Hướng dẫn 7 bước phân tích đối thủ cạnh tranh hiệu quả
Phân tích đối thủ cạnh tranh là một trong những yếu tố cơ bản giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ trên thị trường. Để kinh doanh một cách có hiệu quả, doanh nghiệp cần hiểu rõ về thị trường, vị trí hiện tại của mình so với đối thủ để dễ dàng đánh giá được mức độ cạnh tranh, từ đó đưa ra các chiến lược cạnh tranh phù hợp để giành lấy thị phần và tăng trưởng doanh thu. Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những khái niệm cơ bản về phân tích đối thủ cạnh tranh và 6 bước thực hiện phân tích đối thủ hiệu quả nhé!
Tổng quan về đối thủ cạnh tranh
Mục Lục
Khái niệm đối thủ cạnh tranh
Cạnh tranh là một quy luật của kinh tế thị trường, được hiểu là sự ganh đua của các chủ thể hoạt động trên thị trường với mục tiêu thu hút ngày càng đông khách hàng về phía mình. Cạnh tranh sẽ mang lại các lợi ích cho khách hàng, giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn. Tuy nhiên, với nhiều doanh nghiệp, cạnh tranh lại là một thách thức trong việc giữ chân khách hàng và tăng doanh thu.
Đối thủ cạnh tranh là những công ty, tổ chức hay cá nhân hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực hoặc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ giống nhau, có cùng phân khúc thị trường hoặc cùng đưa ra mức giá tương đương với cùng loại sản phẩm. Hầu hết doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đều có đối thủ và không có ai ngoại lệ, chỉ là hơn nhau ở chỗ đối thủ nhiều hay ít, có tiềm lực mạnh hay yếu,…
Phân loại đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Là các đối thủ cạnh tranh có hoạt động kinh doanh tương tự trong cùng lĩnh vực, bán sản phẩm hoặc dịch vụ giống với doanh nghiệp của bạn và tập trung vào cùng một đối tượng khách hàng. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp thường là các đối thủ mạnh và có thể tạo nên những sụt giảm về doanh số và lợi nhuận cho doanh nghiệp của bạn.
Một số thương hiệu đã đối đầu, cạnh tranh với nhau suốt nhiều năm qua, là đối thủ cạnh tranh trực tiếp, ví dụ: Apple – Samsung, Coca Cola – Pepsi và Adidas – Nike.
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp là những đối thủ không trực tiếp hoạt động trong cùng ngành kinh doanh nhưng cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ giống với sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp của bạn và đã làm giảm đi một phần thị phần của doanh nghiệp của bạn.
Một nhà hàng sẽ bị đối thủ cạnh tranh gián tiếp từ những cửa hàng thức ăn nhanh. Mặc dù không hoạt động trong cùng ngành kinh doanh, nhưng những cửa hàng thức ăn nhanh cũng bán đồ ăn nhanh chóng để phục vụ nhiều khách hàng có ít thời gian hoặc mong muốn có một lựa chọn đa dạng hơn. Do đó, nhà hàng sẽ mất khách hàng và doanh thu vào những cửa hàng thức ăn nhanh, đây là một ví dụ cho đối thủ cạnh tranh gián tiếp.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Đối thủ tiềm tàng là những doanh nghiệp hiện không hoạt động trong lĩnh vực của bạn hoặc mới xuất hiện nhưng chưa đưa bất cứ sản phẩm hay dịch vụ nào ra thị trường. Đây được xem là mối nguy tiềm tàng sẽ ảnh hưởng tới thị trường và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp bạn trong tương lai.
