Hướng dẫn 12 cách lắp bóng đèn LED chiếu sáng tại nhà
Cách lắp đèn LED chiếu sáng cho 12 loại đèn chi tiết A – Z tại nhà
Theo các chuyên gia, có nhiều cách lắp đèn LED chiếu sáng khác nhau. Tuy nhiên, không phải cách nào cũng mang lại hiệu quả chiếu sáng tối ưu. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về lắp đặt các loại đèn LED đúng kỹ thuật.
1. Hướng dẫn cách lắp đèn LED tuýp
1.1 Cách lắp đèn LED chiếu sáng 1.2m tuýp
Mục Lục
1.1.1 Cách lắp tuýp LED với máng huỳnh quang cũ
-
Đầu tiên, cần kiểm tra kỹ máng đèn hiện tại sử dụng chấn lưu sắt từ hay chấn lưu điện tử. Nếu máng đèn có sử dụng tắc te thì chấn lưu đang được sử dụng là chấn lưu sắt từ.
-
Trong trường hợp nếu lắp xong và bật đèn lên thấy đèn nháy khoảng 2-3 lần sau đó mới sáng ổn định thì đó là chấn lưu sắt từ. Nếu đèn không nháy mà có thể sáng luôn thì đó là chấn lưu điện tử.
Cách lắp đèn sẽ được thể hiện rõ trong hai hình ảnh dưới đây:
1.1.2 Cách lắp đèn tuýp LED mới
- Bước 1
: Tháo vỏ của máng đèn ra và dùng tua vít tháo bỏ ốc vít ghim tại chấn lưu và tắc te và bỏ chúng ra, những linh kiện này sẽ không cần đến nữa.
- Bước 2 Nối dây
: Nhìn vào 2 đầu của bóng đèn bạn sẽ thấy 1 đầu có chữ L và một đầu có chữ N. Đầu đèn còn lại chỉ có tác dụng hỗ trợ bóng đèn gắn lên máng đèn LED.
- Bước 3
: Lắp máng đèn vào, sau đó lắp đèn tuýp LED thật chính xác. Hoàn chỉnh lắp đặt đèn.
1.2 Cách đấu đèn tuýp LED đôi
Bước 1. Chuẩn bị thiết bị đèn LED
-
Trước khi lắp đặt cần chọn các loại bóng đèn và máng đèn tuýp LED phù hợp. Đồng thời đảm bảo chất lượng cũng như sự an toàn trong quá trình sử dụng.
-
Chuẩn bị một đoạn dây điện có độ dài phù hợp với kích thước của đèn;
-
Chuẩn bị hai chiếc đai (đai có tác dụng giữ đèn).
-
Cút nối (giúp hai bóng đèn liền với nhau trong trường hợp khu vực lắp đặt bị rộng.
Bước 2. Lắp đèn tuýp LED đôi vào máng
-
Chuẩn bị máng LED và tuýp LED đầy đủ như ở bước 1 và nguồn điện trong nhà đảm bảo đã được tắt;
-
Nối dây nguội với đầu dây một cực của máng LED, dây pha được nối với đầu còn lại của máng LED;
-
Lắp hai chân của tuýp LED vào chính xác 2 lỗ ở 2 đầu của máng LED. Đẩy một đầu vào trước, đầu kia hơi đẩy về phía máng bên kia để có thể nhét vào được;
-
Sau khi lắp xong tiến hành test xem đèn LED đã hoạt động hay chưa.
1.3 Cách thay bóng đèn LED 1m2
1.3.1 Lắp đặt tuýp LED vào máng đèn huỳnh quang cũ
Cách này sẽ giúp bạn có thể tiết kiệm được chi phí để mua bóng đèn mới và tiết kiệm thời gian thay bóng. Các công đoạn sẽ được rút ngắn lại.
- Bước 1
: Kiểm tra nguồn điện, đảm bảo đã tắt cầu dao điện trước khi thay bóng đèn;
- Bước 2
: Tháo bóng đèn huỳnh quang ra khỏi máng huỳnh quang cũ;
- Bước 3
: Tháo bỏ tắc te và chấn lưu ra khỏi máng đèn;
- Bước 4
: Lắp tuýp LED mới vào máng.
