Hướng dẫn Soạn Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa sgk GDCD 7
Hướng dẫn Soạn Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa, sách giáo khoa GDCD lớp 7. Nội dung bài Soạn Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa sgk GDCD 7 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết về công dân trong đời sống, pháp luật, phần trả lời câu hỏi gợi ý và phần giải bài tập cuối bài học để giúp các em học sinh học tốt môn GDCD lớp 7.
Lý thuyết
1. Quan sát ảnh
2. Nội dung bài học
1. Di sản văn hóa là gì?
– Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học; được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
– Di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể
+ Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm tiếng nói, chữ viết lối sống, lễ hội, bí quyết nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống
+ Di sản văn hóa vật thể bao gồm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
– Một số di sản văn hóa ở nước ta:
+ Áo dài, lễ hội Đền Hùng, múa rối nước
+ Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Hoàng thành Thăng Long, Vịnh Hạ Long, trống đồng Đông Sơn, Thành nhà Hồ, bia tiến sĩ ở văn miếu- Quốc tử Giám
2. Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh
– Đối với dân tộc Việt Nam:
Phản ánh giá trị đặc sắc riêng của dân tộc Việt Nam.
+ Giá trị kinh tế-văn hoá: Ngày nay di sản văn hóa có ý nghĩa kinh tế không nhỏ. ở nhiều nước, du lịch sinh thái đã trở thành ngành kinh tế có thu nhập cao, được gọi là ngành kinh tế công nghiệp không khói, đồng thời qua du lịch thiết lập quan hệ quốc tế trong thời đại hội nhập cùng phát triển.
+ Bảo di sản văn hóa còn góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sống của con người, một vấn đề bức xúc của nhân loại hiện nay.
+ Là cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc, những lên truyền thống của dân tộc, thể hiện cơng đức của các thế hệ cha ơng trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực.
+ Những di tích, di sản và cảnh đẹp đĩ cần được giữ gìn, phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Các thế hệ sau có thể tiếp thu, kế thừa truyền thống, kinh nghiệm đó để phát triển nền văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc.
– Đối với thế giới: di sản văn hóa của Việt Nam đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới. Một số di sản văn hóa của Việt Nam được UNESCO là di sản văn hóa thế giới để được tôn vinh, giữ gìn như những tài sản quí giá của nhân loại.
3. Những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa
– Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa.
– Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa. Chủ sở hữu di sản văn hóa cĩ trách nhiệm giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
– Nghiêm cấm các hành vi:
+ Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa.
+ Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ họai di sản văn hóa.
+ Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tớch lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh; đưa trỏi phộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.
+ Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để thực hiện những hành vi trái pháp luật.
– Giữ gìn sạch đẹp, đi tham quan không vứt rác bừa bãi, tố giác kẻ ăn cắp các cổ vật, di vật, tuyên truyền giá trị của di sản văn hóa, tham gia các lễ hội truyền thống
4. Trách nhiệm của học sinh
– Giữ sạch đẹp, không vứt rác bừa bãi.
– Đi tham quan để tìm hiểu.
– Tố giác kẻ ăn cắp các cổ vật, di vật.
– Chống mê tín dị đoan.
– Tham gia các lễ hội truyền thống.
Dưới đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Gợi ý trang 48 sgk GDCD 7. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!
Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Gợi ý trang 48 sgk GDCD 7
a) Em hãy nhận xét đặc điểm và phân loại những bức ảnh trên.
Trả lời:
– Ảnh 1: Di sản văn hóa Mỹ Sơn là thánh địa Ấn Độ giáo của vương quốc Chămpa – Ðấng bảo hộ của các dòng vua Chămpa. Khu di tích Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới tháng 12 năm 1999.
– Ảnh 2: Bến Nhà Rồng – TP HCM là di tích lịch sử đã trở thành nơi mà các thế hệ cháu con đất Việt tìm về để hiểu và trân trọng hơn những giá trị của lòng yêu nước, là nơi đánh dấu sự kiện chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu đất nước.
