Hợp đồng thương mại quốc tế là gì? các chủ thể trong HĐTMQT? Nguồn luật điều chỉnh HĐTMQT?

Càng hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì các doanh nghiệp tại Việt Nam càng tích cực tham gia các giao dịch thương mại quốc tế. Trong đó,hợp đồng thương mại với tư cách là sự thỏa thuận cao nhất của các bên, làm tiền đề thực hiện giao thương giữa các bên.

1. Cơ sở pháp lý:

– Luật Thương Mại năm 2005

– CISG 1980

2. Nội dung tư vấn: 

1. Khái niệm hợp đồng thương mại quốc tế. Ví dụ về hợp đồng thương mại quốc tế.

Hợp đồng thương mại quốc tế: Là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ thương mại quốc tế. nó là sự thỏa thuận giữa các bên là thương nhân hoặc một trong số các bên là thương nhân, nhằm mục đích sinh lời.

– Tính chất quốc tế: Tính chất quốc tế của HĐTMQT khác nhau tùy theo quan điểm của pháp luật mỗi nước. Ví dụ: theo Pháp luật VN tại điều 27, LTM2005: các tiêu chí để xđ một hợp đồng có tính chất quốc tế là hàng hóa phải là động sản, có thể di chuyển được qua biên giới Việt Nam hoặc biên giới của một nước,…; theo quan điểm của Pháp thì lại căn cứ vào tiêu chuẩn kinh tế và pháp lý, tức là HĐ đó phải thể hiện quyền lợi thương mại quốc tế và bị chi phối bởi các tiêu chuẩn pháp lý của nhiều quốc gia; hoặc theo Công ước Viên 1980 thì tính chất quốc tế được xác định bởi một tiêu chuẩn duy nhất đó là các bên giao kết HĐ có trụ sở thương mại đặt ở nhiều nước khác nhau và không quan tâm đến vấn đề quốc tịch.Vì vậy muốn biết một HĐ có tính chất quốc tế hay không phải căn cứ vào hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng ấy.

– Đặc điểm: 

Chủ thể: các bên trong HĐ có thể là thương nhân, quốc gia hoặc các tổ chức kinh tế. (HĐ TMQT rộng hơn HĐ MBHHQT)  

Nội dung của HĐ: Tổng hợp các nguyên tắc, quyền và nghĩa vụ của các bên trong HĐ, được hình thành trong quá trình các bên thương lượng, thỏa thuận và đi đến ký kết HĐ. Nội dung của HĐ phải hợp pháp, thể hiện ý chí của các bên. Việc đàm phán, ký kết thực hiện HĐ phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, các quy định trong pháp luật quốc gia và quốc tế.

Xung đột pháp luật: nguồn luật áp dụng cho hợp đồng TMQT rất đa dạng và phức tạp bởi nó có thể chịu sự điều chỉnh không chỉ pháp luật quốc gia của các bên mà còn có thể chịu sự điều chỉnh của các điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, án lệ quốc tế. Theo nguyên tắc chung của tư pháp quốc tế, các bên có quyền tự do thỏa thuận lựa chọn nguồn luật áp dụng cho hợp đồng của mình.

Hình thức của hợp đồng TMQT: Hiện nay có hai quan điểm phổ biến về hình thức của HĐTMQT

– Quan điểm thứ nhất: HĐTMQT có thể đước ký kết bằng bất kỳ hình thức nào như lời nói, văn bản, hành vi,… do các bên tự thỏa thuận. Các nước theo quan điểm này hầu hết là các nước phát triển như Anh, Mỹ,…

– Quan điểm thứ hai: HĐ phải được ký kết bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Các nước theo quan điểm này hầu hết là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam, quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật TM2005. (CISG có quy định về hình thức của HĐ là bất kỳ hình thức nào nhưng để dung hòa hai qun điểm trên nên cũng có một quy định về bảo lưu điều trên nếu pháp luật quốc gia đó yêu cầu hình thức của HĐ phải bằng văn bản.

– Giá cả, phương thức thanh toán và thủ tục hải quan

Ví dụ: Công ty A có trụ sở tại Việt Nam ký kết một HĐ mua thép của một công ty B có trụ sở tại HQ.

