Hướng dẫn cách đấu nối khởi động từ chuẩn thợ điện – Daktra

HƯỚNG DẪN CÁCH ĐẤU NỐI KHỞI ĐỘNG TỪ CHUẨN THỢ ĐIỆN

Cấu tạo cơ bản của khởi động từ gồm có các bộ phận sau:

– Nam châm điện: có các cuộn dây điều khiển lực hút nam châm, các lõi sắt bên trong làm thành từ trường điện, lò xo có chức năng đàn hồi đẩy nắp về vị trí cũ (vị trí ban đầu).

– Hệ thống dập hồ quang: hồ quang điện phát ra khi mà mạch điện hoạt động và khi đó các tiếp điểm bị cháy do sự ảnh hưởng của hồ quang điện. Do đó cần lắp đặt linh kiện hệ thống dập hồ quang điện để xoá đi điện phát ra làm hỏng các bộ phận khác bên trong của khởi động từ.

– Hệ thống nhiều tiếp điểm: có hai dạng là các tiếp điểm chính và các tiếp điểm phụ. Cụ thể:

+ Tiếp điểm chính: dạng thường hở hoặc đóng và khi có điện chạy qua thì làm mạch từ hút điện lại, các dòng điện lớn được phép đi qua khởi động từ.

+ Tiếp điểm phụ: cũng là hai dạng trạng thái thường hở hoặc thường đóng, các dòng điện định mức nhỏ được phép đi qua là phải nhỏ hơn 5A.

Khi thường đóng thì tiếp điểm chính hoạt động, và khi đó nam châm điện mở ra do không có dòng điện nào chạy qua và sau đó tiếp điểm sẽ mở thì khởi động từ chính thức hoạt động.

Dạng thường mở thì có nguyên lý hoạt động ngược lại với dạng trên.

Tiếp điểm chính chỉ có thể lắp đặt trong mạch động lực và tiếp điểm phụ thì lắp đặt trong mạch điều khiển là vậy.

Đấu nối khởi động từ là một việc quan trọng khi lắp đặt thiết bị, vì để đảm bảo sử dụng một cách đúng kỹ thuật và đầy đủ chức năng của nó, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Nếu không biết cách đấu nối hoặc đấu nối sai sẽ dẫn tới nhiều ảnh hưởng không nhỏ không chỉ với thiết bị điện khác mà còn với chính con người.

Vì vậy việc đấu nối khởi động từ rất quan trọng, phải đảm bảo được tính kỹ thuật cao, đấu nối một cách cẩn thận và nên kiểm tra hoặc thử nghiệm lại nhiều lần rồi mới có thể đem vào áp dụng trong thực tế.

Đấu nối khởi động từ là cả một quá trình từ A đến Z, đối với các nhà máy hoặc xí nghiệp lớn thì cần chú trọng nhiều và kỹ càng hơn trong việc này. Đảm bảo an toàn cho người lao động cũng như các thiết bị điện tử khác. Hộ gia đình khu dân cư khi sử dụng cũng nên yêu cầu những người lắp đặt chú trọng nhiều và nên kiểm tra lại vài lần trước khi đưa vào sử dụng.

Trước khi đi vào hướng dẫn cách đấu nối khởi động từ hộp thì cần hiểu sơ về nguyên lý hoạt động của chúng:

Nguyên lý hoạt động như sau: lửa sẽ đi qua nút nhấn OFF (tắt) rồi kết nối với nút nhấn ON (bật) và đồng thời đi qua tiếp điểm duy trì trạng thái thường mở của khởi động từ, sau nút nhấn ON (bật) thì sẽ đi vào chân A1, rồi đi vào tiếp điểm duy trì trạng thái thường đóng. Chân A2 nối tiếp với chân số 95 và chân số 96 (nối với pha lửa), cuối cùng là vào pha lửa thứ hai, thì khởi động từ sẽ hoạt động.

Vì vậy sẽ có cách nối như sau:

Đầu tiên, lấy nguồn điện từ chân 1L1 đấu nối trực tiếp vào một bên của nút nhấn OFF (tắt), đầu bên còn lại nút nhấn OFF (tắt) thì đấu nối với một đầu kia của nút nhấn ON (bật) và đấu nối chung với chân 13 trên khởi động từ (tức là ở đây sẽ có 3 dây được túm lại với nhau).

Tiếp theo, đầu bên còn lại nút nhấn ON (bật) đấu nối trực tiếp với chân A2 của khởi động từ rồi đấu nối chung với chân 14 (tức là ở đây sẽ có 3 dây được túm lại với nhau).

Sau đó, đầu A1 của khởi động từ được đấu nối trực tiếp với chân số 96 của rơ le nhiệt.

Sau cùng là chân số 95 của rơ le nhiệt đấu nối trực tiếp với 5L3.

Đầu tiên là ở chân A1, ta sẽ nối vào bộ điều khiển ON/OFF (bật/tắt) với dây nóng (hay còng gọi là dây lửa), và nối chung với lại cổng số 3 của khởi động từ 1 pha.

Tiếp theo, cổng số 1 thì ta nối với dây nguội (hay còng ọi là dây mát) và dây nguội nối chung với chân A2.

Cuối cùng, hai đầu ra của dây nóng và dây nguội được nối ra tải.

Ta có 3 dây L1, L2, L3 (dây lửa) dây N (dây nguội).

Đầu tiên, ta nối dây L1 vào chân L1 của thiết bị khởi động từ, dây L2 nối với chân L2, L3 nối với L3. Tuy nhiên, một đầu dây của dây L3 được nối vào cổng số 7 của rơ le. Chân A2 của thiết bị khởi động từ nối vào cổng số 9 và chân A1 của thiết bị khởi động từ nối vào cổng số 10 của rơ le điện. Đầu ra ở các chân T1, T2, T3 của thiết bị khởi động từ nối vào thiết bị điện tử khác. Đầu ra của chân A1 và A2 ở rơ le điện ra cổng 5 và 6 được nối vào thiết bị khác. Đầu ra của dây nguội N và dây lửa L3 được gọi là B1 và B2 ở cổng số 1 và 2 của rơ le điện.

Sơ đồ đấu nối khởi động từ cho máy nén khí gồm có các thành phần sau:

L1, L2, L3, T1, T2, T3: các tiếp điểm của dòng điện.

M là động cơ của máy nén khí.

A1, A2 2 chân (2 đầu) của cuộn hút nam châm trong khởi động từ.

N là dây tiếp đất (dây nguội).

Cực 95 và 96 là các tiếp điểm thường đóng thuộc rơ le nhiệt.

Đầu tiên ta nối dây L1, L2, L3 là các dây lửa (hay còn gọi là dây nóng) vào các chân L1, L2 và L3 của khởi động từ. Tương ứng đó là các đầu ra ở chân T1, T2 và T3 của khởi động từ. Sau đó nối các dây đầu ra này vào các tiếp điểm của rơ le nhiệt cũng là T1, T2 và T3.

Chân A1 của khởi động từ thì nối vào rơ le áp suất, chân A2 của khởi động từ thì nối vào cực 95 của rơ le nhiệt.

Dây lửa L3 được nối tiếp thêm vào cực 96 của rơ le nhiệt.

Đầu ra T1, T2 và T3 của rơ le nhiệt được nối tiếp tục vào M (động cơ của máy nén khí).

Dây nguội N thì được nối trực tiếp vào rơ le áp suất và được nối thêm với dây từ chân A1 của khởi động từ.

Những lưu ý khi đấu nối khởi động từ