Các thương hiệu về sữa như Vinamilk, TH TrueMilk, . .. Dựa trên tiềm lực về tài chính, công nghệ và quy mô nhà máy cùng những hệ thống phân phối sẵn có sẽ có thể gia nhập thị trường nước giải khát trong tương lai. Họ có thể trở thành đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của các thương hiệu nước giải khát hiện tại như Tân Hiệp Phát, Suntory Pepsico…
Lợi ích khi tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh
Nắm bắt được thị trường
Trong trường hợp đối thủ là người đi đầu hoặc có được thành công và dấu ấn nhất định trên thị trường thì phân tích đối thủ giúp gia tăng thêm hiểu biết về thị trường. Từ đó tăng khả năng nhận biết, đón đầu hoặc tìm thấy đâu là lợi thế cạnh tranh tối ưu đối với từng doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình nhằm nắm bắt thời cơ và đối phó với những thách thức từ đối thủ.
Học hỏi và rút kinh nghiệm từ đối thủ
Phân tích đối thủ giúp doanh nghiệp hiểu rõ mục tiêu, chiến lược và cách làm việc của đối thủ trong từng giai đoạn. Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho doanh nghiệp mình, áp dụng các phương pháp mới nhằm hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy đến.
Tăng khả năng cạnh tranh
Phân tích đối thủ cho phép doanh nghiệp xác định rõ những ưu thế và hạn chế của mình so với các đối thủ trên thị trường. Từ đó, doanh nghiệp sẽ cải thiện sản phẩm, dịch vụ, tăng tính sáng tạo, tối ưu hoá hoạt động sản xuất và kinh doanh nhằm tăng tính cạnh tranh và hấp dẫn khách hàng.
Đề xuất những chiến lược mới
Phân tích đối thủ cho phép doanh nghiệp đưa ra những quyết định chiến lược hiệu quả, bao gồm chọn mục tiêu thị trường, tập trung vào sản phẩm hay dịch vụ đó, tăng quảng cáo, thu hút khách hàng tiềm năng, và phân bổ nguồn lực phù hợp nhằm cải thiện chiến lược hoạt động.
Tầm quan trọng của việc phân tích đối thủ cạnh tranh
Vai trò đối với doanh nghiệp
-
Phân tích đối thủ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thị trường, nhu cầu của khách hàng, sở thích và xu hướng mua hàng.
-
Giúp doanh nghiệp cải thiện sản phẩm, dịch vụ và quy trình kinh doanh của mình để tạo ra giá trị tốt hơn cho khách hàng.
-
Các chiến lược cạnh tranh cũng là nhân tố làm tăng hay mất uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
-
Cạnh tranh khuyến khích các doanh nghiệp phải cho ra đời những sản phẩm có chất lượng cao hơn nữa mới thoả mãn được nhu cầu luôn biến đổi của người dùng.
-
Đòi hỏi doanh nghiệp phải phát triển các
chiến dịch marketing
bắt đầu từ khâu nghiên cứu thị trường để hiểu được nhu cầu khách hàng từ đó có các quyết định sản xuất kinh doanh nhằm thoả mãn những nhu cầu đó.
Vai trò đối với người tiêu dùng
-
Cạnh tranh đem đến cho người tiêu dùng lựa chọn đa dạng hơn về sản phẩm để thỏa mãn được các nhu cầu của thị trường và của người tiêu dùng.
-
Người tiêu dùng có thể thoải mái, tự tin đưa ra quyết định mua hàng thông minh và hiệu quả hơn.
-
Những lợi ích mà họ thu được từ sản phẩm ngày càng được nâng cao và đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng do chất lượng dịch vụ kèm theo sự quan tâm đầy đủ hơn.
Vai trò đối với nền kinh tế
-
Cạnh tranh bảo đảm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và sự phân công lao động xã hội.
-
Thúc đẩy sự đa dạng sản phẩm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của xã hội, kích thích nhu cầu phát triển, làm xuất hiện những nhu cầu mới, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội và phát triển nền kinh tế.
-
Cạnh tranh là điều kiện quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất và đưa tiến bộ kỹ thuật trình độ cao vào sản xuất, hiện đại hoá nền kinh tế xã hội.
