Hướng Dẫn Xây Dựng Kế Hoạch Định Hướng Nghề Nghiệp Chi Tiết

Trong thời đại cạnh tranh việc làm khốc liệt như ngày nay, việc định hướng nghề nghiệp cho bản thân là thực sự cần thiết và hữu dụng. Đây là một bước đệm vô cùng quan trọng giúp chúng ta có thể phát triển mạnh mẽ và thành công. Việc tạo ra cho mình một bản kế hoạch định hướng nghề nghiệp từ sớm sẽ giúp bạn vạch ra mục tiêu và đích đến rõ ràng, đồng thời có được những sự chuẩn bị tốt nhất. Trong bài viết dưới đây Tra Cứu Nghề Nghiệp sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu và xây dựng cho riêng mình bản kế hoạch định hướng nghề nghiệp tối ưu nhất.

Ai cũng nên có kế hoạch định hướng nghề nghiệp 

Tìm hiểu về kế hoạch định hướng nghề nghiệp trong tương lai

Lập kế hoạch định hướng nghề nghiệp trong tương lai là gì?

Kế hoạch định hướng nghề nghiệp trong tương lai là một khâu chuẩn bị vô cùng quan trọng với mỗi người. Trước hết, bạn cần hiểu kế hoạch nghề nghiệp là một chiến lược thực tế cho phép bạn xác định các kỹ năng và sở thích của mình, thiết lập các mục tiêu nghề nghiệp và thực hiện các hành động đã đặt ra.

Lập kế hoạch định hướng nghề nghiệp là quá trình tự đánh giá và lập kế hoạch liên tục của một người để phát triển trong khía cạnh công việc một cách vững chắc gắn liền với mục tiêu nghề nghiệp, nguyện vọng và tài năng của họ. Quá trình này khi lặp đi lặp lại giúp bạn thấu hiểu bản thân, trau dồi kỹ năng và tìm kiếm các khả năng công việc phù hợp được gọi là quá trình lập kế hoạch nghề nghiệp.

Định hướng nghề nghiệp là tạo cơ hội phát triển cho bản thân

Trước khi bạn bắt đầu một công việc mới, hãy lập một danh sách các mục tiêu dài hạn có thể đạt được, trong đó phác thảo những gì bạn muốn làm trong năm, mười, mười lăm, hai mươi năm, v.v. Sau đó, giữa mỗi giai đoạn, hãy xác định các mục tiêu ngắn hạn để đảm bảo bạn có các chiến lược rõ ràng, cụ thể để đạt được các mục tiêu dài hạn của mình. Bạn có thể vạch ra các mục tiêu của mình và đánh giá lại khi bạn thấy bản thân có sự tiến bộ bằng việc lập kế hoạch định hướng nghề nghiệp.

Phương pháp lập kế hoạch định hướng nghề nghiệp cho phép bạn khám phá các cơ hội nghề nghiệp mà bạn có khả năng yêu thích và có thế mạnh vượt trội bằng cách xác định khả năng và sở thích của mình. Cách tiếp cận này bao gồm một loạt các giai đoạn cơ bản có thể lặp lại trong suốt sự nghiệp của bạn để đảm bảo rằng các mục tiêu bạn đang theo đuổi đều có ý nghĩa nhất định.

Nói một cách ngắn gọn, lập kế hoạch định hướng nghề nghiệp là quá trình tìm ra những gì bạn xuất sắc như: khả năng, tài năng, giá trị và sở thích của bạn. Sau đó từ những yếu tố này đề xuất ra các nghề nghiệp phù hợp với chính bạn, giúp bạn có được công việc như mong muốn.

8 bước phân tích quy trình định hướng nghề nghiệp

Như chúng mình đã phân tích ở trên, kế hoạch nghề nghiệp sẽ bao gồm các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn và những hành động cụ thể cần thực hiện để đạt được mục tiêu. Vậy phải làm sao để đạt lập được bản kế hoạch định hướng nghề nghiệp hoàn chỉnh?

8 bước phân tích quy trình định hướng nghề nghiệp

Dưới đây là 8 bước cơ bản giúp bạn xây dựng lên một bản kế hoạch nghề nghiệp mang đậm bản sắc của riêng mình:

Bước 1: Xác định các lựa chọn nghề nghiệp

Đầu tiên, bạn cần tự đánh giá và nhìn nhận đúng sở thích và năng lực của bản thân để lập ra một danh sách các nghề nghiệp có thể lựa chọn. Sau đó bạn có thể tham gia các hoạt động thực tập ngắn hạn để xác định mức độ yêu thích của mình trong các công việc đã liệt kê ra.