Phân tích vd: Tính chất quốc tế:

Nguồn luật điều chỉnh: VKFTA, AKFTA

2. Thương nhân – Chủ thể phổ biến trong các quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế

Trong quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế có nhiều loại chủ thể khác nhau cùng tham gia, nhưng chủ thể phổ biến của các quan hệ này là thương nhân –  bao gồm cả cá nhân và doanh nghiệp.

a. Khái niệm:

Khái niệm ‘thương nhân’ được định nghĩa không hoàn toàn giống nhau theo luật quốc gia của các nước. Tuy nhiên về cơ bản pháp luật các quốc gia đều xác định chính xác về các đặc điểm và các loại thương nhân. Thương nhân thường có những đặc điểm cơ bản sau: thực hiện hành vi thương mại một các độc lập, thường xuyên, mang danh nghiã chính mình và vì lợi ích của bản thân; thương nhân phải có năng lực hành vi thương mại. Các loại thương nhân tùy thuộc vào pháp luật của từng quốc gia. Thương nhân là chủ thể phổ biến vì các doanh nghiệp ngày càng có xu hướng mở rộng thị trường ra nước ngoài nhằm mục đích tạo lợi nhuận và nâng cao vị thế doanh nghiệp. Để phát triển kinh tế thì các quốc gia thường có xu hướng khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài cũng như thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào quốc gia mình. Vì vậy pháp luật các quốc gia ngày càng có xu hướng tạo điều kiện linh hoạt, mềm dẻo cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như các chính sách khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp.

Cá nhân: một cá nhân muốn trở thành chủ thể của quan hệ thương mại quốc tế thì phải đáp ứng được các tiêu chí mà pháp luật quốc gia quy định. Thông thường phải đáp ứng các điều kiện để tiến hành hoạt động thương mại trong nước và một số điều kiện bổ sung như điều kiện về nhân thân và nghề nghiệp (nghề nghiệp của cá nhân đang làm có được phép tiến hành các hoạt động TMQT không). Ví dụ như ở VN thì điều kiện để một chủ thể tham gia hoạt động TMQT được quy định ở điều 6, điều 73 LTM 2005 và Nghị định số 158/2006/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa (Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp).

Pháp nhân: Pháp nhân là tổ chức kinh tế được nhà nước thành lập hoặc công nhận, có cơ cấu, trụ sở, con dấu riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Đối với pháp nhân thì pháp luật các nước thường có xu hướng quy định pháp nhân có thể đáp ứng điều kiện hoạt động thương mại trong nước thì đều được phép tham gia hoạt động TMQT, trừ một số lĩnh vực kinh doanh đặc thù cần đáp ứng những điều kiện bổ sung. Trong thời gian gần đây, các công ty đa quốc gia (viết tắt là ‘MNCs’) ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng của mình trong các giao dịch kinh doanh quốc tế. Các MNCs thể hiện vai trò trung gian dịch chuyển vốn trong quan hệ đầu tư quốc tế.

3. Quốc gia – Chủ thể đặc biệt trong các quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế. 

Quốc gia có thể tham gia quan hệ HĐ TMQT với tư cách là một bên trong quan hệ hợp đồng. Xu hướng các quốc gia ký kết với thương nhân ngày càng trở nên phổ biến. Nhà nước có thể tham gia vào các giao dịch TMQT với những hình thức khác nhau:

– Nhà nước mua hàng hóa trên thị trường để phục vụ cho hoạt động quản lý, tổ chức và bảo vệ đất nước như xây dựng đường xá, các tòa nhà công,… Đồng thời NN còn tìm kiếm hàng hóa nước ngoài để cung cấp cho nhu cầu của dân cư trong nước.

– NN còn tham gia trực tiếp trong quan hệ TMQT như: Tham gia các HĐ đầu tư với các công ty nước ngoài; hoạt động của cá doanh nghiệp NN.

– Thiết lập, liên doanh với công ty nước ngoài để cùng sản xuất, kinh doanh thương mại để cùng tìm kiếm lợi nhuận hoặc bi quyết kỹ thuật.

 – Tuy nhiên khác với các chủ thể khác, quốc gia khi tham gia TMQT là một chủ thể đặc biệt. Tính đặc biệt này xuất phát từ đặc đặc điểm quốc gia là chủ thể có chủ quyền và được hưởng quyền miễn trừ tư pháp (miễn trừ xét xử và miễn trừ thi hành án). Theo nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia, không một tòa án quốc gia hoặc cơ quan trọng tài nào có thể phán quyết chống lại quốc gia khác nếu không có sự chấp thuận của quốc gia đó (miễn trừ xét xử). Theo nội dung của quyền miễn trừ thi hành án, nếu không có sự đồng ý của quốc gia thì không một cơ quan tư pháp nước nào có quyền thi hành bản án một cách bắt buộc nhằm chống lại quốc gia đó. Quyền miễn từ thi hành án và quyền miễn trừ xét xử là độc lập với nhau: trường hợp QG từ bỏ quyền miễn trừ xét xử thì vẫn có quyền miễn trừ thi hành án đối với mọi tài sản được sử dụng cho dịch vụ công. Tuy nhiên trên thực tế khi một NN nước ngoài có quyền miễn trừ thi hành án, một chủ nợ vẫn có thể đạt được sự thi hành án đối với NN đó bằng các biện pháp ngoại giao từ nước mình. (ví dụ). Vậy nên:

– Khi tham gia vào quan hệ HĐ TMQT, quốc gia là chủ thể có quyền đương nhiên áp dụng pháp luật của quốc gia mình vào hợp đồng. 

– Nguyên tắc bình đẳng trong hợp đồng cũng bị hạn chế.

– Quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia đều được công nhận, tuy nhiên về phạm vi quyền thì hiện nay các nước thường có 02 quan điểm chính: quyền miễn trừ tư pháp “tuyệt đối” và “hạn chế”. Tuy nhiên trong TMQT quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối của quốc gia tạo ra sự không bình đẳng trong quan hệ hợp đồng TMQT và tạo ra nhiều hạn chế trong các giao dịch. Vì vậy để thúc đẩy sự phát triển của TMQT các quốc gia khi tham gia vào các giao dịch TMQT thường sẽ tuyên bố từ bỏ quyền miễn trừ tư pháp của mình để được ứng xử bình đẳng như các chủ thể khác – quyền miễn trừ tư pháp hạn chế. 

4. Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng thương mại quốc tế.

Pháp luật quốc gia có vị trí quan trọng trong thực tiễn TMQT. PLQG bao gồm cả pháp luật của quốc gia nước ngoài. Nguồn của pháp luật quốc gia rất đa dạng, tùy thuộc vào từng hệ thống pháp luật. Tuy nhiên các bên khi lựa chọn pháp luật áp dụng hoặc khi giải quyết tranh chấp thường tập trung, chọn lựa các loại như:

– Văn bản pháp luật: Một nguồn quan trọng của pháp luật quốc gia về thương mại quốc tế nằm ở các đạo luật hay các văn bản dưới luật về thương mại và thương mại quốc tế. Về cơ bản, những quy định nào của pháp luật quốc gia được áp dụng cho giao dịch thương mại trong nước thì cũng được áp dụng cho giao dịch thương mại quốc tế. Ngoài ra, do các nước đều cần bảo vệ lợi ích quốc gia trong các giao dịch thương mại quốc tế, nên sẽ quy định về chính sách thương mại hàng hoá, chính sách về bạn hàng v.v.. Cụ thể, hàng hoá, công nghệ nào thuộc diện bị cấm hoặc hạn chế xuất, nhập khẩu? Các đối tác thương mại nào không được hưởng đối xử ưu đãi? Có cần quy định kiểm soát việc chuyển ngoại tệ mạnh ra nước ngoài hay không? Cần hạn chế FDI vào lĩnh vực nào? v.v… Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, cần kể đến các văn bản pháp luật quan trọng là nguồn của pháp luật thương mại quốc tế như: Bộ luật Dân sự 2015; Luật Thương mại 2005; Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Đầu tư 2014; Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009); Luật Trọng tài thương mại 2010; Luật Quản lý ngoại thương 2017;… và các văn bản dưới luật.

– Án lệ của tòa án trong nước, các nguyên tắc chung của pháp luật. 

Một điểm cần lưu ý cho các bên khi các bên lựa chọn pháp luật của một quốc gia thành viên của CISG thì cũng sẽ bao gồm cả CISG (điều 1.1 CISG) trừ trường hợp quốc gia thành viên này đưa ra tuyên bố bảo lưu diều 1.1 hoặc các bên thỏa thuận lựa chọn ngoại trừ CISG.

Pháp luật quốc gia được áp dụng trong HĐ TMQT khi:

– Khi hợp đồng quy định: Có hai cách quy định. Cách thứ nhất là các bên quy định về luật áp dụng ngay từ giai đoạn đàm phán, ký kết hợp đồng, bằng cách chỉ rõ trong hợp đồng rằng luật của một nước nào đó sẽ được áp dụng cho hợp đồng. Cách thứ hai là các bên thoả thuận lựa chọn luật quốc gia là luật áp dụng cho hợp đồng sau khi ký kết hợp đồng, thậm chí khi tranh chấp phát sinh. Cách này được các bên áp dụng khi trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế mà các bên đã ký trước đó không có điều khoản về luật áp dụng. Trong thực tế, cách này là rất khó áp dụng vì các bên khó có thể đạt được một sự nhất trí về việc chọn luật áp dụng khi mà tranh chấp đã phát sinh: người bán thì chỉ muốn áp dụng luật của nước nào bảo vệ được quyền lợi cho mình trong khi đó người mua cũng chỉ muốn áp dụng luật của nước bảo vệ được quyền lợi cho mình. Trong trường hợp này, hai bên chỉ đạt được sự thống nhất khi luật được lựa chọn là luật không nghiêng quá về bảo vệ quyền lợi cho bên nào. Cũng cần phải lưu ý về các trường hợp pháp luật quốc gia bị từ chối áp dụng bởi cơ quan tài phán khi việc chọn luật trái với pháp luật nơi ký kết hợp đồng vì lý do bảo lưu trật tự công; hoặc trường hợp luật quốc gia quy định chỉ được áp dụng luật quốc gia có quan hệ mật thiết với HĐ (Hoa Kỳ).

– Khi toà án hoặc trọng tài quyết định:

Điều 7 khoản 2 của Pháp lệnh Trọng tài Thương mại năm 2003 quy định: “Đối với vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng Trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn (…) Trong trường hợp các bên không lựa chọn được pháp luật để giải quyết vụ tranh chấp thì Hội đồng Trọng tài quyết định”.

 Như vậy, Trọng tài thương mại Việt Nam sẽ có quyền chọn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế khi phát sinh tranh chấp nếu như các bên không thoả thuận được luật áp dụng.

– Khi hợp đồng mẫu quy định:

Trong rất nhiều hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, để tiết kiệm thời gian, các bên thường chỉ quy định những nội dung cơ bản liên quan đến đối tượng mua bán và giá cả. Những nội dung còn lại, các bên thường dẫn chiếu đến hợp đồng mẫu. Hợp đồng mẫu thường được các tập đoàn, công ty buôn bán lớn soạn thảo. Ví dụ: Hợp đồng mẫu của ITC về mua bán quốc tế hàng hóa dễ hỏng (The ITC Model Contract for the International Sale of Perishable Goods), Hợp đồng mẫu của ICC về hàng hóa được sản xuất để bán lại (The ICC Model International Sale Contract on Manufactured Goods Intended for Resale) v.v…Những hợp đồng mẫu này chỉ có giá trị khi được các bên tham chiếu bằng cách chỉ rõ trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế rằng quyền và nghĩa vụ của các bên được điều chỉnh bởi hợp đồng mẫu kèm theo. Trong trường hợp này, hợp đồng mẫu sẽ có giá trị bắt buộc đối với các bên và, nếu trong hợp đồng mẫu có quy định điều khoản về luật áp dụng thì luật đó đương nhiên sẽ là luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà hai bên đã ký kết.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật  – Công ty luật Minh Khuê