Hướng dẫn cách tính lương giáo viên chính xác nhất

Cách tính lương giáo viên hiện hành tương đối phức tạp do có liên quan tới các khoản phụ cấp và quy định của Bộ Giáo dục cũng như nhà nước. Bài viết này sẽ giải thích chi tiết các công thức tính lương giáo viên mới nhất năm 2022 cũng như các chế độ phụ cấp, bảo hiểm theo đúng quy định. 

>> Xem thêm: Quản lý tiền lương khoa học, hiệu quả? Bài toán phức tạp thách thức mọi doanh nghiệp

cach tinh luong giao vien

cach tinh luong giao vien

Cách tính lương giáo viên năm 2022

Cách tính lương giáo viên đã có biên chế

Công thức tính lương giáo viên năm 2022 được áp dụng tại các cơ sở giáo dục được tính như sau:

Lương giáo viên = Lcs x m + PCud + PCtn – BHXH

Trong đó: 

  • L

    cs

    : lương cơ bản của giáo viên. Mức lương cơ sở này theo quy định từ ngày 01/01/2022 là 1.490.000 đồng. 

  • m: hệ số lương. Đối với giáo viên, hệ số lương sẽ khác nhau phụ thuộc vào cấp bậc giảng dạy. 

  • PC

    ud

    : mức phụ cấp ưu đãi; 

  • PC

    tn

    : mức phụ cấp thâm niên; 

  • BHXH: mức đóng bảo hiểm xã hội

>> Xem thêm: Hệ số lương là gì? Cách tính lương theo hệ số chuẩn xác nhất

Cách tính lương của giáo viên hợp đồng 

Thông thường, giáo viên hợp đồng sẽ không có các loại phụ cấp được nhà nước hỗ trợ như phụ cấp ưu đãi hoặc phụ cấp thâm niên. Vì vậy, cách tính lương của giáo viên dạy hợp đồng sẽ được điều chỉnh lại một số điểm thông qua công thức sau: 

Lương giáo viên hợp đồng = Lcs x m x %PC (nếu có) – P

Trong đó: 

  • PC: phụ cấp (tùy cơ quan, không phải tổ chức nào cũng có); 

  • P: các khoản phí khác như phí Bảo Hiểm hay phí công đoàn).

Có thể thấy, cách tính lương giáo viên hợp đồng hiện nay áp dụng mức lương cơ bản theo quy định của Luật lao động và không áp dụng các mức lương theo quy định dành cho công nhân viên chức. 

Trong một số trường hợp, công thức này có thể được điều chỉnh để tuân thủ đúng quy định do Bộ giáo dục và đào tạo đề ra. Tùy mỗi trường học cũng sẽ có những quy chế và cách tính cụ thể khi có nhu cầu tuyển dụng giáo viên. 

Ngoài mức lương tính theo công thức trên, giáo viên hợp đồng cũng có thể nhận một mức lương cố định theo thỏa thuận trong hợp đồng, tương tự như nhân viên văn phòng tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước. 

Các bậc hệ số lương giáo viên năm 2022

Đối với giáo viên bậc mầm non

bac he so luong giao vien mam nonbac he so luong giao vien mam non

Giáo viên được xếp hạng theo 3 bậc từ I – III tương ứng với viên chức loại A2, A1, A0). Hệ số lương giáo viên chi tiết áp dụng tới 01/7/2022 được thể hiện trong bảng sau đây: 

bang he so luong giao vien mam non

bang he so luong giao vien mam non

Đối với giáo viên bậc tiểu học

Giáo viên tiểu học được chia thành 3 hạng: I, II, III (áp dụng hệ số lương của viên chức tương đương loại A2 – nhóm A2.1; loại A2 – nhóm A2.2 và loại A1). Tương ứng với các bậc này, hệ số lương giáo viên được nhận sẽ dao động từ 2,34 đến cao nhất là 6,78.

Bảng lương của giáo viên tiểu học áp dụng đến ngày 01/7/2022) cụ thể như sau: 

bac luong giao vien tieu hoc

bac luong giao vien tieu hoc

Đối với giáo viên bậc trung học cơ sở

Giáo viên THCS được xếp thành 3 hạng: I, II, III và được áp dụng hệ số lương tương ứng là A2 – nhóm A2.1; loại A2 – nhóm A2.2 và loại A1. Theo đó, bảng lương mới dành cho giáo viên THCS tính tới 01/7/2022 cụ thể như sau: 

bac luong giao vien THCS

bac luong giao vien THCS

Đối với giáo viên bậc trung học phổ thông

Tương tự như giáo viên các bậc thấp hơn, cách tính lương giáo viên THPT cũng sẽ được chia thành 3 hạng chức danh nghề nghiệp từ I đến III với hệ số lương dao động từ 2,34 đến 6,78 cụ thể như sau: 

bac luong giao vien THPT

bac luong giao vien THPT

Các khoản phụ cấp mà giáo viên được hưởng

Phụ cấp ưu đãi theo nghề nghiệp của giáo viên

Theo quy định tại điểm a thuộc Khoản 1, Điều 1, Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC, các đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề nghiệp là giáo viên kể cả những người đang thử việc hoặc giáo viên hợp đồng thuộc các trường hợp sau đây:

  • Thuộc biên chế trả lương và đang trực tiếp tham gia giảng dạy tại cơ sở giáo dục công lập do Nhà nước cấp kinh phí hoạt động; 

  • Thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập và đảm nhiệm vai trò tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trại, trạm hoặc phòng thí nghiệm.

  • Cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp tham gia giảng dạy với đủ số giờ theo quy định của các cấp có thẩm quyền.

Đồng thời, cách tính lương giáo viên với mức phụ cấp ưu đãi được hưởng của các nhà giáo nêu trên là:

Lương giáo viên có phụ cấp ưu đãi = Lcs x m + %PCtn x n

Trong đó: 

  • m: hệ số lương hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có); 

  • n: tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi, gồm các mức: 25%, 30%, 35%, 40%, 45%, 50%.

Phụ cấp công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn

luong giao vien vung sau vung xaluong giao vien vung sau vung xa

Theo quy định tại Nghị định 76/2019/NĐ-CP, loại phụ cấp này sẽ được bổ sung dành riêng cho hai nhóm đối tượng như sau:

  • Phụ cấp lưu động: là mức phụ cấp dành cho giáo viên chuyên trách về công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục bắt buộc phải đi lại thường xuyên giữa các thôn. Mức phụ cấp hiện hành là 0,2 so với mức lương cơ sở, tương đương 298.000 đồng.

  • Phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số: giáo viên thực hiện công tác quản lý giáo dục dạy tiếng dân tộc thiểu số sẽ được hưởng phụ cấp bằng 50% mức lương hiện hưởng cộng thêm với phụ cấp chức vụ lãnh đạo hoặc phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Phụ cấp thâm niên vượt khung

Mức tiền phụ cấp thâm niên vượt khung hiện nay được tính theo quy định trong Nghị định 77/2021/NĐ-CP ban hành ngày 1/8/2021 bởi Chính phủ. Theo đó, cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng như sau:

Mức tiền phụ cấp thâm niên = Lcs x m x %PCtn

Trong đó, mức phần trăm phụ cấp thâm niên (%PCtn) của giáo viên được tính như sau:

  • Giáo viên công tác đủ 05 năm (60 tháng) được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); 

  • Từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm sẽ được tính thêm 1%.

Tiền phụ cấp thâm niên sẽ được trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính mức đóng/hưởng các loại bảo hiểm như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Mức đóng Bảo hiểm xã hội

Theo quy định tại 

  1. Luật Bảo hiểm xã hội, 

  2. Luật Việc làm, 

  3. Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định và hướng dẫn chi tiết các biện pháp thi hành một số điều khoản của Luật Bảo hiểm y tế, 

  4. Quyết định 595/QĐ-BHXH và Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định Luật Bảo hiểm y tế; 

thì mức đóng BHXH của giáo viên sẽ bao gồm 3 khoản sau:

  • Hưu trí – tử tuất: 8%;

  • Bảo hiểm thất nghiệp: 1%;

  • Bảo hiểm y tế: 1,5%

Như vậy, mỗi tháng tổng tiền BHXH phải đóng bằng 10,5% tiền lương tháng.

Trong đó, căn cứ theo khoản 1 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội, khoản 1 Điều 14 Luật Bảo hiểm y tế, khoản 1 Điều 58 Luật Việc làm thì tiền lương làm căn cứ tính bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của giáo viên sẽ là mức tiền lương tính theo ngạch/bậc cộng với các khoản phụ cấp chức vụ hoặc phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

Tính lương giáo viên dễ dàng hơn với phần mềm AMIS Tiền lương 

Không giống như các doanh nghiệp tư nhân, các cơ sở giáo dục cần áp dụng cách tính lương giáo viên khá chặt chẽ và phức tạp. Đối với các cơ sở có nguồn nhân lực lớn, cán bộ nhân sự cần phải rà soát và quản lý các công thức này thật kỹ càng để tránh sai sót, nhầm lẫn không đáng có. 

Các đơn vị muốn giảm thiểu công sức trong nghiệp vụ này có thể tham khảo phần mềm AMIS Tiền lương – phần mềm hỗ trợ tính lương & khấu trừ tự động, giúp theo dõi tình hình chi trả lương & chính sách lương thưởng toàn diện cho cán bộ giáo viên. 

Đăng ký trải nghiệm AMIS Tiền lương hoàn toàn miễn phí 

5/5 – (2 bình chọn)