Hướng dẫn bố mẹ bấm lỗ tai cho bé để không bị nhiễm trùng
Tại một số bệnh viện, nếu trẻ sơ sinh là gái và được bố mẹ đồng ý, nhân viên y tế sẽ bấm lỗ tai cho bé ngay sau khi bé chào đời. Tuy nhiên, bạn cũng có thể đợi bé lớn và tự quyết định có bấm lỗ tai cho bé không. Nếu có bấm lỗ tai, bạn cần lưu ý rất nhiều điều để không gây viêm nhiễm ở tai bé.
Bấm lỗ tai cho trẻ tưởng chừng như là việc vô cùng đơn giản nhưng thực ra không phải dễ một chút nào. Bởi lẽ, thói quen bấm lỗ tai cho trẻ ngay từ khi con còn nhỏ tiềm tàng những nguy hiểm mà các cha mẹ chẳng bao giờ ngờ tới.
XEM THÊM: Trang Sức Bạc – Bộ Trang Sức quà tặng Noel độc đáo dịp cuối năm!
Nhiều bậc cha mẹ, phụ huynh thường hay tiến hành bấm lỗ tai cho bé khi bé mới chỉ được 4 – 5 tháng tuổi, thậm chí, có người còn làm việc này khi bé mới sinh được 1-2 ngày vì cho rằng ở giai đoạn này dễ quên nỗi đau nhanh hơn mà lại không hề biết rằng việc này tiềm tàng rất nhiều mối nguy hiểm đối với trẻ và ngay cả khi bé lớn, những nguy hiểm này vẫn còn tồn tại.
Các chuyên gia đều khẳng định đây là quyền tự do của mỗi cá nhân, nhưng họ vẫn cảnh báo sẽ luôn có những nguy hiểm tiềm ẩn nếu bấm lỗ tai cho con quá sớm. Bất cứ khi nào bạn tạo ra một lỗ nhỏ trên da trẻ đều làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, bởi trẻ vẫn còn trong thời kỳ hoàn thiện hệ miễn dịch. Mặt khác, nếu bạn muốn con tự đưa ra quyết định về việc bấm lỗ tai thì tốt nhất, hãy chờ cho tới khi con khoảng 10 tuổi để bạn và con cùng bàn luận về vấn đề này. Trẻ càng lớn sẽ càng có ý thức trong việc giữ cho tai và khuyên tai của mình sạch sẽ.
Trước hết, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế hay bác sĩ nhi khoa để bấm lỗ tai cho bé (tại TP. HCM, một số bệnh viện có dịch vụ bấm lỗ tai cho bé như Bệnh viện Tai mũi hong, Bệnh viện Hùng Vương…) vì con bạn cần một quá trình bấm lỗ tai an toàn và sạch khuẩn.
Nếu gần bạn không có cơ sở hay bác sĩ nào, bạn có thể tìm đến những người chuyên bấm lỗ tai sạch sẽ và an toàn. Bạn nên quan sát trước địa điểm và cách thức bấm lỗ tai của họ, đảm bảo người đó sẽ rửa tay sạch, đeo găng tay, sát trùng tai trẻ bằng cồn và hoa tai cũng cần được sát trùng trước khi đeo cho trẻ.
Sau khi thực hiện thao tác bấm lỗ tai cho trẻ, bác sỹ sẽ luồn qua lỗ bấm một sợi chỉ trước. Sợi chỉ này giúp hình thành lỗ bấm tai, về sau bé dễ dàng đeo bông tai hơn. Cha mẹ cần chú ý tới độ dài của sợi chỉ này. Nếu chúng quá dài, nên cắt ngắn đi, tránh gây ra sự vướng víu cho trẻ. Đã có nhiều trường hợp trẻ làm sợi chỉ cáu bẩn, mất vệ sinh và gây ra viêm nhiễm cho vùng tai.
XEM THÊM: Bạc đánh gió là gì? Tác dụng của bạc đánh gió bạn cần biết!
Tại nơi bấm lỗ tai cho bé, người thực hiện sẽ dùng thuốc gây tê chứa lidocaine ngoài da lên dái tai trẻ hoặc bôi một lớp kem lên dái tai trước khi bấm lỗ tai từ 30 – 60 phút. Các chuyên gia cũng khuyên rằng chườm đá từ 15 – 30 phút trước khi bấm lỗ tai có thể làm tê liệt các thụ thể đau ở tai. Bạn nên bọc cục đá trong cái khăn mỏng để tránh khó chịu khi bạn để đá trực tiếp lên da.
Dù áp dụng những biện pháp giảm đau trên, bạn cũng không thể giúp con hết đau hoàn toàn. Do đó, bạn nên cho trẻ biết về cảm giác đau như kim chích khi bấm lỗ tai và quá trình bấm lỗ tai cho bé xảy ra rất nhanh. Bạn nên khuyến khích con hít thở đều để giảm cảm giác đau.
Khi lỗ bấm đã lành và khô thì cha mẹ có thể tiến hành đeo bông tai làm điệu cho bé. Tuy nhiên, da trẻ còn non nên bạn nên chọn những chất liệu chế tác bông tai tốt để không gây dị ứng. Nên chọn loại kim loại không có chứa thành phần niken ở bên trong. Chất liệu bông tai mà trẻ nên đeo là bạc 925, bạc ta, vàng, bạch kim…
Hãy lưu ý tới kiểu dáng bông tai trẻ sử dụng. Vì còn nhỏ nên trẻ rất hiếu động, cha mẹ nên chọn những mẫu khuyên nụ, tránh xa những kiểu khuyên dài diêm rúa. Trẻ có thể dùng tay giật chúng, gây chảy máu.
