Hướng dẫn cách tính lương giáo viên
Lương giáo viên là gì? Cập nhật cách tính lương giáo viên tiểu học, mầm non, THPT, THCS mới nhất ✅ Chi tiết hệ số lương giáo viên các cấp thực hiện theo thông tư quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Mục Lục
Lương giáo viên là gì?
Lương giáo viên là khoản thu nhập hàng tháng chi trả cho đối tượng người lao động công tác trong lĩnh vực việc làm giáo dục, tham gia công tác giảng dạy ở các cấp học tại các trường mầm non, tiểu học, THCS & THPT.
Cách tính lương giáo viên
Nghề giáo viên là nghề giáo dục tâm, trí, đức, đào tạo nên con người, được ví von như là nghề “trồng người”. Đây là một công việc vô cùng cao quý và đáng kính trọng. Vậy mức lương dành cho giáo viên được tính như thế nào và có gì khác biệt so với mức lương của các ngành nghề khác không? Bạn hãy cùng ViecLamVui – website đăng tin tuyển dụng, hỗ trợ tìm việc nhanh theo ngành nghề, loại hình, địa điểm và hơn thế nữa – cùng tìm hiểu về cách tính lương giáo viên mới nhất nhé
Cách tính lương giáo viên mầm non, tiểu học, THCS, THPT
Theo quy định mới nhất, đối với lĩnh vực giáo dục công lập, giáo viên không có bảng lương riêng, lương giáo viên tính theo mức lương cơ sở và hệ số lương tương ứng với các cấp theo thông tư quy định của Bộ GD&ĐT, có phụ cấp ưu đãi nghề nhưng sẽ không còn phụ cấp thâm niên như trước đây. Theo đó, bạn có thể tham khảo cách tính lương giáo viên cụ thể như sau:
Lương Giáo viên = (Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Phụ cấp ưu đãi) – Các khoản trích đóng bảo hiểm bắt buộc
Trong đó:
+ Mức lương cơ sở: Được điều chỉnh theo các văn bản pháp luật hiện hành phù hợp với tình hình kinh tế xã hội tại thời điểm được quy định.
+ Hệ số lương hiện hưởng: Được quy định theo Pháp luật ở từng nhóm cấp bậc sẽ khác nhau. Hệ số lương của giáo viên các cấp sẽ thực hiện theo các Thông tư mới của Bộ GD&ĐT.
+ Phụ cấp ưu đãi: Có các mức phụ cấp ưu đãi khác nhau tuỳ vào vai trò công việc của giáo viên
- Mức 30%: áp dụng đối với giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trong các trường THCS, THPT, trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở đồng bằng, thành phố, thị xã; trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề; các trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
- Mức 35%: áp dụng đối với giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã; các trường THCS, THPT, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
+ Các khoản trích đóng bảo hiểm bắt buộc: Bao gồm BHXH, BHYT, BHTN theo quy định. Trích đóng trên tiền lương không bao gồm phụ cấp ưu đãi.
➽➽➽ Có thể bạn quan tâm: Lương giáo viên mầm non bao nhiêu 1 tháng?
Hệ số lương giáo viên các cấp
- Hệ số lương giáo viên mầm non
Nhóm ngạch – Hệ số lương
Bậc 1
Bậc 2
Bậc 3
Bậc 4
Bậc 5
Bậc 6
Bậc 7
Bậc 8
Bậc 9
Bậc 10
Giáo viên mầm non hạng I
4.00
4.34
4.68
5.02
5.36
5.70
6.04
6.38
Giáo viên mầm non hạng II
2.34
2.67
3.00
3.33
3.66
3.99
4.32
4.65
4.98
Giáo viên mầm non hạng III
2.10
2.41
2.72
3.03
3.34
3.65
3.96
4.27
4.58
4.89
- Hệ số lương giáo viên tiểu học
Nhóm ngạch – Hệ số lương
Bậc 1
Bậc 2
Bậc 3
Bậc 4
Bậc 5
Bậc 6
Bậc 7
Bậc 8
Bậc 9
Giáo viên tiểu học hạng I
4.40
4.74
5.08
5.42
5.76
6.10
6.44
6.78
Giáo viên tiểu học hạng II
4.00
4.34
4.68
5.02
5.36
5.70
6.04
6.38
Giáo viên tiểu học hạng III
2.34
2.67
3.00
3.33
3.66
3.99
4.32
4.65
4.98
- Hệ số lương giáo viên THCS
Nhóm ngạch – Hệ số lương
Bậc 1
Bậc 2
Bậc 3
Bậc 4
Bậc 5
Bậc 6
Bậc 7
Bậc 8
Bậc 9
Giáo viên THCS hạng I
4.40
4.74
5.08
5.42
5.76
6.10
6.44
6.78
Giáo viên THCS hạng II
4.00
4.34
4.68
5.02
5.36
5.70
6.04
6.38
Giáo viên THCS hạng III
2.34
2.67
3.00
3.33
3.66
3.99
4.32
4.65
4.98
- Hệ số lương giáo viên THPT
Nhóm ngạch – Hệ số lương
Bậc 1
Bậc 2
Bậc 3
Bậc 4
Bậc 5
Bậc 6
Bậc 7
Bậc 8
Bậc 9
Giáo viên THPT hạng I
4.40
4.74
5.08
5.42
5.76
6.10
6.44
6.78
Giáo viên THPT hạng II
4.00
4.34
4.68
5.02
5.36
5.70
6.04
6.38
Giáo viên THPT hạng III
2.34
2.67
3.00
3.33
3.66
3.99
4.32
4.65
4.98
Câu hỏi thường gặp về cách tính lương giáo viên
Cách tính lương giáo viên mới có những điểm khác biệt và ưu điểm gì?
