Hợp đồng ngoại thương là gì? Mẫu hợp đồng ngoại thương mới năm 2022
Ngoại thương là những hoạt động buôn bán, trao đổi trên thị trường giữa các quốc gia theo nguyên tắc ngang bằng giá. Hợp đồng ngoại thương hay còn gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu, là sự thỏa thuận của bên mua và bên bán giữa hai nước khác nhau. Mời bạn xem trước và tải xuống mẫu hợp đồng ngoại thương tại bài viết dưới đây của Luật sư X. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Mục Lục
Quy định của pháp luật về hoạt động ngoại thương
Khái niệm về hoạt động ngoại thương?
Ngoại thương là những hoạt động buôn bán, trao đổi trên thị trường giữa các quốc gia theo nguyên tắc ngang bằng giá.
Ngoài trao đổi sản phẩm, ngoại thương còn bao gồm việc giao lưu văn hóa giữa các nước với nhau trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm và lưu giữ những nét đẹp của các quốc gia dân tộc đối với bạn bè quốc tế.
Như vậy, ngoại thương chính là hoạt động thương mại, buôn bán hàng hóa, dịch vụ giữa các đất nước với nhau. Khi hoạt động kinh tế vượt ra khỏi phạm vi một đất nước thì được gọi là hoạt động ngoại thương. Ngoại thương có thể bao gồm việc các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu hàng hóa ra bên ngoài hoặc nhập khẩu về cho đất nước.
Đặc điểm của hoạt động ngoại thương
Với cách giải thích thuật ngữ “ngoại thương” là gì như trên có lẽ quý vị cũng phần nào nắm được khái quát về hoạt động ngoại thương. Vậy ngoại thương có những đặc điểm gì?
– Trong lĩnh vực ngoại thương quốc tế, những sản phẩm trong đây có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn rất nhiều so với các sản phẩm trong nước
– Tốc độ tăng trưởng của dòng sản phẩm vô hình có sự phát triển nhanh hơn so với những dòng sản phẩm hữu hình.
– Cơ cấu mặt hàng có sự biến đổi rõ rệt
– Phạm vi, phương thức cạnh tranh cũng như công cụ có sự phát triển rất đa dạng không chỉ về bao bì, giá cả, loại hàng, hình thức vận chuyển.
– Các hàng hóa trong lĩnh vực khoa học và công nghệ bán chạy hơn so với các dòng sản phẩm mang tính truyền thống.
Nội dung của hoạt động ngoại thương
Hiện nay, Việt Nam đã và đang rất chú trọng đến lĩnh vực ngoại thương và xem nó như một trong những ngành kinh tế mũi nhọn thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa, chính trị. Ngoại thương sẽ bao gồm những nội dung chính sau đây:
– Xuất nhập khẩu hàng hóa hữu hình như nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, máy móc, trang thiết bị, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng,…thông qua xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc xuất nhập khẩu ủy thác
– Xuất nhập khẩu hàng hóa vô hình như các bí quyết công nghệ, bằng sáng chế, phát minh, phần mềm máy tính, quyền tác giả, độc quyền nhãn hiệu, thương hiệu…) thông qua xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc xuất nhập khẩu ủy thác.
– Gia công thuê cho nước ngoài và thuê nước ngoài gia công
– Tái xuất khẩu và chuyển khẩu
– Xuất khẩu tại chỗ
Hợp đồng ngoại thương là gì?
Hợp đồng ngoại thương là một loại hợp đồng ghi nhận sự thỏa thuận của hai bên bao gồm bên mua và bên bán ở các nước khác nhau, trong đó thể hiện nội dung cơ bản về việc bên mua chịu trách nhiệm thanh toán tiền hàng cho bên còn lại và bên còn lại có nghĩa cụ cung cấp hàng hóa cùng các chứng từ đi kèm cho bên mua.
Mẫu hợp đồng ngoại thương
Tải xuống mẫu hợp đồng ngoại thương
Các điều khoản cơ bản trong hợp đồng ngoại thương.
– Điều khoản về tên hàng
– Điều khoản về chất lượng – phẩm chất
– Điều khoản về số lượng hàng hóa
– Điều khoản về giá cả
– Điều khoản về giao hàng: cách thức giao hàng
– Điều kiện về thanh toán của bên mua cho bên bán
– Bao bì của sản phẩm đảm bảo thông tin, nội dung của sản phẩm
– Nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa
– Điều khoản về miễn trách nhiệm hoặc bất khả kháng
– Điều khoản chi tiết về khiếu nại
– Điều khoản về trọng tài
– Bảo hiểm.
