Hướng dẫn bà con kỹ thuật nuôi cá trắm đen hiệu quả nhất

Ở nước ta hiện nay ngành nuôi trồng thủy hải sản rất được ưa chuộng. Muốn nuôi thủy hải sản đạt hiệu quả việc đầu tiên phải hiểu và biết được kỹ thuật nuôi của từng loại thủy hải sản. Tương tự như việc nuôi cá trắm đen, bà con cũng cần phải nắm rõ kỹ thuật nuôi cá. Áp dụng đúng kỹ thuật nuôi cá góp phần tạo ra những con cá thương phẩm chất lượng. Vậy kỹ thuật nuôi cá trắm đen như thế nào? Mô hình nuôi cá trắm đen hiệu quả là gì? Vậy thì bài viết này sẽ giúp bà con giải đáp toàn bộ những băn khoăn đó.

Cá trắm đen có đặc điểm gì?

Cá trắm đen- loại cá được biết đến là có nguồn gốc từ Trung Quốc. Loài cá này đang ngày càng phổ biến và được nuôi khá nhiều tại các nước Châu Á. Cá trắm đen thường sẽ sống ở tầng đáy, những nơi nước tĩnh và sạch. Thông thường, một con cá trắm đen trưởng thành có thể dài đến 1,5m và trọng lượng trên 61kg. Cũng giống với các loại cá trắm khác, cá trắm đen có thân thuôn dài và tròn, tuy nhiên phần lưng cá trắm đen có màu đen đậm và sẽ nhạt hơn khi gần bụng. Vây cá có màu đen đậm, khá cứng, miệng rộng, mõn cá hơi nhọn.

Một số lưu ý về việc chuẩn bị ao nuôi

Cá trắm đen được hiện nay được bà con nước ta nhân giống và nuôi rộng rãi. Thông thường, bà con sẽ nuôi trong ao, hồ, bè, lồng nhân tạo. Hiện nay, đa phần bà con đều lựa chọn mô hình nuôi cá trắm đen trong ao. Để nuôi cá trắm đen trong ao đạt hiệu quả tốt nhất, mời bà con tham khảo một số lưu ý về việc chuẩn bị ao nuôi cho cá dưới đây.

Lựa chọn vị trí ao nuôi

Để có thể cung cấp được nguồn nước sạch để nuôi cá trắm đen, bà con cần lựa chọn vị trí ao nuôi phù hợp. Nên lựa chọn vị trí ao gần nguồn nước sạch ( hồ, sông)  để thuận tiện cho việc bà con cung cấp nguồn nước cho ao. Đặc biệt nên chú ý cá trắm đen ăn cá loại sinh vật phù du sống trong nước nên hãy chọn vị trí ao có nhiều ánh sáng mặt trời.Điều này tạo cho các vi sinh vật có nguồn sống thuận lợi. Đây cũng là món mồi ưa thích của cá trắm đen. Đồng thời giúp cá có thể dễ quang hợp dưới nước hơn. Bà con cũng tránh việc trồng nhiều cây xanh cao, to xung quanh bờ ao. Điều này sẽ làm hạn chế ánh sáng mặt trời chiếu xuống ao. Cần chủ động cho nơi có vị trí thoáng mát, trong lành, không bị ô nhiễm.

Kích thước ao nuôi

Thông thường kích thước ao nuôi sẽ tùy thuộc vào vị trí đất mà bà con có. Nhưng để cá có đủ diện tích để phát triển, ao cá rộng rãi, thoáng mát. Bà con nên xây dựng ao nuôi hình chữ nhật. Diện tích ao có thể từ 1000-3000 mét vuông. Xây dựng ao nuôi như vậy thì cá sẽ phát triển tốt hơn, ít bệnh.