Cách tính lương giáo viên mới sẽ xếp lương giáo viên theo chuẩn, vị trí việc làm. Các giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo Luật Giáo dục 2019 sẽ có thể được xếp cùng mức lương khởi điểm là như nhau, cùng ngạch, bậc lương. Điều này cũng sẽ công bằng cho giáo viên đã được đào tạo đúng chuẩn, vị trí việc làm. Ngoài ra, hệ số lương cũng được nâng lên so với trước đây.
Với cách tính này, lương của đội ngũ giáo viên mới vào nghề được nâng lên so với hiện nay. Những giáo viên lâu năm sẽ không còn được hưởng phụ cấp thâm niên nữa, vì thế, thu nhập có thể bị giảm. Thu nhập giáo viên được hưởng sẽ đúng theo tính chất phức tạp và đặc thù nghề nghiệp và khi đó chênh lệch giữa lương của giáo viên mới ra trường và giáo viên lâu năm sẽ thu hẹp.
Tuy nhiên, cần có những đặc cách trong xét thăng hạng cho giáo viên hiện đã làm việc từ 20 năm trở lên bởi những tiêu chuẩn thi và xét thăng hạng hiện tại rất khó để giáo viên công tác lâu năm có thể đạt được.
➽➽➽ Tham khảo: Mẫu đơn xin tăng lương của giáo viên
Cách tính lương giáo viên tư thục có áp dụng theo hệ số lương?
Giáo viên khối trường dân lập không tính lương căn cứ theo bảng hệ số lương giáo viên. Hiện nay, mức lương của giáo viên khối trường dân lập phụ thuộc vào các yếu tố như: học phí của trường, số tiết dạy, khối lượng công việc, năng lực giảng dạy… Theo đó, những giáo viên có năng lực giỏi, nhận được nhiều sự tín nhiệm, được bố trí dạy nhiều thì thu nhập càng cao.
Cách tính lương giáo viên vùng cao, vùng khó khăn hiện nay như thế nào?
Giáo viên vùng cao, vùng khó khăn cũng áp dụng theo cách tính lương chung dành cho nhà giáo đang giảng dạy ở cơ sở giáo dục công lập. Tuy nhiên, ngoài phụ cấp ưu đãi, các giáo viên tại vùng cao, vùng khó khăn còn được hưởng các khoản phụ cấp khác như là:
- Phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số
- Phụ cấp khu vực
- Phụ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt, nước sạch
- Phụ cấp lưu động, trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
- Phụ cấp công tác lâu năm
- Trợ cấp lần đầu
- Trợ cấp 1 lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn
- Thanh toán tiền tàu xe khi nghỉ phép hoặc nghỉ tết hàng năm
Cách tính lương giáo viên vùng 135 như thế nào?
Giáo viên vùng 135 là giáo viên đang làm công tác giảng dạy tại các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Ngoài tiền lương và các khoản phụ cấp được hưởng theo cách tính lương chung, giáo viên vùng 135 còn được hưởng phụ cấp thu hút.
Theo quy định, thời gian hưởng phụ cấp thu hút là thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và không quá 5 năm. Mức hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).