Xem thêm để hiểu lý do tại sao đèn LED lại được dùng thay thế cho đèn huỳnh quang: So sánh đèn huỳnh quang và đèn LED
1.3.2 Sử dụng máng mới hoàn toàn
-
Nếu thay thế hoàn toàn bóng đèn và tuýp LED thì cách lắp đặt sẽ cực kỳ đơn giản.
-
Bạn chỉ cần tiến hành lắp đặt tuýp LED vào máng LED và đấu nối dây vào nguồn điện là đã có thể sử dụng đèn.
Lưu ý khi thay bóng đèn tuýp LED:
-
Tuyệt đối tuân thủ an toàn trong thi công và lắp đặt hệ thống điện;
-
Sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động trong quá trình lắp đặt như: Găng tay, kính mắt…
-
Cần kiểm tra độ sáng của đèn bằng cách bật công tắc đèn sau khi lắp đặt để chắc chắn rằng đèn được lắp đặt đúng vị trí.
Xem thêm: Cách sử dụng đèn LED với 3 bước làm tăng tuổi thọ lên 50%
2. Hướng dẫn cách lắp đèn LED chiếu sáng pha
2.1 Chuẩn bị dụng cụ
- Chuẩn bị số lượng đèn phù hợp với nhu cầu chiếu sáng.
- Chuẩn bị kìm, kéo, bút thử điện, đồ bảo hộ cho người lắp đặt,…
2.2 Hướng dẫn các bước lắp đèn LED chiếu sáng
- Bước 1: Gắn đèn pha LED lên bề mặt ở vị trí muốn lắp đặt. Tiến hành khoan lỗ để bắt vít theo khoảng cách lỗ vít trên tai đèn. Đặt tai đèn vào vị trí có lỗ vít rồi cố định bằng ốc.
- Bước 2: Thay đổi hướng chiếu sáng của đèn sao cho phù hợp với mục đích sử dụng bằng cách xoay tai đèn.
- Bước 3: Đấu nối dây từ bộ nguồn LED của đèn vào nguồn điện tổng. Đấu nối các dây đúng theo kỹ thuật.
- Bước 4: Sau khi đấu nối kiểm tra xem đã đấu nối chính xác chưa. Sau khi đã hoàn tất đấu nối thì bật công tắc để kiếm tra ánh sáng đèn.
2.3 Lưu ý khi lắp đặt đèn LED tại nhà
- Kiểm tra chất lượng đèn trước khi lắp đặt.
- Ngắt nguồn điện tổng để đảm bảo an toàn cho người lắp.
- Người lắp phải am hiểu kỹ thuật để quá trình đấu nối diễn ra chính xác.
3. Cách lắp bóng đèn LED tròn
3.1 Các bước lắp đặt đèn LED tại nhà
- Bước 1 Chuẩn bị lắp đặt
: Đảm bảo đã tắt nguồn điện; Tay đã khô ráo và chuẩn bị sẵn bóng đèn LED Bulb.
- Bước 2 Tháo dỡ bóng
: Bằng cách xoay bóng theo chiều ngược chiều kim đồng hồ để tháo bóng.
- Bước 3 Lắp đặt
: Bằng cách xoay bóng vào theo chiều kim đồng hồ.
- Bước 4 Xử lý rác (Bóng đèn cũ)
: Nên bỏ vào thùng rác tái chế, tránh vứt rác bừa bãi.
Lưu ý khi lắp đặt bóng đèn:
-
Cần phải lắp đèn vào nguồn điện rõ ràng.
-
Không lắp đèn LED tại những nơi có độ ẩm cao.
-
Không nên chạm tay vào đèn hoặc nhìn trực diện vào đèn khi đèn đang sáng.
3.2 Khoảng cách và độ cao lắp đặt
-
Khoảng cách lắp đặt đèn LED là bao nhiêu phụ thuộc vào công suất của đèn. Tuy nhiên, khoảng cách hợp lý nhất giữa các đèn là từ 1 – 1,2 mét đối với phòng khách; 0.9 – 1 mét đối với phòng ngủ,; 0.8 – 1 mét đối với khu vực văn phòng.
-
Độ cao lắp đặt đèn LED phù hợp đạt ở khoảng từ 2,3 đến 3 mét.
4. Hướng dẫn cách lắp đèn LED chiếu sáng bán nguyệt
4.1 Các bước lắp đặt đèn LED tại nhà
- Bước 1
: Tháo bóng đèn cũ đã bị hỏng hoặc bóng cần thay thế.
- Bước 2
: Tháo vỏ máng đèn hoặc có thể thay thế hoàn toàn bằng máng đèn mới.
- Bước 3
: Tháo tắc te.
- Bước 4
: Tháo chấn lưu và tiến hành đấu trực tiếp đầu ra và đầu vào của chấn lưu. Lắp bóng đèn LED bán nguyệt.
- Lưu ý
: Phải tắt công tắc điện trước khi lắp đặt đèn.
4.2 Khoảng cách và độ cao lắp đặt
-
Khoảng cách lắp đặt đèn LED bán nguyệt phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như: Công suất của đèn; không gian lắp đặt đèn; yêu cầu về mức độ chiếu sáng… để có thiết kế phù hợp.
-
Chiều cao lắp đặt đạt khoảng 2,3 đến 3 mét.
Xem thêm: Loại bóng đèn nào tiết kiệm điện nhất?
5. Cách lắp đèn LED chiếu sáng nhà xưởng
5.1 Các cách lắp đèn LED nhà xưởng
5.1.1 Treo đèn nhà xưởng nối tiếp
-
Đây là cách treo đèn chung và được coi là cách lắp đặt đèn đơn giản nhất cho tất cả các loại hình nhà xưởng.
-
Hệ thống đèn LED sẽ được thiết kế treo thành từng hàng song song với nhau.
-
Ưu điểm: ánh sáng sẽ được phân bố đồng đều ra toàn bộ không gian chiếu sáng.
-
Nhược điểm: Cách treo đèn này sẽ không phù hợp với những khu vực nhà xưởng có nhiều vật cản.
5.1.2 Cách treo đèn nhà xưởng so le
-
Áp dụng cho không gian nhà xưởng có vị trí lắp đèn có nhiều vật cản như: quạt trần, camera, máy móc…
-
Dựa vào bản thiết kế trần nhà xưởng để có thể chọn được vị trí lắp đèn cho phù hợp.
-
Lắp so le đèn theo từng hàng khác nhau để đảm bảo ánh sáng có thể chiếu đồng đều tới các vị trí cần chiếu sáng.
5.1.3 Cách treo đèn nhà xưởng kết hợp
-
Đây là cách lắp đèn có sự kết hợp của nhiều loại đèn như đèn tuýp LED; đèn chống cháy nổ; đèn LED tròn…
-
Kết hợp treo đèn đúng kỹ thuật để tránh bị thiếu ánh sáng hoặc thừa gây lãng phí ánh sáng.
-
Trước khi lắp đặt cần tính toán kỹ về tổng lượng ánh sáng cho không gian nhà xưởng cần chiếu sáng để lắp đặt cho phù hợp.
5.2 Hướng dẫn cách lắp đèn LED chiếu sáng
Bước 1. Tính toán chiếu sáng nhà xưởng
-
Tính quang thông cần sử dụng bằng công thức:
Diện tích nhà xưởng x Tiêu chuẩn quang thông của một đèn cần sử dụng.
-
Tính công suất cần sử dụng cho đèn nhà xưởng:
Công suất = Tổng quang thông : hiệu suất chiếu sáng của bóng đèn.
- Ví dụ
: Trong xưởng sản xuất có tổng lượng ánh sáng bằng 36.000lm và hiệu suất bóng đèn LED là 130lw. Vậy tổng công suất sử dụng là 276w.
-
Tính tổng số lượng đèn cần sử dụng: Tính toán được số lượng đèn cần thiết. Tránh bị lãng phí hoặc thiếu đèn.
Bước 2. Xác định hướng chiếu sáng
-
Mỗi khu vực trong nhà xưởng sẽ có những yêu cầu khác nhau về độ sáng và mức rọi. Doanh nghiệp của bạn có thể căn cứ vào mục đích chiếu sáng để căn chỉnh hướng của bóng đèn LED.