– Ảnh 3: Vịnh Hạ Long – tỉnh Quảng Ninh là danh lam thắng cảnh, là cảnh đẹp của tự nhiên (Vịnh Hạ Long đã được xếp hạng là di sản thiên nhiên Thế giới).
b) Em hãy nêu một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di sản văn hoá ở địa phương, ở nước ta và trên thế giới.
Trả lời:
– Danh lam thắng cảnh: Vịnh Hạ Long, Chùa Thiên Mụ, Hồ Hoàn Kiếm, Hội An…
– Di tích lịch sử: Động Tiên Sơn, bia Lê Lợi, Di chỉ khảo cổ học Nậm Tun, Cầu Mây và Cổng trời thuộc Khu vực đèo Ô Quý Hồ…
– Di sản văn hóa: Hang Pắc Bó (Cao Bằng); Côn Đảo; Đền Hùng (Phú Thọ); Dốc Miếu (Quảng Trị); Địa đạo Củ Chi
– Di sản văn hóa thế giới: Pháo đài Ba – Xti (Pháp); Núi Fuji (Nhật Bản); Ngôi chùa cổ nhất Nhật Bản-horiju; Thành phố Damascus (Ả Rập)…
c) Việt Nam đã có những di sản nào được UNESCO xếp loại là di sản văn hoá thế giới?
Trả lời:
– Di sản văn hoá vật thể: Quần thể di tích Cố đô Huế; Phố cổ Hội An; Thánh địa Mỹ Sơn; Khu di tích Hoàng thành Thăng Long; Thành nhà Hồ.
– Di sản văn hoá phi vật thể: Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh; Đờn ca tài tử Nam Bộ; Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương; Hát xoan; Hội Gióng tại đền Sóc và đền Phù Đổng, Hà Nội; Ca trù; Dân ca quan họ; Không gian văn hoá cồng Chiêng Tây Nguyên; Nhã nhạc cung đình Huế.
d) Tại sao phải giữ gìn, bảo vệ những di sản văn hoá, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử – văn hoá ?
Trả lời:
– Các di sản văn hoá phi vật thể rất dễ bị mai một cùng với thế hệ già, nếu không được bảo tồn, lưu giữ, truyền lại thì sẽ bị lãng quên.
– Các di sản văn hoá vật thể bị xuống cấp trầm trọng, hư hỏng do thời gian chiến tranh, do thiên nhiên, do ý thức của con người.
– Những cổ vật quý hiếm của quốc gia dễ bị đánh tráo, mất cắp nếu không bảo tồn, gìn giữ.
đ) Chúng ta cần làm gì để bảo vệ, giữ gìn những di tích lịch sử, di sản văn hoá và danh lam thắng cảnh?
Trả lời:
– Không ngồi lên hiện vật, vẽ bậy lên các hiện vật.
– Đi tham quan, tìm hiểu về các danh lam, di tích.
– Đấu tranh, phê phán, tố giác hành vi xâm hại đến các di tích, danh lam.
e) Nhà nước ta có quy định như thế nào về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, di sản văn hoá và danh lam thắng cảnh?
Trả lời:
– Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
– Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hoá, chủ sở hữu di sản văn hoá có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
– Nghiêm cấm các hành vi:
+ Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản vãn hoá.
+ Huỷ hoại, hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá.
+ Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh.
+ Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử – văn hoá.
+ Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá để thực hiện những hành vi trái pháp luật.
Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài tập trang 50 51 sgk GDCD 7. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!
Hướng dẫn Giải bài tập trang 50 51 sgk GDCD 7
a) Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào là góp phần giữ gìn, bảo vệ, hoặc phá hoại di sản văn hoá?
