Hướng dẫn cách thiết kế nhãn mác sản phẩm đúng quy định
Tem nhãn sản phẩm là bản vẽ, bản viết, bản in, bản chụp của chữ viết, hình vẽ, hình chụp được in, dán, đính, chạm khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì sản phẩm hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa. Việc thiết kế tem nhãn tưởng chừng đơn giản nhưng đây lại là việc khó đối với người không chuyên. Vì vậy bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến các bạn cách thiết kế nhãn mác chi tiết nhất. Xem ngay nhé.
1. Những điều cần quan tâm khi thiết kế nhãn mác sản phẩm
Tem nhãn đóng vai trọng trong sản xuất, xuất khẩu vì nó chứa những thông tin cần thiết về nguồn gốc xuất sứ, thành phần, hướng dẫn sử dụng,… Nên khi thiết kết tem nhãn bạn cần tuân thủ theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP của chính phủ ban hành 14/04/2017 về tem nhãn dán hàng hóa, sản phẩm.
Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý khi thiết kế nhãn mác, bao bì:
Mục Lục
1.1 Kích thước nhãn mác
Kích thước nhãn mác phải phù hợp với kích thước sản phẩm và ghi được đầy đủ thông tin cần thiết của sản phẩm. Đồng thời kích thước chữ và số in trên nhãn mác cũng phải tuân thủ quy tắc đo lường do pháp luật quy định.
Các sản phẩm thuộc nhóm hàng là thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến gói sẵn, chất phụ gia thì chiều cao số và chữ không được thấp hơn 1.2 mm. Trong trường hợp 1 mặt của bao gói dùng để ghi tem nhãn nhỏ hơn 80 thì chiều cao các chữ số không được thấp hơn 0.9 mm.
1.2 Màu sắc tem nhãn
Màu sắc của chữ số, hình vẽ, hình ảnh, ký hiệu, dấu hiệu ghi trên mẫu tem nhãn sản phẩm phải rõ ràng, không mập mờ, gây hiểu nhầm cho người đọc. Đối với những nội dung bắt buộc theo quy định thì chữ và số phải có màu sắc tương phản với màu nền sản phẩm.
1.3 Nội dung in tem nhãn hàng hóa
Nội dung trên nhãn mác phải bao gồm:
- Tên sản phẩm.
- Tên, địa chỉ của tổ chức, công ty, doanh nghiệp, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa.
- Xuất xứ của hàng hóa.
- Các nội dung khác tùy thuộc tính chất mỗi loại sản phẩm như: cảnh báo an toàn, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng, thành phần,…
1.4 Ngôn ngữ ghi trên nhãn sản phẩm
Ngôn ngữ thể hiện nội dung trên nhãn mác thực phẩm, sản phẩm bắt buộc phải là tiếng Việt, chỉ trừ một số trường hợp được phép ghi bằng ngôn ngữ khoa học có gốc chữ cái La Tinh như:
- Tên khoa học, tên quốc tế không có khái niệm tương tự trong tiếng Việt.
- Công thức hóa học, công thức cấu tạo của hóa chất, thành phần thuốc, tá dược,…
- Tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài có liên quan đến việc sản xuất hàng hóa.
2. In tem nhãn sản phẩm
Cách thiết kế nhãn mác và in ấn tem nhãn cần có những kỹ năng cơ bản sau:
- Lựa chọn chất liệu in nhãn mác phù hợp: decal nhựa, decal giấy, decal vải,…
- Lựa chọn công nghệ in phù hợp: in offset, in digital, in laser, in flexo.
- Lựa chọn mực in: mực resin, mực in mã vạch wax, mực in mã vạch wax resin,… Mực in cần phù hợp với chất liệu và công nghệ in.
- Cần có máy in phù hợp.
- Sau khi in ấn tem nhãn cần gia công lại để tem nhãn đẹp hơn, bền hơn.
3. Những lưu ý quan trọng khi làm nhãn mác sản phẩm
Khi thiết kế nhãn mác hàng hóa cần đặt tên cho sản phẩm và đăng ký bản quyền thương hiệu. Đối với sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài, cần đăng ký một nhãn phụ cho sản phẩm đó.
Nếu muốn in mã vạch lên nhãn mác cần lưu ý những điều sau:
- Mã vạch sản phẩm phải được đăng ký tại cục mã số mã vạch Việt Nam mới có thể sử dụng.
- Mã vạch có thể in riêng trên decal giấy và dán lên nhãn mác nếu chúng không thể in trực tiếp lên tem nhãn sản phẩm.
- Mã vạch phải được in bằng máy chuyên in mã vạch bởi vì in mã vạch trên giấy thông thường chỉ như một bản photocopy, không truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.
Trên đây là những chia sẻ về cách thiết kế nhãn mác sản phẩm mà bạn cần biết nếu đang có ý định thiết kế và in ấn tem nhãn. Hy vọng thông tin trên hữu ích với bạn.
Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị thiết kế và in ấn nhãn mác hàng hóa chất lượng cao với giá thành hợp lý, hãy liên hệ ngay với In Siêu Tốc. Với đội ngũ giàu kinh nghiệm, sở hữu cách thiết kế nhãn mác vô cùng sáng tạo, độc đáo cùng hệ thống máy móc hiện đại, In Siêu Tốc chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng.