Hợp đồng thương mại quốc tế và các loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Trong thương mại hàng hóa quốc tế có quy định về người bán và người mua, vậy hợp đồng thương mại quốc tế là gì? Trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo quy định pháp luật bao gồm bao nhiêu loại? Đặc điểm của từng loại đó? …

1. Hợp đồng là gì? Hợp đồng thương mại quốc tế

1.1. Hợp đồng

Theo nghĩa chung nhất, hợp đồng được quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015. Cụ thể như sau:

Điều 385. Khái niệm hợp đồng

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Vậy hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên mà theo đó, các bên hoàn toàn tự nguyện việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của mình.

Thứ hai, hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.

Hình thức của hợp đồng vận chuyển tài sản sẽ được giao kết bằng văn bản, bằng lời nói hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Trường hợp có vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng giữa các bên theo quy định của pháp luật.

1.2. Hợp đồng thương mại quốc tế

Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ thương mại quốc tế. Hợp đồng thương mại quốc tế có rất nhiều loại, chẳng hạn như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng cung ứng dịch vụ, hợp đồng chuyển giao công nghệ…

Vậy về căn bản, hợp đồng thương mại quốc tế cũng chính là ý chí hoàn toàn tự nguyện giữ các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ thương mại quốc tế.

Theo từ điển bách khoa toàn thư quy định: Thương mại quốc tế tức là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình) giữa các quốc gia, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi ích cho các bên. Đối với phần lớn các nước, nó tương đương với một tỷ lệ lớn trong GDP.

2. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ thương mại quốc tế. Hợp đồng thương mại quốc tế có rất nhiều loại, chẳng hạn như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng cung ứng dịch vụ, hợp đồng chuyển giao công nghệ…

Vậy hợp đồng thương mại hàng hóa quốc tế là một trong những hợp đồng của hợp đồng thương mại quốc tế.

Ta có thể hiểu hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (còn được gọi là hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc hợp đồng xuất nhập khẩu) là hợp đồng mua bán hàng hoá có tính chất quốc tế (có yếu tố nước ngoài, có nhân tố nước ngoài, giữa các nước với nhau). Tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế được hiểu không giống nhau tuỳ theo quan điểm của luật pháp từng nước.

Tuy nhiên khái niệm hợp đồng thương mại hàng hóa quốc tế được quy định tại các văn bản quốc tế cũng như các văn bản giữa các nước cũng có sự khác nhau tương đối rõ, cụ thể một số văn bản sau:

Thứ nhất, theo Công ước Lahaye năm 1964 về mua bán quốc tế các động sản hữu hình: tính chất quốc tế thể hiện ở các tiêu chí như: các bên giao kết có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau và hàng hoá, đối tượng của hợp đồng, được chuyển qua biên giới một nước, hoặc là việc trao đổi ý chí giao kết hợp đồng giữa các bên được lập ở những nước khác nhau (Điều 1 của Công ước).

Nếu các bên giao kết không có trụ sở thương mại thì sẽ dựa vào nơi cư trú thường xuyên của họ. Yếu tố quốc tịch của các bên không có ý nghĩa trong việc xác định yếu tố nước ngoài của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.

Thứ hai, theo Công ước Viên năm 1980 của Liên Hiệp Quốc về Hợp đồng Mua bán Quốc tế Hàng hoá (United Nations Convention on Contracts for International Sales of Goods, Vienna 1980 – CISG, gọi tắt là Công ước Viên năm 1980): tính chất quốc tế được xác định chỉ bởi một tiêu chuẩn duy nhất, đó là các bên giao kết hợp đồng có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau (điều 1 Công ước Viên năm 1980). Và, giống như Công ước Lahaye năm 1964, Công ước này cũng không quan tâm đến vấn đề quốc tịch của các bên khi xác định tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.

Khác với Công ước Lahaye năm 1964, Công ước Viên năm 1980 không đưa ra tiêu chí hàng hoá phải được chuyển qua biên giới của một nước để xác định tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.

Thứ ba, theo quy định của Việt Nam, cụ thể tại Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 không đưa ra tiêu chí để xác định tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà liệt kê những hoạt động được coi là mua bán hàng hóa quốc tế. Điều 27 nêu rõ mua bán quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu. Cụ thể như sau:

Điều 27. Mua bán hàng hóa quốc tế

1. Mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.

2. Mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Vậy thế nào là xuất khẩu; nhập khẩu; tạm nhập tái xuất; tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu? Cũng theo Luật Thương mại này có quy định về các trườn hợp này như sau:

– Xuất khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật (Điều 28 Khoản 1).

– Nhập khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật (Điều 28 Khoản 2).

-Tạm nhập, tái xuất hàng hoá là việc hàng hoá được đưa từ lãnh thổ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam (Điều 29 Khoản 1).

– Tạm xuất, tái nhập hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam (Điều 29 Khoản 2).

– Chuyển khẩu hàng hoá là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam (Điều 30 Khoản 1).

3. Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Khi ta so sánh với những hợp đồng mua bán trong nước theo quy định tại Bộ luật dân sự hay Luật Thương mại thì đương nhiên hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có những đặc điểm khác biệt so với những loại hợp đồng này, cụ thể gồm những tiêu chí sau đây:

a. Về chủ thể: chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là các bên, người bán và người mua, có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau. Chủ thể này là các chủ thể có quốc tịch hay ở các nước khác nhau.

Ví dụ: A công dân Việt Nam ký kết mua bán hàng hóa với B (công dân Mỹ).

b. Về đối tượng của hợp đồng: Theo pháp luật quy định: Hàng hoá là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

Theo đó:

Hàng hóa bao gồm: Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; Những vật gắn liền với đất đai.

Nhưng đây là hàng hóa mua bán mang tính chất quốc tế nên hàng háo ở đây là động sản, tức là hàng có thể chuyển qua biên giới của một nước.

c. Về đồng tiền thanh toán: Tiền tệ dùng để thanh toán thường là nội tệ hoặc có thể là ngoại tệ đối với các bên.

Ví dụ: hợp đồng được giao kết giữa người bán Việt Nam và người mua Hà Lan, hai bên thoả thuận sử dụng đồng euro làm đồng tiền thanh toán. Lúc này, đồng euro là ngoại tệ đối với phía người bán Việt Nam nhưng lại là nội tệ đối với người mua Hà Lan. Tuy nhiên, cũng có trường hợp đồng tiền thanh toán đều là nội tệ của cả hai bên, như trường hợp các doanh nghiệp thuộc các nước trong cộng đồng châu Âu sử dụng đồng euro làm đồng tiền chung.

d. Về ngôn ngữ của hợp đồng: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường được ký kết bằng tiếng nước ngoài, trong đó phần lớn là được ký bằng tiếng Anh.

e. Về cơ quan giải quyết tranh chấp: tranh chấp phát sinh từ việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể là toà án hoặc trọng tài nước ngoài.

f. Về luật điều chỉnh hợp đồng (luật áp dụng cho hợp đồng): luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế mang tính chất đa dạng và phức tạp. Điều này có nghĩa là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể phải chịu sự điều chỉnh không phải chỉ của luật pháp nước đó mà cả của luật nước ngoài (luật nước người bán, luật nước người mua hoặc luật của bất kỳ một nước thứ ba nào), thậm chí phải chịu sự điều chỉnh của điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế hoặc cả án lệ (tiền lệ pháp) để điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.

4. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo quy định của Bộ luật hàng hải hiện hành

– Cơ sở pháp lý: Bộ luật hàng hải năm 2015

Theo điều 145 Bộ luật quy định về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển như sau:

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là thỏa thuận được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu giá dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng.