-
Đối với những khu vực có yêu cầu độ rọi và ánh sáng cao thì nên lắp đặt đèn theo hướng thẳng đứng.
-
Ở không gian có vật cản ánh sáng thì nên lắp đặt đèn theo hướng chiếu nghiêng.
Bước 3. Chọn loại đèn chiếu sáng cho phù hợp
-
Cần chọn loại đèn có độ bền cao. Loại đèn chất lượng sẽ có tuổi thọ lên đến 65.000 giờ.
- Đèn sử dụng chip LED chính hãngCree, Bridgelux, Nichia,…
,…
- Đèn có khả năng tản nhiệt tốt
: Đây là yếu tố giúp cho đèn không bị nóng trong quá trình sử dụng.
- Đèn có khả năng tiết kiệm điện năng
: Hầu hết các loại đèn LED đều có khả năng tiết kiệm điện rất tốt.
Bước 4. Xác định vị trí lắp đặt đèn
-
Cần lựa chọn vị trí treo đèn không có vật cản gây che mất ánh sáng.
-
Chiều cao lắp đặt đèn phải cao trên 2,5 mét để tránh độ chói quá lớn.
Bước 5. Chuẩn bị dụng cụ treo đèn
-
Chuẩn bị đủ số lượng đèn LED cần lắp đặt;
-
Xích treo đèn;
-
Móc treo đèn: Thông thường tại các nhà xưởng đã có móc để treo đèn. Nếu chưa có móc thì phải dùng khoan để khoan móc treo lên trần.
-
Chuẩn bị thang và các phụ kiện như khoan, búa, bút thử điện, quần áo và mũ bảo hộ, kéo, tua vít…
Bước 6. Cách treo đèn LED nhà xưởng
-
Trước khi lắp đèn phải ngắt toàn bộ công tắc điện;
-
Tiếp theo, cố định một đầu của dây xích vào đế đèn, lên thang và treo đầu dây xích vào móc treo trên trần;
-
Sau khi đã treo thì bật nguồn điện để kiểm tra hệ thống chiếu sáng.
5.3 Khoảng cách và độ cao lắp đặt
-
Độ cao treo đèn sẽ phụ thuộc vào công suất của loại đèn mà doanh nghiệp lựa chọn sử dụng.
- Ví dụ
: Đèn có công suất 50w thì chiều cao phù hợp để treo đèn là 4 – 5m, đèn LED công suất 80w thì chiều cao phù hợp là 4-6m, đèn LED nhà xưởng công suất 100w thì độ cao phù hợp là 6-8m, ….
-
Khoảng cách lắp đặt đèn cũng phụ thuộc vào công suất của đèn. Ví dụ: Khoảng cách lắp đèn LED 50w là 4-5m, 80w là 5-6m, 100w là 5-6m, …
6. Hướng dẫn cách lắp đèn LED dây
6.1 Cách đấu nối đèn LED dây 220w
Bước 1
-
Trước khi tiến hành đấu LED dây vào nguồn tổ ong phải lựa chọn đúng mức điện áp cho dây LED.
-
Lựa chọn đúng nguồn sử dụng phù hợp với dây LED đó.
-
Sau khi lựa chọn xong mức điện áp cần đấu thì sẽ tiến hành đấu dây LED.
Bước 2
-
Xác định dây âm và đầu dây dương trên đèn LED: Thông thường, dây dương sẽ có màu đỏ, màu cam… và có ký hiệu là dấu (+); Dây âm sẽ được quy định mà các loại màu tối, có ký hiệu là (-)
Bước 3
-
Xác định đầu vào và đầu ra trên nguồn tổ ong: Đầu vào thông thường sẽ được ký hiệu là AC220V (N,L).
-
Đầu ra thường phân cực âm và cực dương, cực âm được ký hiệu là Com hoặc V-, cực dương được ký hiệu là V+.
Bước 4 Đấu đèn LED
-
Phải đấu đúng cực âm của dây LED vào cực âm của nguồn và cực dương dây LED vào cực dương nguồn.
-
Như vậy là bạn đã hoàn thanh công việc nối đèn LED dây cho không gian của bạn.