Xử lý đáy ao nuôi

Bà con xây dựng ao nuôi cá trắm đen trong bể xi măng cần lưu ý, nên xây bằng phẳng và dốc về phía miệng cống thoát. Như vậy khi bà con tháo nước và thu hoạch cá sẽ dễ dàng hơn nhiều. Ao nuôi cá trắm đen sau khi thu hoạch hết cá cần được xử lý lớp bùn đáy ao. Không nên để lớp bùn dưới ao quá dày, điều này sẽ sinh ra nhiều khi thải độc hại cho cá. Khiến môi trường nước trong ao nuôi không được sạch sẽ dễ khiến cá mắt bệnh, phát triển kém.

Nguồn nước trong ao

Cá trắm đen là loài cá có nhu cầu oxy cao hơn nhiều so với những loại cá khác. Chính vì đặc điểm này, bà con cần chuẩn bị một nguồn nước sạch, trong lành. Bà còn cần có một hệ thống máy bơm và xả nước để thuận tiện trong việc cung cấp nguồn nước cũng như vệ sinh ao. Mực nước tối thiểu bà con cần duy trì cho cá trắm đen là 1.5m. Để môi trường sống của cá trắm đen luôn luôn sạch sẽ, thông thoáng bà con nên chuẩn bị một máy phun mưa cho 500m2 bề mặt. Việc này sẽ giúp khuếch tán oxy trong nước. Giúp cá trắm đen thuận lợi trong việc hô hấp. Hơn thế nữa, còn giúp môi trường nước trong ao dồi dào oxy. Điều này khiến cá phát triển mạnh khỏe, đạt hiệu quả tốt hơn.

Hướng dẫn bà con chi tiết kỹ thuật nuôi cá trắm đen hiệu quả

Nuôi cá trắm đen công nghiệp đang được áp dụng khá phổ biến. Vậy kỹ thuật nuôi cá trắm đen công nghiệp như thế nào để mang lại giá trị kinh tế cao? Nuôi thủy hải sản phải qua một quy trình nhất định kết hợp cũng kỹ thuật nuôi phù hợp mới hiệu quả cao được. Quy trình nuôi cá trắm đen trải qua những giai đoạn sau:

Chọn giống

Giống tốt là yếu tố tiền đề tạo nên chất lượng cá. Thông thường để nuôi cá trắm đen tốt, bà con nên chọn những con bơi khỏe. Không chỉ mạnh khỏe, bà con cần chọn những con không bị tật, xây xát hay mất lớp nhầy. Tùy thuộc vào diện tích ao nuôi của bà con mà chọn số lượng cá giống phù hợp. Ví dụ như cá giống bé cỡ từ 30 -50g/con với mật độ 2 con/m2. Nếu bà con muốn nuôi cá trắm đen với kích thước lớn hơn  có thể nuôi từ 200 – 300g/con với mật độ 1 con/ m2 để nuôi.

Thức ăn

Thuộc loài cá ăn tạp nên cá trắm đen được đánh giá là rất dễ nuôi. Chính vì vậy, trong tự nhiên cá trắm đen ăn được cả côn trùng, động vật không có xương sống, sinh vật nhỏ, rong,  bèo ven bờ,…Hiện nay, trong chăn nuôi để tăng năng suất bà con thường kết hợp thức ăn tự nhiên và thức ăn công nghiệp. Làm cách nào để phối hợp thức ăn tự nhiên và công nghiệp trong khẩu phần ăn của cá để tăng năng suất.

Thức ăn tự nhiên

Ấu trùng phù du là những nguồn thức ăn yêu thích của cá trắm đen nhỏ, đến khi trưởng thành chúng sẽ ăn  ốc, hến hoặc các loại động vật giáp xác như tôm, cua nhỏ. Với nguồn lợi thức ăn  từ tự nhiên dồi dào, bà con có thể cho chúng ăn ốc bươu vàng, rong bèo,…

Nhưng cần lưu ý, đối với ốc bươu vàng, bà con cần cho cá ăn đúng cách. Trước khi cho ăn, bà con cần sơ chế qua ốc bươu vàng. Có thể luộc ốc sơ qua lấy bỏ phần ruột, cho ốc vào máy xay hoặc băm nhỏ ốc. Lượng ốc cho cá ăn phải vừa phải, tránh trường hợp dư thừa làm ô nhiễm nguồn nước trong ao.