Theo đó, hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng và các động sản khác, kể cả động vật sống, container hoặc công cụ tương tự do người giao hàng cung cấp để đóng hàng được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

5. Các loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Dưới giác độ người bán và người mua trong thương mại quốc tế, trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển thường phổ biến hai loại hợp đồng vận chuyển bằng đương biển như sau:

Thứ nhất, khi chuyên chở hàng hóa bằng container, hình thức hợp đồng vận chuyển thường là hợp đồng vân chuyển theo chứng từ vận chuyển (Booking Note) có chữ ký của cả hai bên. Tuy nhiên, phần lớn các giao dịch thuê tàu chở hàng bằng Container ngày nay có thể chỉ là một vài email hoặc không ít truồng hợp chỉ là một vài giao dịch bằng điện thoại, sau đó nội dung giao d|ch có thể được xác nhận lại bằng văn bản bởi hãng tàu vận chuyển container và người thuê vận chuyển. Trong các giao dịch bằng email, điện thoại hai bên thường trao đổỉ rồi đi đến xác nhận những vấn đề cơ bản như tên hàng, số lượng, trọng lượng, kích thước, loại container, nơi nhận với container để đóng hàng vào, cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng, người gửi hàng, người nhận hàng, người được thông báo, giá cước và phụ phí, mức phạt lưu container, loại vận đơn xin cấp v.v… ỏ những trường hợp này vận đơn (Bill of /Lading) hoặc giấy gửi hàng (Waybill hoặc Sea Waybill) là bàng chứng của hợp đồng, nghĩa là bản thân vận đơn hoặc giấy gửi hàng không phải là hợp đồng vì nó chỉ đơn phương do người vận chuyển ký và cấp cho người thuê vận chuyển sau khi đã tiếp nhận hàng để vận chuyển. Trong một số trường hợp, ở cuối bản tóm tắt giao dịch giữa hai bên hãng tàu container còn ghi thêm một dòng chữ: “Các điều kiện khác theo như vận đơn cùa hãng tàu phát hành: otherwise as per carrier’s Bill of Lading”. Trường hợp đó, vận đơn của hãng tàu phát hành trở thành nội dung của hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển giữa hai bên, nó không còn là bằng chứng của hợp đồng mà nó đã trở thành nội dung của hợp đồng.

Thứ hai, Loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển thứ hai thường thể hiện dưới dạng hợp đồng vận chuyển theo chuyến (Voyage Charter Party), áp dụng cho việc vận chuyển hàng rời, hàng đóng bao khối lượng và trọng lượng lớn. Mẫu phổ biến của loại hợp đồng này thường áp dụng là mẫu Gencon. Hợp đồng thuê tàu chuyến loại này có đầy đủ các điều khoản chủ yếu của hợp đồng như tên, đ|a chỉ chủ tàu, hoặc người vận chuyển, tên tàu, trọng tải, thời gian sẵn sàng xếp hàng, cảng xếp dỡ hàng, tên địa chỉ người thuê, tên hàng số lượng, trọng lượng, kích thước, giá cước, điều kiện xếp dỡ hàng, mức xếp dỡ hàng, mức thưởng phạt, tỷ lệ hoa hồng, người môi giới, luật áp dụng và điều khoản trọng tài, chữ ký của đại diện hai bên … Tiếp theo các nội dung trên là những phần in sẵn quy định về trách nhiệm, miễn trách nhiệm của cả hai bên cùng với một số điều kiện khác. Tuy nhiên, ngày nay thông thường người ta chỉ ký kết với nhau phần đầu, gọi là Fixture Note, phần còn lại hai bên có thể tham chiếu một hợp đồng mẫu nào đó hoặc một hợp đồng đã giao kết với nhau trước đây.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam cũng quy định rõ về hai loại hợp đồng vận chuyển hàn hóa bằng đường biển này, cụ thể như sau:

– Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển không phải dành cho người thua về vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số lượng, kích thước hoặc trọng lượng của hàng hóa để vận chuyển. Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển được giao kết theo hình thức do các bên thỏa thuận.

– Hợp đồng vận chuyển theo chuyến là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để vận chuyển hàng hóa theo chuyến. Hợp đồng vận chuyển theo chuyến phải được giao kết bằng văn bản.

LUẬT MINH KHUÊ (Sưu tầm & Biên tập)

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: [email protected] để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!