Hướng dẫn cách trồng măng tây đơn giản thu hoạch năng suất cao
Cách trồng măng tây cho năng suất cao là điều được nhiều bà con quan tâm tìm hiểu. Bởi giống cây này có nguồn gốc từ Châu Âu nên nhiều người nghĩ loại cây này sẽ rất khó trồng. Trong bài viết này, Cây Cảnh Xanh sẽ hướng dẫn bà con chi tiết từng cách trồng cũng như cách chăm sóc chuẩn giúp bà con có một vụ mùa bội thu.
Những điều cần biết trong cách trồng măng tây
Cây măng tây là loại cây dinh dưỡng được ưa chuộng tại thị trường thực phẩm Châu Âu. Hiện nay loại cây này đã được nhập về trồng khá nhiều Việt Nam, chủ yếu ở Đông Anh (Hà Nội), Đức Trọng (Lâm Đồng).
Thực tế việc trồng cây măng tây không hề khó, bà con chỉ cần nắm một số đặc tính sau trong quá trình trồng:
-
Cây măng tây phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 25 – 30 độ C. Trên thị trường có rất nhiều giống măng tây phù hợp với khí hậu Việt Nam, khi trồng bà con nên tìm hiểu kỹ giống.
-
Măng Tây ưa phát triển ở những vùng cao nguyên đất đỏ, đất phù sa hay đất thịt nhẹ. Đất phải giàu dinh dưỡng, không nhiễm phèn và có độ tơi xốp cao.
-
Độ ẩm trung bình trồng cây măng tây từ 65 – 70%, độ pH từ 6.6. – 7.0.
-
Thời điểm thích hợp gieo hạt măng tây vào tháng 8, tháng 9 hoặc tháng 2 – 3 đầu năm.
Hướng dẫn bà con cách trồng măng tây cho năng suất cao
Hiện nay có 2 cách trồng măng tây đó là gieo hạt hoặc trồng cây. Bà con có thể chọn 1 trong 2 cách làm.
Cách trồng măng tây bằng hạt
Ngâm hạt: Hạt măng tây có vỏ khá dày nên trước khi ngâm bà con nên phơi nắng từ 2 – 3h để hạt tăng cường khả năng hút nước. Ngâm hạt trong nước ấm khoảng 45 độ C trong 20 tiếng và cứ 4 tiếng bà con thay nước một lần. Sau đó, bà con vớt hạt ra rửa sạch, loại bỏ hạt lép.
Ủ hạt: Bà con có thể ủ hạt trong tấm vải tối màu trong khoảng 1 tuần. Đặt khăn vào khay hoặc chậu nhựa để tránh gió và ánh sáng trực tiếp. Cứ khoảng 12 tiếng bà con phun nước ấm 1 lần. Ủ hạt trong 9 – 12 ngày, khi hạt nứt nanh thì bà con cho ra bầu ươm.
Nếu bà con ủ hạt số lượng lớn thì nên rải lên mặt nền hoặc mặt đất rộng kín gió, khuất sáng. Trải lót một tấm lưới lên trên sau đó là một lớp tro mỏng. Rắc hạt giống lên lớp tro và phủ một lớp trấu dày khoảng 1 cm, tưới nước đều đặn 2 lần/ ngày để hạt nhanh nứt nanh.
Làm đất: Trước 10 ngày ươm hạt, bà con cần xử lý đất bằng cách bón phân, diệt sâu bệnh. Xới kỹ đất và phơi để tránh mầm bệnh ảnh hưởng các bầu đất.
Ươm hạt: Thời gian ươm hạt có thể từ 2 – 3 tháng. Bà con cho đất vào bầu ươm, tưới 1 ít nước để làm ẩm đất. Ấn nhẹ đất trong bầu và tạo một lỗ sâu khoảng 1 – 2 cm.
Đặt hạt giống đã nảy mầm vào lỗ và lấp nhẹ bằng tro trấu. Tưới phun nhẹ trên toàn bộ bầu ươm, đặt nơi có ánh sáng để kích thích hạt.
Cách trồng măng tây bằng cây
Trước khi tiến hành trồng măng tây bằng cây khoảng 2 tháng, bà con phải xử lý đất thật kỹ theo quy trình sau.
