Humor là gì? Nói chuyện hài hước, bạn đã biết cách để không nhạt?
Người ta vẫn thường nhắc đến khá nhiều về thuật ngữ “Humor” hiện nay trong đời sống xã hội. Vậy humor là gì? Sự khác biệt về sự hài hước giữa con người với nhau như thế nào? Làm sao để nói chuyện hài hước và không bị nhạt trong chính câu chuyện của mình?
Tìm kiếm việc làm
1. Humor là gì và vai trò trong đời sống?
“Humor” là thuật ngữ chỉ sự hài hước của con người. Đây là một xu hướng của sự nhận thức đặc biệt với mục đích kích thích tiếng cười và mang lại niềm vui, giải trí cho mọi người. Humor được phổ biến rộng rãi và ăn sâu vào đời sống, mang lại ý nghĩa to lớn bởi những khía cạnh khác nhau từ kinh nghiệm thực tế của con người trong từng hoàn cảnh, môi trường khác nhau.
Humor là gì và vai trò trong đời sống?
Vai trò to lớn của sự hài hước, tiếng cười và niềm vui trong đời sống đã, đang và sẽ luôn được xem như một xã hội học hiện tượng và được công chúng tham gia đón nhận. Cụ thể, vai trò của hài hước đó là:
– Mọi người thường thích làm việc với những người hài hước bởi môi trường công sở sẽ luôn phải đối mặt với khối lượng công việc khác lớn và áp lực. Sự hài hước đúng lúc, lúc nơi chắc chắn sẽ là một liều thuốc quý giá giúp mọi người có thể xua tan đi những mệt mỏi, mang lại giây phút thư giãn, thoải mái cho mọi người.
– Sự hài hước chính là một phương pháp hữu ích để con người xả được những stress, làm thay đổi cách nhìn của con người đối với những yếu tố gây căng thẳng cho bản thân, giúp con người thư giãn hơn rất nhiều.
– Hài hước cũng tạo nên sự hòa đồng giữa mọi người, giúp họ xích lại gần nhau và nhận thấy là tất cả đều đang hướng đến một mục tiêu chung nhất định.
– Hài hước giúp con người cảm thấy dễ chịu hơn trong cuộc sống, phá vỡ mọi căng thẳng, xung đột xảy ra, giúp con người có suy nghĩ tích cực hơn và có nhiều ý tưởng để giải quyết được mọi vấn đề trong cuộc sống.
– Sự hài hước cũng là một yếu tố giúp tăng cường khả năng sáng tạo của con người, như một thành phần chủ chốt giúp con người nảy sinh nhiều ý tưởng hơn và nhìn nhận các vấn đề theo cách mới mẻ, sáng tạo.
– Con người có thể tạo sự tin tưởng lẫn nhau thông qua khiếu hài hước của mình, khiến mọi người trở nên yêu mến và giúp đỡ nhau nhiều hơn trong cuộc sống.
– Sự hài hước cũng là yếu tố giúp cải thiện đạo đức làm việc, giúp những doanh nghiệp có thể giữ được chân người lao động, giảm thiểu vấn đề thay thế nguồn nhân lực và tạo ra một môi trường văn hóa doanh nghiệp tốt đẹp hơn.
2. Khiếu hài hước và sự khác biệt giữa con người
Mỗi người sẽ có những tính cách khác nhau, kéo theo đó cũng có sự hài hước nhất định và riêng biệt. Nếu các bạn đã từng đọc qua tác phẩm “Đàn ông sợ mất thể diện, đàn bà sợ cô đơn” thì chắc chắn có thể nhận thấy sự liên quan qua nỗi sợ của đàn ông và phụ nữ có ảnh hưởng rất lớn đến tính cách và khiếu hài hước của họ.
Đối với đàn ông, họ thường sử dụng khiếu hài hước để nhắc nhở ai đó một cách tinh tế hay để ai đó hạ xuống dưới tầm của mình. Trong khi đó, phụ nữ lại sử dụng khiếu hài hước của mình để kết nối và làm cho các mối quan hệ trở nên gần gũi, tốt đẹp hơn. Điều này có thể dễ dàng hiểu được bởi đàn ông ngay từ khi còn bé đã được học và biết đến sự cạnh tranh, thể hiện qua việc họ thường sẽ chơi chung trong một nhóm có trật tự, quy củ nhất định, với những ai có vị trí cao hơn sẽ luôn được ngưỡng mộ. Và khi lớn lên, khi cuộc sống của họ xoay quanh công việc thì bản năng của họ chính là hoặc dìm người khác xuống, hoặc là bị người khác dìm xuống. Còn riêng đối với phụ nữ, chính vì tâm lý sợ cô đơn nên rất ít khi họ sử khiếu hài hước để đùa hay công kích người khác.