Bạn còn có thể thu hẹp các lựa chọn trong kế hoạch định hướng nghề nghiệp của mình bằng cách tham khảo các thông tin về nghề nghiệp, nghiên cứu xu hướng, xem xét các công ty trong lĩnh vực và tham khảo các chuyên gia trong ngành.

Bước 2: Sắp xếp các lựa chọn nghề nghiệp theo thứ tự ưu tiên

Ở bước thứ 2 trong lập kế hoạch định hướng nghề nghiệp, sắp xếp list các công việc ở trên theo thứ tự ưu tiên bằng cách tự trả lời 3 câu hỏi sau:

  • Những kỹ năng hàng đầu của bạn là gì?

  • Bạn có hứng thú với công việc như thế nào nhất?

  • Điều gì quan trọng với bạn nhất?

Trả lời được các câu hỏi trên, bạn sẽ tự đánh giá được những thách thức cùng với thuận lợi trong các nghề nghiệp khả thi đối với mình. Đồng thời bạn cũng nhận thức được ra thứ mình muốn và không mong muốn trong một công việc.

Bước 3: Đối chiếu công việc yêu thích với khả năng của bản thân

Có niềm say mê với công việc là một điểm cộng nhưng bạn cũng cần xem xét đến khía cạnh năng lực khi tạo kế hoạch định hướng nghề nghiệp cho mình. Do đó ở bước này, bạn cần nhìn nhận một sự thật: “liệu kỹ năng của bản thân có đáp ứng được trong công việc mà bản thân yêu thích hay không?”.

Ví dụ bạn yêu thích ánh đèn sân khấu, có mong muốn trở thành một MC hay một nghệ sĩ có thể tỏa sáng trước đám đông. Nhưng không may mắn bạn là một người hướng nội, không có tài trong giao tiếp và nói chuyện vụng về. Điều này sẽ khiến bạn rất khó duy trì động lực và gặp nhiều trở ngại trong công việc.

Bước 4: Cân nhắc các yếu tố khác tác động đến công việc bạn mong muốn

Bên cạnh việc đánh giá sở thích và năng lực theo yếu tố chủ quan, bạn cũng cần quan tâm đến những yếu tố khách quan của công việc. Bước 4 là khâu quan trọng trong kế hoạch định hướng nghề nghiệp và một số câu hỏi bạn có thể đặt ra ở bước này như:

  • Nhu cầu về nhân lực trong ngành này ở mức nào?

  • Nếu nhu cầu nhân lực ở mức thấp và cạnh tranh cao trong công việc, tôi có sẵn sàng chấp nhận rủi ro hay không?

  • Yêu cầu để vào được ngành là gì? Bản thân tôi có đáp ứng được hết yêu cầu mà ngành đặt ra hay không?

Bước 5: Đưa ra sự lựa chọn

Sau khi đã cân nhắc tiềm năng và thách thức trong ngành nghề qua bản kế hoạch định hướng nghề nghiệp, bạn hãy điểm danh lại những con đường sự nghiệp phù hợp nhất với mình. Nếu danh sách công việc đưa ra vẫn còn dài, đây cũng là cơ hội để bạn khám phá thêm tiềm năng của bản thân. Ngược lại, khi chỉ còn một vài công việc phù hợp, bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về cơ hội nghề nghiệp hoặc tham gia các khóa học liên quan.

Bước 6: Lên kế hoạch theo đuổi các mục tiêu

Đây là một bước đi quan trọng trong quá trình lập kế hoạch định hướng nghề nghiệp, khi đã có cho mình sự lựa chọn tối ưu nhất, bạn cần thực tế hóa những mong muốn của mình bằng việc đặt mục tiêu. Với mỗi mục tiêu, bạn đưa ra những hành động cụ thể và theo dõi quá trình bằng cách gạch những việc đã làm hoặc thay đổi, chỉnh sửa danh sách cho phù hợp với tình hình thực tế.

Mục tiêu cần đi cùng với hành động

Bước 7: Tham khảo ý kiến của các chuyên viên nghề nghiệp

Nếu vẫn chưa chắc chắn với lựa chọn của mình, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với các chuyên viên tư vấn nghề nghiệp. Họ sẽ giúp bạn phân tích điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội nghề nghiệp. Điều này sẽ giúp bạn có được những định hướng tốt nhất cho riêng mình.

Cơ hội và thách thức khi lập kế hoạch định hướng nghề nghiệp

Khi nền kinh tế của Việt Nam ngày càng phát triển thì yêu cầu về nguồn nhân lực với hàm lượng trí thức cao càng được đề cao. Để đáp ứng được thay đổi trong từng giai đoạn phát triển, thế hệ trong độ tuổi lao động đặc biệt là thế hệ học sinh sinh viên cần có sự định hướng đúng đắn. Xây dựng kế hoạch định hướng nghề nghiệp chính là phương pháp phổ biến và dễ sử dụng nhất cho mọi đối tượng.