Bố cục chung của hợp đồng ngoại thương.
Thành phần của hợp đồng ngoại thương sẽ bao gồm các nội dung và phụ thuộc từng giao dịch khác nhau, nhưng sẽ có những nội dung chung bao gồm như sau:
– Chọn luật áp dụng:
Luật áp dụng là hệ thống các quy phạm pháp luật sẽ được sử dụng để điều chỉnh các vấn đề trong hợp đồng. Thông thường, các bên sẽ có một điều khoản riêng để chọn luật. Tuy nhiên, vì Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Công ước của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nên nếu hai bên ký kết hợp đồng đến từ hai nước thành viên của công ước thì công ước sẽ có giá trị áp dụng mặc nhiên nếu hai bên không có điều khoản chọn luật. Để loại trừ việc áp dụng công ước này, các bên phải ghi nhận rõ trong hợp đồng hệ thống pháp luật nào sẽ được áp dụng và các bên thống nhất không sử dụng công ước này làm luật điều chỉnh.
– Giải quyết tranh chấp
Các bên cần thỏa thuận và xác định rõ sẽ chọn tòa án hay trung tâm trọng tài cụ thể nào để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận phương pháp giải quyết bằng con đường thương lượng, hòa giải và cách thức, thời hạn thực hiện. Nếu thương lượng, hòa giải không đạt kết quả mới đưa tranh chấp ra trung tâm tài phán.
– Điều khoản về thanh toán
Được thanh toán tiền hàng là mong muốn chính của bên bán trong hợp đồng ngoại thương, nên phương thức, đơn vị tiền tệ và thời hạn thanh toán nên được ghi nhận rõ ràng trong hợp đồng. Tuy nhiên, vẫn có khả năng bên mua thanh toán chậm gây bất lợi cho bên bán. Bên bán có thể đảm bảo quyền lợi của mình bằng cách quy định lãi suất trả chậm.
– Điều khoản về chiết khấu
Trong quan hệ làm ăn, các bên thường có xu hướng chiết khấu cho nhau để giữ mối quan hệ. Các bên có thể linh động lựa chọn các trường hợp được chiết khấu như khi bên mua thanh toán sớm trước hạn…
Mời bạn xem thêm bài viết
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hợp đồng ngoại thương là gì? Mẫu hợp đồng ngoại thương mới năm 2022“. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, đơn xin trích lục quyết định ly hôn, dịch vụ bảo hộ logo công ty, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Người soạn thảo hợp đồng ngoại thương cần chú ý những điều khoản gì?
– Hợp đồng có số có ngày (Các chứng từ sau dựa vào thông tin trên hợp đồng để soạn thảo).
– Thông tin công ty của người bán và người mua (tên công ty, địa chỉ, chi tiết liên hệ, v.v.)
– Chủ đề hợp đồng bán hàng (Subject )
– Mô tả hàng hóa (Description of the goods)
– Đơn giá hàng hóa, tổng số lượng hợp đồng và tổng số tiền hợp đồng
– Đóng gói hàng và giao hàng (Package and shipment details)
– Discharging & Loading Port (Cảng dỡ hàng & xếp hàng)
– Ngày giao hàng hoặc thời gian giao hàng (Delivery date or delivery period)
– Hình phạt khi giao thiếu, trễ hàng (Penalties of late shipment)
– Các điều khoản giao hàng theo Incoterm (Cần phải có)
– Phương thức thanh toán (Thông thường là TTR và L/C)
– Các chứng từ cung cấp từ nhà xuất khẩu. (Số bản gốc và bản sao sẽ được cung cấp, thời gian chuyển giao cho nhà nhập khẩu).
Hình thức hợp đồng mua bán ngoại thương?
Hình thức của hợp đồng mua bán ngoại thương chỉ có giá trị pháp lý khi nó được thể hiện dưới một hình thức nhất định. Pháp luật của đại đa số các nước đều quy định hợp đồng mua bán ngoại thương chi có giá trị pháp lý về mặt hình thức khi nó được thể hiện dưới hình thức văn bàn.
5/5 – (1 bình chọn)