Khiếu hài hước và sự khác biệt giữa con người
Đặc biệt trong vấn đề về tình cảm, người đàn ông thường tìm kiếm những người phụ nữ sẽ vui vì trò đùa của họ, còn người phụ nữ cũng sẽ tìm đến người đàn ông khiến họ cười. Khiếu hài hước thể hiện sự thông minh, sáng tạo và cảm thông giữa con người với nhau và đây chính là một đức tính tốt của con người. Đó chính là lý do tại sao phụ nữ lại luôn thích những người đàn ông hài hước.
Việc làm phát triển thị trường
3. Nói chuyện hài hước, bạn đã biết cách để không nhạt?
Bạn có lẽ đã không ít lần bị cuốn vào mạch cảm xúc của những câu chuyện hài hước, hấp dẫn của một ai đó không chỉ bởi nội dung mà còn ở trong cách nói chuyện, diễn đạt vui vẻ, hài hước của họ. Và sau mỗi lần như vậy, bạn lại ngầm so sánh với bản thân và không biết làm sao cho cách nói chuyện trở nên hài hước, bớt nhạt nhẽo. Trước hết, bạn cần hiểu rằng, khiếu hài hước không hoàn toàn có được từ bẩm sinh mà có thể rèn luyện theo thời gian qua quá trình giao tiếp, nói chuyện với mọi người, qua sách báo, phim ảnh hay cũng có thể là môi trường sống và làm việc,… Vậy làm sao để rèn luyện sự hài hước cho bản thân?
3.1. Cách sử dụng từ ngữ khi nói chuyện
Đã bao giờ bạn để ý có rất nhiều câu chuyện buồn tẻ, nhàm chán trở nên thú vị và hấp dẫn hơn rất nhiều chỉ bởi sự thay đổi một số từ ngữ độc đáo, vui vẻ hơn. Hay hiểu đơn giản là nhiều người rèn luyện khiếu hài hước của mình chỉ bằng việc sử dụng các từ ngữ mang tính tạo hình và gợi nhiều cảm xúc, luyến láy các từ để câu nói trở nên sinh động hơn, mang lại niềm vui và tiếng cười cho mọi người.
Và để có được vốn từ ngữ phong phú để tạo tính hài hước trong các câu chuyện của mình, bạn cần phải đọc thật nhiều sách, các tác phẩm, truyện,… để có thể trau dồi kiến thức cùng “bỏ túi” vốn từ ngữ cho mình. Các bạn có thể tìm kiếm và xem, đọc các tác phẩm về hài kịch để học hỏi, trau dồi họ từ cách làm sao để biến tấu và sử dụng ngôn ngữ như thế nào cho phù hợp. Từ đó cải thiện khiếu hài hước và mang lại nhiều niềm vui, thậm chí cả những thành công trong cuộc sống của chính mình.
3.2. Chú ý đến tiết tấu của câu chuyện
Tiết tấu câu chuyện được xem là một phần rất quan trọng trong nghệ thuật giao tiếp và tạo nên không khí hài hước. Đó là sự nhanh chậm, cách ngắt giọng đúng lúc để tạo nên một nhịp điệu phù hợp nhất cho câu chuyện, tạo ra niềm vui và tiếng cười cho mọi người cũng như trong chính câu chuyện của mình. Bên cạnh đó, giọng điệu được xem là một trong những yếu tố giúp cho câu chuyện trở nên vui vẻ hơn.
Chú ý đến tiết tấu của câu chuyện
Thường những câu chuyện vui sẽ được kể với giọng điệu phấn khởi, tone cao và nhịp điệu nhanh hơn, còn những câu chuyện buồn thì sẽ thường được kể bằng giọng trầm và ngắt quãng. Người kể chuyện có thể hoàn toàn làm chủ được tiết tấu, giọng điệu của mình trong câu chuyện. Và để có thể luyện tập, điều chỉnh tiết tấu trong khi nói chuyện, bạn có thể xem nhiều vở hài kịch, nghe các câu chuyện trên đài phát thanh và học tập cách mà họ điều chỉnh giọng, chắc chắn sẽ thu được kết quả thú vị đó.