Quy trình 7 bước phân tích đối thủ cạnh tranh
Bước 1: Lập danh sách các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp
Sau khi đã tiến hành quá trình nghiên cứu và xác định các đối thủ cạnh tranh để thiết lập danh sách, thì Google chính là công cụ bạn sẽ được dùng đến lúc này. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki,…), gõ tên sản phẩm của bạn để tìm kiếm và lên danh sách các đối thủ cạnh tranh.
Tiếp theo, bạn cần xây dựng thêm cho mình một bộ tiêu chí để có thể đánh giá về đối thủ cạnh tranh một cách chuẩn xác hơn nữa. Chúng tôi có vài gợi ý như sau các tiêu chí để xếp loại đối thủ cạnh tranh:
-
Những doanh nghiệp có sự tương đồng về loại hình sản phẩm, dịch vụ.
-
Những doanh nghiệp có sự tương đồng về mô hình kinh doanh, sản xuất.
-
Những doanh nghiệp có sự tương đồng về đối tượng khách hàng, phân khúc giá cả.
-
Những doanh nghiệp có sự tương đồng về thời gian xâm nhập thị trường.
Bước 2: Tiến hành đánh giá, phân tích đối thủ
Việc tiếp theo doanh nghiệp cần thực hiện đó là đánh giá về đối thủ qua một số tiêu chí cơ bản sau:
-
Thị phần nắm giữ.
-
Quy mô hoạt động.
-
Điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ.
-
Những chiến lược mà đối thủ đang sử dụng.
Đánh giá đối thủ rõ ràng và chi tiết sẽ giúp doanh nghiệp bạn hoạch định và đưa ra những chiến lược Marketing tốt hơn.
Bước 3: Phân loại đối thủ
Trên thực tế, việc biết được các loại đối thủ ở thời điểm hiện tại sẽ giúp quá trình phân tích đối thủ của bạn diễn ra nhanh chóng và chính xác hơn. Hiện nay, trong ngành kinh doanh gồm dịch vụ và sản phẩm sẽ có ba loại đối thủ chính, bao gồm: Đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ cạnh tranh gián tiếp và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
Bước 4: Tiến hành thu thập thông tin của đối thủ
Để có thể thu thập thông tin về đối thủ tốt, bạn nên xác định rõ từng loại thông tin đối thủ cạnh tranh muốn thu thập, cụ thể:
-
Tổng quan về doanh nghiệp: Đây là nhóm thông tin cơ bản nhất giúp bạn biết rõ quy mô, cấu trúc cũng như cách thức đối thủ hoạt động kinh doanh.
-
Sản phẩm/dịch vụ: Đặc tính, giá cả của các sản phẩm/dịch vụ của đối thủ sẽ giúp bạn đưa ra những chiến lược marketing hợp lý nhằm cải thiện sản phẩm của mình hơn nữa.
-
Kênh phân phối: Tìm hiểu các kênh phân phối của đối thủ sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong toàn bộ quá trình kinh doanh. Bạn cần nắm bắt rõ một số yếu tố sau: Hệ thống các kênh phân phối, cấu trúc kênh. Từ đó có thể tổ chức tối ưu hoá hệ thống kênh của công ty bạn.
-
Truyền thông: Cách thức marketing online và offline của đối thủ sẽ ảnh hưởng lớn đến việc thu hút khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp bạn.
-
Khách hàng của đối thủ và nhận thức của họ: Thu thập ý kiến của khách hàng về đối thủ là cách hiệu quả giúp bạn rút ra kinh nghiệm từ các phản hồi này, nhằm tìm ra những giải pháp thích hợp với doanh nghiệp của bạn.
Bước 5: Phân tích đối thủ
Sau đây, bạn sẽ thực hiện khảo sát đối thủ cạnh tranh theo những phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia khuyên rằng, doanh nghiệp nên thực hiện đánh giá bằng bảng.
