Hướng dẫn cách trồng cây sả tại nhà hiệu quả
Tại các vùng miền của Việt Nam, có lẽ đã quá quen thuộc với cây sả. Mang đến hương thơm nhẹ nhàng, dễ chịu giúp thư giãn tinh thần hiệu quả. Để không mất quá nhiều thời gian đi mua mỗi lần muốn sử dụng. Thì còn chần chờ gì nữa mà không tìm hiểu cách trồng cây sả tại nhà qua bài viết được tổng hợp bởi VNFarm!
Mục Lục
1. Cây sả là gì?
Cây sả hay còn gọi là củ sả, có tên khoa học Cymbopogon. Đây là cây sống lâu năm, mọc thành bụi có chiều cao trung bình từ 0.8 đến 1m. Theo đông y, cây sả có vị hơi the, có mùi thơm, tính ấm.
Lá sả hẹp, dài tương tự như lá lúa, hai mặt lá giáp nhám, thân rễ có màu trắng hoặc màu hơi tím, khí bóc vỏ ra sẽ có mùi thơm nhẹ. Đây là loại cây chủ yếu sống ở vùng nhiệt đới.
Tại nước ta, cây sả phân bố rộng khắp các vùng miền. Nhưng tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ. Sả được triển khai trồng rộng rãi khắp nơi để phục vụ cho nhu cầu sử dụng và chế biến tinh dầu sả.
Khi nấu những món ăn, sả góp thêm hương vị đặc trưng và hấp dẫn, thu hút mọi người. Hơn nữa, sả được chị em săn lùng, khi dùng sả xông da mặt. Không chỉ làm thư giãn, làn da được nghỉ ngơi mà còn căng tràn nhựa sống, những bụi bẩn được thải ra bên ngoài.
2. Cây sả có tác dụng gì?
Một số công dụng tuyệt vời của cây sả cần kể đến như:
Giải độc cơ thể: Tác dụng giúp thông tiểu tiện và hỗ trợ cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Ăn nhiều sả sẽ giúp, gan, tuyến tụy, thận, bàng quang sạch sẽ hơn.
Khả năng sát trùng: Sả như một phương pháp điều trị sát trùng, tinh chất trong cây sả có tác dụng ức chế, tiêu diệt vi khuẩn tốt nhiều lần so với thuốc kháng sinh.
Khả năng ngăn ngừa ung thư: Sử dụng nước sả thường xuyên có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư gan và vú. Trong tinh chất sả có chứa luteolin, đây là hoạt chất có tác dụng ức chế và làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư.
Xua đuổi các côn trùng gây hại trên cây sả: Thành phần chủ yếu của lá sả là citronellal và geraniol, có tác dụng xua đuổi ruồi, muỗi và một số côn trùng khác như rệp, bọ.
Với những công dụng tuyệt vời mà cây sả mang lại, nên cách trồng cây sả tại nhà rất được nhiều người quan tâm. Chi tiết cách trồng sả sẽ có ở nội dung bên dưới đây.
3. Cần chuẩn bị gì để trồng sả tại nhà
Để cách trồng cây sả tại nhà diễn ra nhanh hơn, thì công đoạn chuẩn bị là bước không thể thiếu, cụ thể như sau:
3.1. Thời vụ trồng cây sả
Phụ thuộc vào đặc điểm khí hậu của từng khu vực mà lựa chọn thời điểm trồng sả cho phù hợp. Tại khu vực miền Nam và Bắc có khí hậu gần như là khác biệt hoàn toàn nên thời vụ trồng cũng khác nhau.
Miền Nam: Nên trồng sả vào đầu mùa mưa
Miền Bắc:
-
Trồng vào vụ xuân, điều kiện thời tiết vô cùng thuận lợi để tép sả được đâm chồi. Do đó, tỷ lệ chết cây sẽ được giảm xuống. Đồng thời, quá trình sinh trưởng ngay giai đoạn đầu cũng sẽ vô cùng thuận lợi. Những nơi ít rét và có độ ẩm cao có thể trồng từ tháng 1 – 3.
-
Vụ thu: tháng 8 – 9. Vào vụ này thì nhiệt độ và độ ẩm giảm.
3.2. Dụng cụ trồng sả
Khi thực hiện cách trồng cây sả bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ như: Thùng xốp, chậu, dụng cụ làm vườn, bao tay.
Lưu ý chậu trồng sả phải có kích thước từ 35 đến 40cm, chậu phải có lỗ thoát nước.
3.3. Đất trồng cây sả
Thực hiện cách trồng cây sả trên nhiều loại đất khác nhau. Tốt nhất thì bạn nên trồng trên các loại đất thoát nước tốt, pH khoảng từ 6 đến 7. Trộn thêm vào đất trồng sả một số chất cải tạo khác như phân rác ăn uống, phân chuồng, phân trùn quế nhằm đảm bảo đất trồng có đầy đủ sinh dưỡng.
Trộn đất trồng cây sả theo công thức như sau: 5 phân đất nền, 3 phần đất bón và 2 phần nguyên liệu tơi xốp đất.