Khi bà con nuôi cá trắm đen với số lượng lớn, bà con có thể dùng các loại cá nhỏ. Cách cho ăn vô cùng đơn giản chỉ việc băm nhỏ cá ra là có thể cho cá trắm đen ăn.

Thức ăn công nghiệp

Để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cá, ngoài việc cho cá ăn thức ăn tự nhiên, bà con nên cho cá ăn thêm thức ăn công nghiệp. Hiện nay, thực ăn công nghiệp đa phần là cám dạng viên nổi. Phổ biến nhất là thức ăn hỗn hợp dạng viên nổi сó thành phần dinh dưỡng 42% protein và 7% lipid. Bà con cần hạn chế cho cá ăn vào buổi trưa nắng nóng, tránh trường hợp cho lượng thức ăn quá dư thừa gây ô nhiễm nguồn nước trong ao. Thức ăn công nghiệp mặc dù rất dễ sử dụng, an toàn, nhanh gọn lẹ. Tuy nhiên bà con cũng cần chủ ý khâu bảo quản thức ăn. Cần để ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Hạn chế để những nơi ẩm ướt sẽ làm thức ăn nhanh bị hỏng, ẩm mốc.

Kỹ thuật chăm sóc

Để cá có thể lớn nhanh, phát triển tốt thì giai đoạn chăm sóc cá hết sức quan trọng. Việc chăm sóc cá trắm đen cùng cần phải thực hiện theo trình tự, đúng quy trình.

Bà con cần duy trình môi trường trong ao luôn luôn sạch sẽ, thoáng mát. Thường xuyên kiểm tra nước hàng ngày nếu thấy nước bị đổi màu thì lập tức thay nước mới. Vệ sinh ao nuôi hàng tuần đảm bảo môi trường trong ao không bị ô nhiễm. Mực nước trong ao nuôi phù hợp với cá trắm đen phải có độ sâu từ 1,5 – 2m. Khi cá phát triển trên 2kg, mực nước trong ao phải trên 2m. Mùa hè nước ta rất nắng nóng, bà con cần chú ý lượng nước trong ao. Thấy mực nước trong ao nuôi giảm hãy nhanh chóng thay đổi lượng nên để tạo môi trường lý tưởng cho cá sinh sống. Định kỳ hàng tháng bà con cần kiểm tra các thông số trong nguồn nước như: độ pH, lượng oxy,…

Để ngăn chặn cá mắc bệnh, vào giai đoạn chuyển mùa, bà còn cần bổ sung thêm các loại thuốc vào thức ăn của cá. Giúp gia tăng sức đề kháng, tránh các bệnh thường gặp.

Hướng dẫn thu hoạch

Khi cá đạt kích cỡ lớn hơn 2,5kg trong thời gian từ 12-15 tháng. Bà con tiến hành thu tỉa để giảm mật độ của cá.

Trước thu hoạch 2 đến 3 ngày cần giảm dần lượng thức ăn của cá, việc này giúp giảm tình trạng cá bị sốc trong quá trình vận chuyển. Cá trắm đen khi thu hoạch bà con cần phải phải đánh bắt nhẹ nhàng, cẩn thận tránh làm cá bị thương, xây xát làm giảm giá trị.

Nuôi cá trắm luôn đòi hỏi bà con cần phải có kỹ thuật nuôi mới đạt hiệu quả cao được. Bài viết trên cung cấp thông tin cho bà con về kỹ thuật nuôi cá trắm đen, giúp bà con thuận lợi trong việc nuôi cá. Chúc bà con thành công!

SĐT: 0394226990

Fanpage: https://www.facebook.com/traicagiongQuangNguyen

Website: https://traicagiong.com/