Lợi ích của việc xây dựng kế hoạch định hướng nghề nghiệp

Lập kế hoạch định hướng nghề nghiệp có 3 lợi ích cơ bản như sau:

  • Giúp bạn dễ dàng xác định được hướng đi và mục tiêu học tập cho bản thân một cách nhanh chóng.

  • Lên kế hoạch định hướng nghề nghiệp trong tương lai giúp các bạn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống hạn chế đưa ra những lựa chọn sai lầm, thiếu đúng đắn

  • Có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, chính xác giúp tránh mất quá nhiều thời gian và tiền bạc đầu tư vào việc học những kiến thức, những ngành nghề không phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân.

Nhìn chung, định hướng nghề nghiệp trong tương lai là yếu tố quyết định đến thành công cho những người đang đứng trước ngã rẽ cuộc đời. Việc sở hữu cho mình một kế hoạch định hướng nghề nghiệp đúng đắn sẽ cho bạn một hướng đi đúng để phát triển bản thân trong công việc, từ đó có được địa vị trong xã hội và sự công nhận của mọi người.

Những khó khăn trong định hướng nghề nghiệp

Lập kế hoạch định hướng nghề nghiệp không hề dễ dàng nếu không có sự chuẩn bị đầy đủ về thông tin và kiến thức cần thiết. Quá trình này có thể gặp phải một số khó khăn phải kể đến như:

  • Thiếu thông tin về nghề nghiệp

  • Thiếu thông tin về thị trường lao động

  • Không có sự ủng hộ từ gia đình

  • Chưa xác định rõ đam mê của bản thân

Như vậy, các bạn cần nắm được những xác định được những khó khăn mà bản thân sẽ với đối mặt và sớm đề ra các phương hướng để khắc phục như: làm các bài trắc nghiệm để thấu hiểu bản thân, vượt qua cản trở và định hướng của gia đình, trải nghiệm và học hỏi nhiều hơn để có thêm những thông tin cần thiết,…

Những khó khăn trong định hướng nghề nghiệp

Lời khuyên cho bạn khi lập kế hoạch định hướng nghề nghiệp

Ngoài cung cấp cho bạn đọc kiến thức để xây dựng bản kế hoạch định hướng nghề nghiệp, chúng mình xin được gửi gắm tới các bạn những lời khuyên chân thành với mong muốn các bạn có được những quyết định đúng đắn nhất:

Những lưu ý khi lên kế hoạch định hướng nghề nghiệp cho bản thân

Lập kế hoạch định hướng nghề nghiệp cho bản thân có ý nghĩa tiên quyết trong sự nghiệp mỗi cá nhân. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể định hướng đúng đắn cho mình ngay từ vạch xuất phát. Tra Cứu Nghề Nghiệp sẽ đưa ra cho bạn 5 điều nên tránh trong giai đoạn lựa chọn nghề nghiệp:

  • Không chọn theo ngành “hot”

  • Không chọn dựa trên quyết định của người khác như bố mẹ, bạn bè, người yêu

  • Không chọn dựa trên mức lương 

  • Không chọn khi chưa tìm hiểu

  • Không áp lực chính mình

Cần quyết đoán khi định hướng nghề nghiệp cho bản thân

Để tránh phạm vào những sai lầm trên, điều bạn cần làm là phải trung thực nhìn nhận lại chính mình, không ngừng cập nhật kiến thức mới về nghề nghiệp và xu hướng phát triển của thị trường.

Các bước lập kế hoạch định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT

Học sinh cấp bậc THPT là một trong những đối tượng đáng quan tâm nhất trong định hướng nghề nghiệp. Do vậy chúng mình sẽ đưa ra một ví dụ cụ thể về việc lập kế hoạch định hướng nghề nghiệp ứng với 7 bước đã nêu ở trên cho tip này:

Tên bước tiến hành

Câu hỏi đặt ra và hành động 

Bước 1: Xác định các lựa chọn nghề nghiệp

  • Bạn học những bộ môn nào?

  • Bạn thích những môn học nào?

  • Những môn học kể trên được ứng dụng vào nghề nghiệp nào?

  • Trong các hoạt động được tham gia, bạn thích trải nghiệm nào? Các hoạt động này liên quan đến công việc nào?

Bước 2: Sắp xếp các lựa chọn nghề nghiệp theo thứ tự ưu tiên

Sau khi chuyển đổi từ môn học và hoạt động sang nghề nghiệp, hãy sắp xếp danh sách này theo độ yêu thích của bạn.