-
Cày đất sâu khoảng 50cm, làm sạch cỏ và phun thuốc diệt trừ sâu bệnh
-
Sau khoảng 15 ngày, bà con rải vôi khắp mặt ruộng và cày xới đều đất. Phơi nắng để tiêu diệt mầm bệnh
-
Bón phân lót lần 1 bằng các loại phân chuồng, rơm rạ hay tro trấu, mùn cưa,….
-
Trước ngày trồng 15 ngày, bà con tiếp tục xới đất, dọn cỏ và làm rãnh theo hàng và làm rãnh thoát nước có độ rộng 20 – 30cm. Luống lên cao 30cm, rộng 1m tránh tình trạng ngập úng.
-
Bón lót lần 2 và tiến hành xới đất trồng. Đào hố cây rộng khoảng 30cm, khoảng cách giữa các hố khoảng 50cm và cách hàng 1.5m.
-
Đặt bầu cây xuống đất, lấp đất chặt gốc. Phủ quanh gốc lớp đất, tro trấu mùn hoặc phân chuồng. Bà con nên trồng cây măng tây vào lúc 5 – 6h chiều, tránh ánh nắng gay gắt.
Kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch cây măng tây
Bên cạnh việc tìm hiểu cách trồng măng tây, chúng ta hãy cùng xem cách chăm sóc và thu hoạch cây măng tây.
-
Tưới nước hàng ngày và bón phân qua rãnh. Nếu sau 2 – 3 tháng trồng, bà con thấy bụi măng nào già chuyển vàng, chất lượng măng kém thì hãy bổ sung thêm những cây măng tơ và nhổ bỏ cây già.
-
Măng trồng được 15 ngày, bà con tiến hành bón phân NPK, liều lượng 150kg/ha. Sau đó cứ mỗi 15 ngày, bà con lại bón phân 1 lần và tăng dần lượng phân bón mỗi lần 50kg/ hecta.
-
Phòng trừ sâu bệnh: Bà con có thể dùng các loại thuốc xịt, thuốc bảo vệ thực vật để diệt rầy rệp, bọ trĩ.
-
Thu hoạch măng tây: Khi măng tây nhô lên mặt đất khoảng 30cm và còn nguyên búp, bà con nên thu hoạch vào lúc sáng sớm.
-
Khi thu hoạch bà con nên nắm sát gốc cây măng kéo nghiêng 30 độ và giật nhẹ. Có thể dùng kéo cắt chồi, sát phần thân ngầm dưới đất. Chú ý động tác nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng các chồi khác.
-
Bà con nên thu hoạch măng tơ trong vòng 1 tháng kể cả cây không đạt chất lượng. Từ những lứa sau sẽ thu liên tục mỗi ngày trong vòng 3 tháng rồi trẻ hóa cả vườn.
-
Không nên thu hoạch măng vào mùa mưa. Ngoài ra, khi thu hoạch không nên tưới phân vì dễ tưới vào vết gãy và gây thối cây.
Lời kết
Trên đây là bài viết chia sẻ cách trồng măng tây giúp bà con thu hoạch năng suất cao, đạt hiệu quả tốt về mặt kinh tế. Trồng măng tây là một trong những phương thức đem lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con. Do nhu cầu thị trường sử dụng ngày càng cao. Nếu bà con đang muốn chuyển hướng trồng loại cây này thì đây là một hình thức làm giàu khả thi.
Bên cạnh đó, bà con đừng quên chọn mua giống ở những nơi phân phối nông nghiệp uy tín, đảm bảo mùa vụ nhé!
Nếu còn bất kỳ câu hỏi thắc mắc về cách trồng măng tây, bà con đừng ngại hãy để lại bình luận bên dưới bài viết để được Cây Cảnh Xanh tư vấn, hỗ trợ.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
- Cây Cảnh Xanh
- Hotline/zalo: 0944 181991
- Website: caycanhxanh.vn
- Kho xưởng chậu: Xóm 2 – Bãi Phụng Công – Văn Giang – Hưng Yên.
- Vườn ươm: Thôn 4 – Xuân Quan – Văn Giang – Hưng Yên.