách giữa các hàng với nhau là 5cm, cây cách cây khoảng 50cm. 

  • Khi trồng cây ớt ngọt, mật độ đạt tiêu chuẩn khoảng từ 2800 đến 3000 cây/1000m2. 

3. Hướng dẫn cách trồng ớt chuông đơn giản tại nhà


Hướng dẫn cách trồng ớt chuông tại nhà

Cách trồng ớt chuông trải qua nhiều bước khác nhau. Đồng thời kỹ thuật trồng ớt chuông cũng phải đảm bảo một số yêu cầu sau: 

  • Sau khi mua về loại hạt giống uy tín, ngâm ủ hạt giống trong nước ấm 50 độ C trong khoảng thời gian 6 đến 10 tiếng. Việc ngâm ủ hạt giống sẽ giúp hạt giống dễ dàng nảy mầm. 

  • Gieo hạt: Sau khi đã ngâm hạt giống đủ thời gian, tiến hành gieo hạt vào các khay ươm. Hoặc thùng xốp, thùng nhựa có khoan lỗ thoát nước. Sau khi đã gieo xong, phủ lên một lớp đất mỏng 1cm và tưới nhẹ nước. 

  • Trồng ớt: Sau khi gieo hạt từ 30 đến 35 ngày tuổi, bắt đầu trồng ớt lên luống. Cần trồng đúng theo mật độ yêu cầu phía trên để cây có thể phát triển tối đa. Dùng xẻng mini xới nhẹ các lỗ trên luống đất rồi đặt cây con vào bên trong. Tưới nhẹ nước tại các gốc sau khi đã lấp đất giúp gốc cây được chặt hơn.  

4. Kỹ thuật chăm sóc ớt ngọt 

Trong kỹ thuật trồng ớt ngọt (ớt chuông)  thì quá trình chăm sóc là quan trọng nhất. Cách chăm sóc ớt ngọt không quá phức tạp, nhưng cần sự cẩn thận và tỉ mỉ. 

4.1. Tưới nước cho cây 

Cần tưới nước đều đặn cho cây ớt ngọt để giúp cây duy trì được lượng nước và độ ẩm thích hợp. Việc kiểm tra độ ẩm cho ớt chuông cần được tiến hành mỗi ngày. Độ ẩm nằm trong mức hợp lý từ 70 đến 80%. Sẽ không dẫn đến các trường hợp ngập úng, mầm bệnh sinh sôi, phát triển

4.2. Tỉa nhánh

Khi cây ớt phát triển tới độ cao 20cm thì cần tỉa bớt nhánh đi. Nhất là những cành nằm phía dưới hoặc lá ở phần thân, nhánh dưới gốc cây cần tỉa bớt để cây được thông thoáng, tránh gặp tình trạng ẩm thấp tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển. 

5. Các biện pháp phòng sâu bệnh hại khi trồng ớt chuông


Phòng bệnh cho cây ớt ngọt

Cần có biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại khi trồng ớt chuông, vì vấn đề này giúp người trồng chủ động kiểm soát được năng suất ớt thu hoạch được. 

  • Để giảm thiểu mầm bệnh tối đa nhất, dọn sạch cỏ thông thoáng ở những luống rau. 

  • Chuột là sinh vật cần chú ý để tránh khả năng phá hoại cây trồng

  • Phun thuốc trừ sâu định kỳ, diệt trừ được các loại bệnh xuất hiện. 

  • Nếu cây ớt chuông nào xuất hiện bệnh hại thì cần được loại bỏ, tránh việc lây lan qua những cây gần đó. 

Thuốc trừ sâu sinh học VNFarm là lựa chọn số 1 khi trồng ớt chuông. Để tư vấn các loại bệnh hại và phương pháp xử lý bệnh vui lòng liên hệ trực tiếp qua số Hotline: 032 8866 088 – 035 946 0202 để nhân viên tư vấn cho bạn.

6. Thu hoạch ớt chuông

Bạn có thể thu hoạch ớt ngọt sau 60 đến 90 ngày trồng. Tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng,  có thể thu hoạch lúc ớt còn xanh hay lúc ớt đã chín. Khi chín ớt sẽ ngả đỏ hoặc ngả vàng điều này phụ thuộc trực tiếp vào màu sắc của giống ớt ngọt bạn đang trồng.

Món ăn làm từ ớt chuông

Ớt chuông có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng như: Ớt chuông xào mực, ớt chuông xào bò, ớt chuông nhồi thịt, salad ớt chuông,…

Với mỗi loại cây đều có cách trồng và kỹ thuật chăm bón khác nhau. Đối với cách trồng ớt chuông cũng vậy. Bạn cần đảm bảo được các bước và kỹ thuật gieo trồng được khái quát thông qua bài viết phía trên. VNFarm luôn đồng hành cùng bạn và mang đến những trải nghiệm, kiến thức bổ ích nhất.