3.4. Chuẩn bị giống trồng sả
3.4.1. Trồng sả từ hạt
Hạt giống có thể mua trực tiếp tại các cửa hàng hoặc vườn ươm. Với cách trồng sả tại nhà thời gian nảy mầm và cây sinh trưởng lâu hơn trồng sả từ nhánh. Gieo hạt thì sẽ mất 21 ngày để nảy mầm. Gieo hạt sâu khoảng 5cm, và khoảng cách giữa các hạt với nhau là 50cm. Để đảm bảo sự sinh trưởng tối đa khi trồng.
Đến khi cây con phát triển được khoảng 6 – 7 cm thì chuyển sang vị trí khác để trồng. Nếu bạn thấy nơi cũ không còn thích hợp nữa.
3.4.2. Trồng từ nhánh
Xem thêm:
Với cách trồng này, bạn có thể mua nhánh sả trực tiếp tại chợ. Lựa những nhánh còn tươi, mang về cắt hom sả khoảng 15 đến 20cm. Nhưng chú ý không cắt dưới phần gốc của nhánh. Vì cắt phần đó rễ sẽ không có khả năng mọc.
Khi cắt chiều dài đạt yêu cầu, đem ngâm nhánh sả trong nước. Mỗi ngày thay nước đều đặn, cho đến khi nhánh mọc rễ. Lúc này có thể đem đi trồng trực tiếp dưới đất.
Nếu thực hiện theo cách này, thì sau khoảng 2 tuần là bạn đã có sả trồng.
3.4.3. Cách trồng cây sả bằng nhánh con
Nhánh sả con được tách trực tiếp từ bụi sả hoặc mua ngoài chợ. Một nhánh sả con đủ điều kiện đem đi trồng thì phải có đủ rễ. Khi đem trồng nên cắt bớt phần lá, chiều dài của lá khoảng 15 đến 20cm. Sau 2 tuần thì nhánh sả con bắt đầu ra rễ và ra lá non.
4. Hướng dẫn trồng sả tại nhà
Sau khi đã hoàn thành các bước chuẩn bị đất cho tới hạt giống và nhánh sả. Thì hãy để VNFarm hướng dẫn cách trồng cây sả tại nhà nhé!
-
Các hố trồng đã chuẩn bị sẵn, bạn đặt nhánh sả nằm nghiêng từ 5 cho đến 5cm. Sau đó lấp kín đất lại trên bề mặt. Rồi tưới nước đảm bảo độ ẩm cho cây.
-
Đặt sả nơi có ánh nắng nhẹ, không quá gắt. Sau khoảng 2 tuần thì chuyển chậu ra bên ngoài có ánh sáng đầy đủ. Hành động này giúp cho cây dần thích nghi với điều kiện bên ngoài.
-
Trong tuần đầu tiên trồng sả nên tưới nước đầy đủ.
Cách trồng cây sả trong nhà đã được giải đáp. Vậy cách chăm sóc cây sả có khó không và cần chú ý những gì? Xem tiếp nội dung bên dưới đây nhé!
5. Cách chăm sóc cây sả tại nhà sau khi trồng
Áp dụng tốt cách trồng sả trong nhà đúng kỹ thuật thì quá trình chăm sóc cây sả sẻ đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều, chi tiết cách chăm sóc như sau:
Tưới nước
Khi trồng cây sả cần tưới nước thường xuyên để cây không bị khô và nhanh phát triển. Nhưng trước khi tưới nên kiểm tra đất để điều chỉnh lượng nước tưới sao cho phù hợp. Mỗi ngày nên tưới vào sáng sớm. Mùa mưa không nên tưới, sẽ dễ gây ra hiện tượng úng và chết cây.
Phân bón
Khoảng 1 tháng sau trồng thì bón thêm phân NPK 16 – 16 8 TE. Để giúp lá xanh và thân được cứng cáp. Hoặc có thể pha loãng với nước tưới cho cây với liều lượng khoảng 1 muỗng cà phê nhỏ phân pha cùng 2 lít nước. Rồi bón trực tiếp vào xung quanh gốc. Cứ 1 tháng thì bón 1 lần.
Cắt tỉa
Khi cây sả phát triển, tua ra nhiều lá. Lúc này để tránh sâu bệnh xâm nhập, nên cắt tỉa đi lá khô héo, những lá dưới gốc cây sả. Để cây được thông thoáng và hạn chế thấp nhất tình trạng sâu bệnh diễn ra.
Phòng trừ sâu bệnh hại
Quá trình thực hiện cách trồng cây sả luôn có sự xuất hiện của sâu bệnh hại. Sâu hại thường thấy là rệp vàng mía và bệnh hại là bệnh gỉ sắt. Để phòng trừ bệnh thì bạn có thể tham khảo sản phẩm Vansi, sản phẩm Venri của VNFarm.
6. Thu hoạch cây sả
Sau từ 3 đến tháng 4 tháng kể từ khi trồng chúng ta có thể tiến hành thu hoạch cây sả. Bạn nên chọn những nhánh sả to để thu hoạch. Cầm sát gốc sả và xoay tròn nhằm tách nhánh sả ra khỏi bụi hoặc dùng kéo cắt sát phần gốc để thu hoạch.
Cách trồng cây sả là phần thông tin được tổng quát qua bài viết phía trên. Hy vọng qua đây, bạn đã có thể tự trồng sả để phục vụ cho nhu cầu hằng ngày. Đừng quên liên hệ VNFarm nếu gặp bất cứ vấn đề gì về cây rau nhé!