6.3 Cách nối dây đèn LED 12V
Xem chi tiết: 5 Cách đấu LED nguồn 12v
6.2 Cách lắp đèn LED dây trang trí cho không gian
-
Để lắp đèn LED trang trí cho không gian của bạn; sử dụng các loại súng bắn đinh móc ⅜ inch bằng thép mạ kẽm để không bị rỉ.
-
Đầu tiên sẽ lắp đặt đèn ở điểm đầu tiên của nguồn điện đã rút phích cắm điện; đảm bảo dây đèn có một chút lỏng lẻo. Sau đó giữ cho dây điện luôn căn giữa để không bị đóng đinh vào dây điện.
-
Các bóng đèn càng lớn thì khoảng cách lắp đèn càng cao để không gian được cân đối và đẹp nhất.
7. Cách lắp đèn LED chiếu sáng âm trần
7.1 Lưu ý
- Người thực hiện lắp đặt cần am hiểu kỹ thuật điện.
- Xác định chất liệu trần để sử dụng dụng cụ khoan đục phù hợp.
- Ngắt nguồn điện tổng trước khi đấu nối để đảm bảo an toàn.
- Sử dụng đồ bảo hộ chuyên dụng để tránh xảy ra rủi ro không mong muốn.
7.2 Chuẩn bị dụng cụ
- Bộ đèn LED âm trần gồm: dây dẫn, driver, tai cài lò xo, đèn LED.
- Máy khoan, bút thử điện, kìm, kéo, thước dây, ốc vít, băng dính cách điện.
- Thang đứng.
7.3 Hướng dẫn chi tiết lắp đèn LED âm trần
Cách lắp đèn LED chiếu sáng âm trần có nguồn trong
- Bước 1: Xác định vị trí lắp đèn theo bản vẽ chiếu sáng.
- Bước 2: Dùng máy khoan khoan lỗ khoét trên trần theo kích thước của đế đèn (rộng hơn 1 – 2cm).
- Bước 3: Đưa nguồn LED và dây dẫn của đèn vào phần lỗ khoét.
- Bước 4: Đấu nối dây dẫn điện của bộ đèn LED với nguồn điện tổng.
- Bước 5: Chỉnh tai cài đèn ở góc 90 độ và đẩy đèn vào lỗ khoét. Bật nguồn điện để kiểm tra độ sáng của đèn.
Cách lắp đèn LED chiếu sáng âm trần có nguồn rời
- Bước 1: Khoét lỗ trên trần theo kích thước đèn.
- Bước 2: Đặt nguồn LED và đấu nối dây điện của nguồn LED với dây dẫn của đèn.
- Bước 3: Đẩy tai cài đèn 90 độ hướng đế đèn lên lỗ khoét và ấn vào.
- Bước 4: Bật công tắc và kiểm tra độ sáng của đèn.
8. Cách đấu đèn pha LED cho xe máy – Cách đấu đèn LED 3 dây xe máy
- Bước 1: Lấy tay ấn vào lẫy để tháo nắp đèn pha ra, nhấc bóng đèn cũ lên.
- Bước 2: Chuẩn bị bộ đèn pha mới cho xe máy.
- Bước 3: Đặt đèn vào nẫy đèn pha, lựa chọn đèn có kích cỡ phù hợp.
- Bước 4: Tháo 2 ốc ở 2 bên hộp đồng hồ để nhìn rõ công tắc đèn. Cắt dây màu vàng để đấu nối vào dây màu đen (đây là dây nguồn sau công tắc khóa máy). Sau khi đấu nối dùng băng dính cách điện để quấn bên ngoài.
- Bước 5: Bật khóa máy, điện truyền vào dây vàng. Gạt công tắc đèn thì điện sẽ truyền từ dây vàng ra pha cốt làm đèn xe máy sáng.
- Bước 6: Kiểm tra độ sáng của đèn xem đã ưng ý hay chưa. Nếu đã ưng ý thì tiến hành lắp đặt lại các bộ phận vừa tháo.
9. Cách đấu đèn LED 4 dây
9.1 Cách cắt đèn LED dây
- Xác định diện tích không gian cần chiếu sáng để chuẩn bị số mét LED dây phù hợp.
- Đánh dấu các vị trí cắt LED dây tùy theo tường phòng cần lắp đèn.