Bước 3: Đối chiếu công việc yêu thích với khả năng của bản thân

  • Bạn có khả năng học hỏi kiến thức liên quan đến nghề bạn mong muốn không?

Bước 4: Cân nhắc các yếu tố khác tác động đến công việc bạn mong muốn

  • Ngành nghề này có cần nhiều nguồn nhân lực không?
    Điều kiện tài chính gia đình có đáp ứng cho bạn theo học ngành này không?

  • Ngành học có phát triển mạnh ở Việt Nam không?

Bước 5: Đưa ra sự lựa chọn

Sau 3 bước lập kế hoạch định hướng nghề nghiệp, hãy chắt lọc và giữ lại những ngành nghề khả thi nhất.

Bước 6: Lên kế hoạch theo đuổi các mục tiêu

  • Bạn muốn trở thành người như thế nào trong ngành nghề lựa chọn sau 1 năm, 5 năm, 10 năm,…

  • Bạn cần hành động gì để đạt được mục tiêu trên?

Bước 7: Tham khảo ý kiến của các chuyên viên nghề nghiệp

Nếu không thể tự làm sáng tỏ được dù chỉ một trong số các câu hỏi trên, lập tức liên hệ với các chuyên viên tư vấn nghề nghiệp để có được bản kế hoạch định hướng nghề nghiệp sớm nhất.

Phương pháp học đại học và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên

Không chỉ học sinh bậc THPT, có đến 80% sinh viên than phiền rằng họ không biết 4 năm Đại học có ý nghĩa gì cho con đường nghề nghiệp phía trước. Đến tận thời điểm năm cuối, sinh viên vẫn loay hoay chưa tìm được định hướng cho bản thân. Để rồi khi nhận tấm bằng tốt nghiệp trên tay thì lại phải lo lắng cho con đường tìm việc. Qua đó chúng ta càng nhìn nhận rõ tầm quan trọng của lập kế hoạch định hướng nghề nghiệp.

Để sớm có kế hoạch định hướng nghề nghiệp cho mình, các bạn sinh viên không nên mải mê tập trung vào lý thuyết mà cần chú ý vào cả thực hành và trải nghiệm. Việc tham gia hoạt động ngoại khóa hướng nghiệp, thực tập trong các tập đoàn giúp bạn nhìn nhận các công việc một cách trực quan hơn.

Những kinh nghiệm này còn mang lại nhiều lợi ích, ngay cả khi bạn không tiếp tục theo đuổi nghề nghiệp đó. Nó giúp nâng cao kỹ năng và thêm mối quan hệ, giúp bạn có thêm hiểu biết về môi trường làm việc. Ngoài ra, nó cũng sẽ giúp ích cho công việc sau này của bạn hay khi xin học bổng của trường đại học. Do vậy bất kì kiến thức nào mà các bạn có được trong quãng thời gian ngồi trên giảng đường đều hữu ích cho con đường phát triển của bản thân về sau này.

Kết luận: 

Kế hoạch định hướng nghề nghiệp là vấn đề thiết yếu ở mọi thời điểm và không có sự phân biệt giữa các đối tượng. Mặc dù lựa chọn nghề nghiệp là quyết định rất lớn, nhưng cũng đừng để nó ảnh hưởng quá tiêu cực đến bạn. Bởi nếu quá áp lực có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập và thi cử, thậm chí gây mâu thuẫn trong gia đình. Rất nhiều người thay đổi nghề nghiệp và vẫn thành công vì vậy hãy cố gắng tích cực vì không gì là quá muộn. Nhưng để có lựa chọn khôn ngoan nhất trong kế hoạch định hướng nghề nghiệp, bạn có thể tham khảo ý kiến của chuyên viên tư vấn nghề nghiệp trên web định hướng nghề nghiệp của Tracuunghenghiep.com . Nếu thấy những thông tin trên bổ ích, đừng quên nhấn theo dõi trang web bạn nhé!

Xin chào mọi người!

Tôi là Phan Bảo Khải người xây dựng và quản lý website tracuunghenghiep.com . Với hơn 10 năm học tập, tìm hiểu và nghiên cứu về phân tích dữ liệu con người tôi tin rằng những kiến thức mình đem lại cũng như bộ công cụ Tra Cứu Nghề Nghiệp do tôi và đội ngũ của mình nghiên cứu và phát triển sẽ đem lại những kiến thức cũng như giải pháp và tư vấn nghề nghiệp chính xác nhất tới quý bạn đọc.  Rất mong được mọi người đón nhận và đóng góp ý kiến để hệ thống Tra Cứu Nghề Nghiệp của chúng tôi ngày càng phát triển. Xin cảm ơn!