3.3. Biết cách chọn củ đề phù hợp
Chắc chắn sẽ có lúc, bạn gặp phải một ai đó hay chính bản thân mình đang cố tình pha trò cười cho người khác bằng những câu chuyện của mình, tuy nhiên kết quả lại là sự nhạt nhẽo và không mấy thú vị, chủ đề không phù hợp và “lệch pha” người nghe để khi nói xong là chỉ một mình bạn cười. Mặc dù điều đó khá xấu hổ nhưng không phải không có cách. Để câu chuyện của mình mang lại tiếng cười và không rơi vào tình trạng “quê” như vậy, hãy lưu ý một số vấn đề sau:
– Không lựa chọn những chủ đề mang tính phản cảm, dung tục.
– Tuyệt đối không mang nỗi buồn của người khác ra để chế nhạo, đùa cợt.
– Đừng mang mãi một chủ đề đã cũ ra để nói nếu như không có cách nhìn mới về nó.
– Một câu chuyện không nên kể quá nhiều lần bởi dù có hay đến mấy cũng không ai muốn nghe nó đến 3 – 4 lần.
3.4. Luôn cập nhật những thông tin mới nhất
Luôn lạc lõng, cô độc ngay chính trong tập thể bởi chỉ biết nhắc đi nhắc lại những câu chuyện quá cũ, bạn cảm thấy thế nào? Bạn sẽ xử lý ra sao khi bước đến văn phòng và tất cả mọi người đều đang xôn xao bàn tán, rôm rả về một vấn đề nào đó, một câu nói “hot trend” hay một bộ phim mới ra, một sự kiện đang dậy sóng showbiz,… nhưng riêng bản thân mình lại hoàn toàn không có chút hiểu biết gì? Chắc chắn mọi người sẽ ngay lập tức cười lên vì ngơ ngác và khả năng cập nhật tin tức của bạn quá chậm mà hiện nay một bộ phận giới trẻ vẫn hay đùa với tên gọi là “người tối cổ”. Mặc dù không hoàn toàn khuyến khích các bạn phụ thuộc vào các kênh mạng xã hội, tuy nhiên bạn cũng nên thường xuyên cập nhật, theo dõi những thông tin nổi bật, vừa mang lại sự hiểu biết, vừa giúp bạn có thể hòa đồng hơn với mọi người, tăng khả năng giao tiếp và rèn luyện khiếu hài hước cho bản thân mình.
Luôn cập nhật những thông tin mới nhất
Việc làm truyền thông
3.5. Luôn chú ý đến người nghe
Người nói chắc chắn phải có người nghe và đối tượng người nghe ở đây đóng vai trò vô cùng quan trọng trong câu chuyện. Với bất kỳ một chủ đề nào bạn đều cần phải suy nghĩ và chú ý đến người nghe xem có phù hợp với độ tuổi, giới tính hay sở thích của họ không. Bạn không thể nào thao thao kể một câu chuyện chỉ liên quan đến giới trẻ, về các lĩnh vực giải trí, giới nghệ sĩ,… cho những người đã lớn tuổi và không còn hứng thú, dù câu chuyện đó có hay và hấp dẫn, mới mẻ ra sao cũng không thể đủ sức mang lại niềm vui, tiếng cười cho họ được. Và ngược lại, những người trẻ tuổi cũng sẽ không đủ kiên nhẫn để nghe về một câu chuyện của người lớn tuổi được. Việc không chú ý và kể những câu chuyện không phù hợp thậm chí còn bị xem là thiếu duyên trong mắt người khác. Do đó, hãy hết sức chú ý đến vấn đề này khi giao tiếp, nói chuyện.
Việc có thể bắt chuyện với ai đó đã là chuyện không dễ dàng chưa nói đến việc tạo ra câu chuyện hài hước, ấn tượng với đối phương. Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Timviec365.vn, các bạn sẽ hiểu rõ về humor cũng như biết cách để trở nên hài hước hơn trong cuộc sống nhé!
Chia sẻ:
Từ khóa liên quan
Chuyên mục