Bấm lỗ tai cho trẻ em là điều không khó. Chỉ cần bạn cẩn thận một chút trong khâu chăm sóc, đảm bảo sau 2 tuần kể từ lúc bấm, trẻ có thể thoải mái trưng diện những mẫu trang sức xinh xắn.
Sau khi bấm khuyên tai, bạn nên tránh nhiễm trùng cho trẻ bằng cách luôn giữ vệ sinh khuyên tai. Rửa tay sạch với xà phòng và dùng bông gòn để rửa mặt trước và sau khuyên tai với cồn hay hydrogen peroxide. Bạn có thể xoay nhẹ nhàng bông tai, đẩy tới lui và không lấy bông tai ra khỏi ít nhất 6 tuần để khuyên tai không bị bít và tồn tại vĩnh viễn.
Biểu hiện nhiễm trùng khuyên tai sẽ gây đau, sưng tấy, nổi đỏ, có mủ xung quanh cùng với các triệu chứng do phản ứng của bông tai kim loại gây ra là khô da, nứt nẻ, sưng tấy và ngứa. Bạn nên vệ sinh vị trí dị ứng bằng nước và xà phòng. Nếu không có cải thiện trong 2 ngày thì bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ.
Nếu dị ứng kim loại xảy ra, cách chữa duy nhất là tháo bỏ khuyên tai ra. Nhiễm trùng có thể chữa bằng cách rửa sạch 2 lần/ngày trong vòng 7 – 10 ngày, nặng hơn có thể điều trị bằng kháng sinh trong vòng 4 – 5 ngày. Bạn phải chờ khuyên xỏ lành lại và chờ 6 tháng mới đeo bông tai bằng chất liệu an toàn cho con.
XEM THÊM: Top Các mẫu Lắc tay, Lắc Chân cho bé đẹp nhất hiện nay!
Tránh tác động vào sụn khi bấm khuyên tai cho bé để giảm nguy cơ nhiễm trùng và hình thành sẹo. Khi trẻ thay áo hay chải tóc, bạn nên bảo trẻ cẩn thận không đụng đến bông tai, nên để trẻ cột tóc ra phía sau hay lên cao. Đồng thời bạn nên giúp trẻ tránh dầu gội, sữa tắm, nước hoa hay các sản phẩm khác tác động đến vị trí bấm khuyên tai.
- Cho con uống một liều Tylenol Baby trước khi bấm khuyên tai vì điều này sẽ loại bỏ sự khó chịu cho bé khi thực hành xỏ khuyên tai.
- Sau khi bấm khuyên tai, cha mẹ trẻ nên làm sạch vết thương ngay lập tức cho trẻ với rượu hoặc nước oxy già.
- Luôn chú ý duy trì các điều kiện vệ sinh xung quanh vết thương ít nhất 7 tuần sau khi xỏ khuyên tai bằng cách làm sạch khuyên tai hàng ngày, làm sạch mặt sau và phía trước của tai với bông được nhúng rượu hoặc thuốc khử trùng.
- Nên xoay bông tay nhẹ nhàng từ 1 – 2 lần/ngày cho bé trong khoảng thời gian ít nhất là 6 tuần sau khi bấm, để tránh bông tai dính vào làn da nhạy cảm của trẻ.
- Rửa tay thật kỹ lưỡng trước khi chạm vào khuyên tai mới xỏ của trẻ để tránh nhiễm trùng.
- Đảm bảo trẻ đang được đeo bông tai liên tục trong những tháng đầu sau khi bấm khuyên tai. Không tháo bông tai ra khỏi khuyên tai mới xỏ, đặc biệt khi khuyên tai còn đang sưng hay bị kích ứng. Tuyệt đối không bỏ các hoa tai ra sớm vì khuyên tai của trẻ có thể bị tịt nhanh chóng.
- Khi bạn thấy có các dấu hiệu như tai trẻ bị sưng to, đầy mủ, đổi màu… cần đưa tới thăm khám bác sĩ sớm vì rất có thể trẻ đã bị nhiễm trùng nặng.
Một vài chuyên gia cho rằng điều này là không cần thiết, một số khác lại khuyên trẻ nên cẩn thận hơn, đặc biệt là trong 2 tuần đầu sau khi bấm khuyên tai. Bạn có thể không cho trẻ đi bơi, vì trong nước biển hay hồ bơi có nhiều vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng. Những môn thể thao cần đội mũ bảo hộ cũng nên tránh vì có thể tác động đến vị trí bấm khuyên tai.
Nếu trẻ cần tham gia hoạt động thể thao trong 6 tháng đầu sau khi bấm, bạn có thể dùng băng gạc che bông tai lại để bảo vệ. Tốt nhất, trước khi bấm lỗ tai cho trẻ, bạn nên hỏi huấn luyện viên thể thao của trẻ về điều này để biết có thể ảnh hưởng đến việc tập luyện không nhé.
XEM THÊM: Top 310 Mẫu Dây Chuyền Bạc Trẻ Em đẹp, Bán Chạy nhất!
Theo truyền thống, cứ sinh con gái, các bà mẹ sẽ cho con bấm lỗ tai ngay sau khi sinh. Tuy nhiên, điều này cũng tiềm ẩn những rủi ro như bị dị ứng hay nhiễm trùng rất nguy hiểm và còn có thể gặp những lỗi khi bấm lỗ tai. Do đó, khi quyết định cho con bấm lỗ tai, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ về nơi có thể bấm lỗ tai an toàn, loại bông tai phù hợp và cách chăm sóc sau khi bấm nhé.
Rate this post