- Xác định điểm cắt và tiến hành cắt LED dây đúng kỹ thuật. Sử dụng kéo sắc để cắt không làm hỏng dây LED. Nếu cắt sai vị trí LED dây sẽ không sáng.
9.2 Cách lắp đèn LED dây
- Bước 1: Chọn đầu nối phù hợp với LED dây. Thông thường có 2 loại đầu nối là đầu kẹp clip on và đầu nối gấp fold over.
- Bước 2: Trượt dây LED vào đầu nối sao cho vừa khít.
- Bước 3: Điều chỉnh màu dây dẫn để đấu nối đúng với các đầu ký hiệu trên dây LED. Ví dụ: trên đầu nối của dây LED có ký hiệu là B, R, G, 12V thì bạn cần đấu nối lần lượt 4 dây dẫn màu xanh lam, đỏ, xanh lục và đen vào đầu dây LED.
- Bước 4: Hàn các đầu đấu nối dây dẫn với dây LED để cố định mối nối. Đóng đầu nối sau khi đã đấu nối xong dây điện.
- Bước 5: Cung cấp điện và kiểm tra hệ thống ánh sáng LED dây.
10. Cách đấu đèn LED 3 dây
10.1 Chuẩn bị dụng cụ
- Bộ đèn pha LED 3 dây.
- Nếu điện áp là 12V hoặc 24V thì cần chuẩn bị bộ đổi nguồn.
- Dây dẫn điện, khoan, ốc vít, kéo, bút thử điện, băng dính cách điện…
- Đồ bảo hộ.
10.2 Tiến hành đấu nối
- Bước 1: Chuyển đổi nguồn điện 12V/ 24V về nguồn 220V.
- Bước 2: Nối dây nguội vào dây dẫn điện của nguồn điện 220V.
- Bước 3: Đấu nối dây nóng với 1 đầu của dây nguội.
- Bước 4: Đấu nối dây màu vàng vào tiếp địa.
- Bước 5: Tiến hành hàn các mối nối và bọc bằng băng dính cách điện để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
- Bước 6: Bật công tắc, kiểm tra ánh sáng đèn. Nếu đèn không sáng, cần gọi cho chuyên viên kỹ thuật điện để được tư vấn.
11. Cách lắp đèn LED Neon
- Bước 1: Xác định điểm cắt dây LED Neon. Ví dụ: dây 6x12mm thì điểm cắt sẽ nằm ở ký hiệu bên hông của LED dây. Nếu dây size 8 x 16mm thì phần cắt ký hiệu ở mặt dưới của LED dây.
- Bước 2: Xác định điểm hàn của dây Neon. Sau khi cắt đúng điểm, sẽ thấy có 2 mạch đồng có đổ sẵn chì. Tiến hành lấy dao nhỏ khía vào mạch đồng.
- Bước 3: Tiến hành đấu nối dây điện vào điểm hàn đã được khía. Dùng mỏ hàn hàn cố định lại mối nối.
- Bước 4: Cung cấp điện và kiểm tra ánh sáng của đèn Neon.
12. Cách đấu dây đèn LED cao áp
- Bước 1: Tháo mở khóa, tháo vỏ đèn để tiên hành đấu nối.
- Bước 2: Đấu nối dây điện của nguồn với dây nguồn điện 220V.
- Bước 3: Đấu dây đèn LED cao áp theo trình tự: pha nóng đến dây màu xanh; trung tính đến dây màu nâu; dây đất đến dây màu vàng/ xanh lá cây. Sau đó, đấu nối trực tiếp vào khối thiết bị đầu cuối.
- Bước 4: Lắp thân vỏ đèn và vặn chặt ốc vít để hoàn thiện đấu nối.
Qua hướng dẫn cách lắp đèn LED người dùng có thể tự thực hiện các bước lắp đặt dễ dàng hơn. Lắp đèn đúng kỹ thuật không chỉ đảm bảo về hiệu quả ánh sáng mà còn giúp tiết kiệm điện. Hãy lựa chọn đèn LED nhà xưởng giá rẻ chính hãng làm giải pháp chiếu sáng nhà xưởng tại DenLEDnhaxuongcaocap.com.
3.2/5 – (4 bình chọn)