(1) Đập phá các di sản văn hoá;
(2) Di chuyển cổ vật, bảo vật quốc gia bất hợp pháp;
(3) Phát hiện cổ vật đem nộp cho cơ quan có trách nhiệm;
(4) Lấy cắp cổ vật về nhà;
(5) Buôn bán cổ vật không có giấy phép;
(6) Vứt rác bừa bãi xung quanh di tích;
(7) Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng cảnh;
(8) Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá;
(9) Tổ chức tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử;
(10) Cất giấu cổ vật cho bọn buôn lậu;
(11) Giúp các cơ quan chuyên môn sưu tầm cổ vật;
(12) Giúp các cơ quan có trách nhiệm ngăn chặn những người phá hoại di sản văn hoá;
(13) Lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất của các di tích đã được xếp hạng.
Trả lời:
– Hành vi góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá: (3), (7), (8), (9), (11), (12)
– Hành vi phá hoại di sản văn hoá: (1), (2), (4), (5), (6), (10), (13)
b) Trong một lần đi tham quan thắng cảnh Vịnh Hạ Long, thấy trên vách các hang động có những chữ khắc hoặc viết chằng chịt tên, ngày tháng của những người đến thăm, bạn Dung bày tỏ thái độ phê phán, không hài lòng về những việc làm đó. Ngược lại, có một số bạn lại đồng tình, vì theo họ thì việc khắc chữ trên vách đá là một kỉ niệm của du khách để cho hậu thế biết: nơi đây đã có người đến thăm vào thời gian nào.
Em đồng tình với quan điểm nào? Vì sao?
Trả lời:
Em đồng tình với quan điểm của bạn Dung. Vì: bạn Dung đã thực hiện đúng trách nhiệm của công dân với các danh lam thắng cảnh là đấu tranh phê phán những việc làm hư hỏng danh lam. Hơn nữa, bạn Dung không vì thú vui của mình làm ảnh hưởng xấu đến quốc gia. Bạn vừa có ý thức tham quan vừa có ý thức muốn bảo vệ.
c) Hãy sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có nội dung về di sản vằn hoá của Việt Nam và thế giới để trưng bày tại lớp vào giờ học Giáo dục công dân tuần sau.
Trả lời:
Học sinh sưu tầm tranh ảnh ở Internet, sách, báo, đài hoặc những ảnh chụp được, ảnh lưu niệm.
d) Em hãy tìm hiểu và trình bày tóm tắt về một vài loại di sản văn hoá vật thể hoặc di sản văn hoá phi vật thể của địa phương, của đất nước mà em biết.
Trả lời:
Tọa lạc tại phía Nam của Lưu vực sông Hồng, Quần thể danh thắng Tràng An là một quần thể thắng cảnh gồm các núi đá vôi địa hình cacxtơ xen kẽ các thung lũng và các vách đá dốc. Các cuộc khám phá đã chỉ ra rằng nơi đây xuất hiện chứng tích khảo cổ của loài người cách đây hơn 30.000 năm. Quần thể còn bao gồm chùa, đền thờ, ruộng lúa và các làng nhỏ.
đ) Hãy tìm hiểu một vài việc làm của những người xung quanh mà em cho đó là những hành vi bảo vệ hoặc xâm hại đến di sản văn hoá.
Trả lời:
– Quét dọn đền, chùa.
– Thấy cổ vật xuất hiện trong nhà thì giao cho cơ quan nhà nước.
– Sưu tầm cổ vật và bàn giao lại cho nhà nước.
– Không xây dựng trái phép trên các di sản văn hóa.
e) Hãy xây dựng kế hoạch một buổi tham gia dọn vệ sinh tại các di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh ở địa phương.
Trả lời:
Ví dụ:
– Sáng xuất phát từ nhà, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ lao động.
– Đến di tích A tham quan, thắp hương viếng các anh hùng liệt sĩ.
– Sau tham quan thì tổ chức dọn dẹp, phân công nhiệm vụ.
– Sau dọn dẹp, để các đồ vật đúng vị trí ban đầu.
– Ra về.
Bài trước:
Bài tiếp theo:
Xem thêm:
Trên đây là phần Hướng dẫn Soạn Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa sgk GDCD 7 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn GDCD lớp 7 thật tốt!
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“