Hướng dẫn cách trồng cây xương rồng không gai (nopal) hay còn gọi là xương rồng tai thỏ – Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – tỉnh Ninh Thuận

Hướng dẫn cách trồng cây xương rồng không gai (nopal) hay còn gọi là xương rồng tai thỏ

 

Page Content

Cây Xương rồng được phát triển và sinh triển trong điều kiện môi trường khô ráo, đất đai nghèo nàn ở hoang mạc và bán hoang mạc nên ít được chăm sóc. Vì thế, Xương rồng không gai dễ trồng và dễ chăm sóc.

Cách trồng và chăm sóc cây xương rồng không gai (hay còn gọi là xương rồng tai thỏ)

            1.Chuẩn bị đất: Đất trồng thì cần có độ tươi tốt, thoát khí và giữ chất dinh dưỡng. Có thể trồng cây Xương rồng trong hỗn hợp đất – đá – sỏi.

            2.Hạt giống: Nên chọn mua hạt cây Xương rồng tốt để cây dễ phát triển và tăng trưởng trong điều kiện trong nhà hoặc ngoài sân vườn.

            3.Kỹ thuật trồng: Người dùng có thể gieo hạt giống hoặc mua cây Xương rồng không gai (Nopal) để trồng

Sau khi đã chuẩn bị đất, tưới 1 lớp nước lên trên để đất ẩm rồi rắc hạt giống lên, tiếp đến dải 1 lớp sỏi mỏng lên trên. Tưới nước đều đặn mỗi ngày để giúp đất duy trì độ ẩm. Sau khoảng 10 ngày, hạt cây Xương rồng sẽ nảy mầm.

            4.Cách chăm sóc

Cây Xương rồng là loại cây không ưa nước, vì thế lượng nước tưới là rất quan trọng. Nếu bạn tưới nước nhiều quá sẽ khiến cho cây dễ bị ngập úng và để đất khô quá cũng khiến cho cây nhanh héo. Vì thế bạn hãy tưới 1 lượng nước vừa đủ để nước có thể ngấm từ rễ lên đến thân cây. Đây là loại cây đặc biệt dễ tính, không đòi hỏi nhiều công chăm sóc và ít bị ảnh hưởng sâu bệnh hại”.

            5.Tác dụng của cây xương rồng không gai

Điểm đặc biệt của cây xương rồng không gai, đó là tác dụng “đa chức năng”. Nó có thể làm thực phẩm, dược phẩm cho con người, thức ăn cho gia súc. Đây là cây mọng nước đạt 95% năng suất thu hoạch có thể đạt từ 120-400 tấn/ha. Về mặt dinh dưỡng, lá xương rồng có thể làm rau, có vị giống như ớt Đà Lạt. Xương rồng còn được đánh giá cao bởi năng lượng chúng cung cấp như 27kcl/100g, trong đó hàm lượng protit 1,7g, chất béo 0,3g, canxi 93mg, sắt 1,6mg… chưa kể còn chứa 171 loại axit amin hữu ích khác,… lá xương rồng Nopal nghèo protein nhưng giàu cacbonhydrat, vitamin, canxi nên tốt cho người ăn kiêng. Ngoài ra, loài xương rồng này còn có giá trị dược liệu vì thân cây có chứa các loại axit amin có công dụng trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh rối loạn tiêu hóa, béo phì, tim mạch, tiểu đường. Đối với gia súc, toàn bộ thân, lá xương rồng đều được sử dụng làm thức ăn tươi. Trung bình một con bò có thể ăn 20kg xương rồng tươi/ngày; dê, cừu 7-9kg ngày/con.

Tin liên quan

Tin mới nhất

Kỹ thuật sản xuất cây bắp lai

Kỹ thuật sản xuất cây đậu xanh

Hướng dẫn Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sinh vật gây hại cây trồng trong điều kiện…

Hướng dẫn phòng trừ Ốc sên phát sinh gây hại trên cây trồng

Kỹ thuật xử lý cây Mãng cầu ra quả trong thân