Khi bạn thu thập dữ liệu từ nhóm đối thủ này, hãy sắp xếp dữ liệu thật rõ ràng trong một bảng nhằm dễ quản lý và cập nhật theo các thời điểm. Có thể phân nhóm theo tiêu chí khác nhau nếu bạn cần so sánh dữ liệu trong bảng.
Bước 6: Ứng dụng các mô hình phân tích
Tùy theo mục đích phân tích mà bạn cần lựa chọn để kết hợp với những mô hình phân tích khác. Hiện có 5 mô hình phân tích cơ bản đang được sử dụng:
-
Mô hình SWOT
: là một công cụ phân tích đối thủ cạnh tranh được thiết kế để phân tích điểm mạnh (Strengths) , điểm yếu (Weaknesses) , cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats) của một tổ chức doanh nghiệp hoặc một dự án.
-
Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter: Mô hình 5 áp lượng cạnh tranh của Michael Porter là mô hình cho phép xác định và phân tích 5 lực lượng cạnh tranh khác nhau, sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp.
-
Ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM: Ma trận hình ảnh cạnh tranh (Competitive Profile Matrix, gọi tắt là CPM) là mô hình phân tích những đối thủ cạnh tranh lớn của công ty, xác định điểm mạnh và điểm yếu của công ty trong tương quan với vị thế chiến lược của công ty cạnh tranh.
-
Mô hình đa giác là một hình bao gồm các yếu tố cạnh tranh dưới dạng đồ thị đa giác để đánh giá khả năng doanh nghiệp trong mối quan hệ với đối thủ hay tập hợp đối thủ.
-
Phân tích nhóm chiến lược: là một khung phân tích cạnh tranh giúp doanh nghiệp bạn phân tích các đối thủ theo từng cụm dựa trên sự tương đồng chiến lược.
Bước 7: Lập báo cáo
Sau khi đã nắm được đầy đủ thông tin liên quan, bạn cần tiếp tục báo cáo chi tiết để cập nhật và theo dõi. Khi đó bạn tổng hợp đầy đủ thông tin đã phân tích thành những bản báo cáo phân tích đối thủ được hoàn thiện từ nội dung đến hình thức.
Bản báo cáo đầy đủ thông tin khi phân tích đối thủ sẽ giúp doanh nghiệp có thêm các chiến lược marketing và kinh doanh phù hợp, khẳng định được chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường và tăng thị phần bán lẻ trong tương lai.
Những lưu ý trong quá trình phân tích đối thủ cạnh tranh
Phân tích đối thủ cạnh tranh phải thực hiện trong thời gian dài
Thông tin về đối thủ là tập hợp dữ liệu của một khoảng thời gian dài, doanh nghiệp đối thủ cũng sẽ không ngừng đổi mới và sáng tạo. Chính vì vậy, việc thu thập dữ liệu, thông tin là quá trình diễn ra thường xuyên chứ không phải là việc bạn cứ thực hiện một lần là xong và không được lặp lại.
Lưu ý về thời gian và thời điểm thực hiện phân tích
Khi xem xét các dữ liệu của đối thủ, bạn hãy nhớ nghiên cứu rằng mỗi công ty đã đổi mới và tiến bộ thế nào thời thời gian thay vì chỉ phân tích những phương pháp tiếp cận của họ vào một thời điểm cố định duy nhất.
Đầu tư để có được thông tin chất lượng
Nếu bạn mạnh dạn đầu tư để thu được thông tin chất lượng thì bạn sẽ có thể đơn giản hóa quá trình thu thập dữ liệu xung quanh phân tích cạnh tranh. Điều đó giúp bạn đưa ra các kết luận chuẩn xác và nhanh hơn dựa trên thông tin đã có.
Tóm lại
Trên đây là những kiến thức liên quan đến quá trình phân tích đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Hãy cố gắng đầu tư thời gian và tìm kiếm các cách thức phân tích tối ưu, hiệu quả nhằm tạo ra sự thay đổi trong chiến lượng doanh nghiệp sao cho phù hợp nhất.