Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì? Đặc điểm?
Với sự hội nhập và phát triển của nền kinh tế thị trường như hiện nay, việc xuất – nhập khẩu hàng hóa qua các nước khác ngày càng phổ biến và rộng rãi. Để việc xuất – nhập khẩu diễn ra thuận lợi nhất thì việc tồn tại hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đã không còn xa lại với chúng ta nữa. Tuy nhiên, không có một quy định cụ thể nào cho định nghĩa hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì? Vì vậy, bài viết sau đây Luật ACC sẽ chia sẻ cũng như phân tích về vấn đề trên cũng như đặc điểm của một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì? Đặc điểm?
1. Thế nào hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế?
Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là sự thoả thuận về ý chí giữa các bên tham gia hoạt động thương mại có trụ sở kinh doanh đặt ở các quốc gia khác nhau. Theo đó Bên xuất khẩu có nghĩa vụ giao hàng và chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho Bên nhập khẩu và nhận thanh toán đã thỏa thuận trong hợp đồng; Đặc biệt, Bên nhập khẩu có nghĩa vụ thanh toán cho Bên xuất khẩu, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.
2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Về chủ thể: chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là các bên, người bán và người mua, có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau.
Về đối tượng của hợp đồng: hàng hoá là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế được xem là động sản, tức là hàng có thể chuyển qua biên giới của một nước khác.
Về đồng tiền thanh toán: Tiền dùng để thanh toán hợp đồng mua bán thường là nội tệ hoặc có thể là ngoại tệ theo thỏa thuận giữa các bên. Ví dụ: hợp đồng được giao kết giữa người bán Việt Nam và người mua Hà Lan, hai bên thoả thuận sử dụng đồng euro làm đồng tiền thanh toán. Lúc này, đồng euro là ngoại tệ đối với phía người bán Việt Nam nhưng lại là nội tệ đối với người mua Hà Lan. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đồng tiền thanh toán đều là nội tệ của cả hai bên, như trường hợp các doanh nghiệp thuộc các nước trong cộng đồng châu Âu sử dụng đồng euro làm đồng tiền chung.
Về ngôn ngữ của hợp đồng: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường được ký kết bằng tiếng nước ngoài (phần lớn hợp đồng được ký bằng tiếng Anh). Điều này đòi hỏi các bên phải giỏi ngoại ngữ hoặc cần người trợ giúp cho việc phiên dịch.
Về cơ quan giải quyết tranh chấp: Các tranh chấp phát sinh từ việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ do toà án hoặc trọng tài thương mại giải quyết. Nếu muốn trực tiếp tranh tụng tại tòa thì việc yêu cầu về ngoại ngữ là điều cần thiết.
Về luật điều chỉnh hợp đồng (luật áp dụng cho hợp đồng): Luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế mang tính chất đa dạng và phức tạp. Có thể hiểu là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải chịu sự điều chỉnh không phải chỉ của luật pháp nước đó mà cả của luật nước ngoài (luật nước người bán, luật nước người mua hoặc luật của bất kỳ một nước thứ ba nào). Ngoài ra, các bên phải chịu sự điều chỉnh của điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế hoặc cả án lệ (tiền lệ pháp) để điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế dù giao kết hoàn chỉnh, chi tiết đến đâu, bản thân nó cũng không thể chứa đựng tất cả những vấn đề, những tình huống có thể phát sinh trong thực tế. Do đó, việc bổ sung cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế một cơ sở pháp lý cụ thể bằng cách lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng đó. Vì hợp đồng mua bán có tính chất quốc tế nên luật điều chỉnh hợp đồng này cũng có thể là luật người người bán, cũng có khi là luật nước người mua… Nếu luật áp dụng là luật nước người mua thì luật này là luật nước ngoài đối với người bán. Người bán phải có sự hiểu biết về nó, trong đó ít ra người bán phải hiểu rõ được luật này có bảo vệ quyền lợi cho người bán hay không. Và ngược lại, đối với người mua cũng vậy. Như vậy, không chỉ người bán và người mua cần có sự hiểu biết để lựa chọn, để tuân thủ luật áp dụng mà ngay cả cơ quan giải quyết tranh chấp (tòa án hoặc trọng tài) cũng phải nghiên cứu vấn đề luật áp dụng cho hợp đồng đó thì mới có thể làm tốt được chức năng, nhiệm vụ của mình.
Theo nguyên tắc chung của tư pháp quốc tế, trong mua bán hàng hóa quốc tế, các bên có quyền tự do thoả thuận chọn nguồn luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng của mình. Nguồn luật đó có thể là luật quốc gia, điều ước quốc tế về thương mại hoặc tập quán thương mại quốc tế và thậm chí cả các án lệ (tiền lệ xét xử). Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là nên chọn nguồn luật nào, làm thế nào để chọn được nguồn luật thích hợp nhất để có thể bảo vệ được quyền lợi của mình.
3. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Xuất phát từ nguyên tắc tự do mà các bên tham gia giao kết hợp đồng có quyền được lựa chọn hình thức của hợp đồng mua bán cho thích hợp.
Khi nói đến hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường có 2 quan điểm:
– Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể được ký kết bằng lời nới, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Các nước chủ yếu theo quan điểm này là các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp…
– Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được lập thành văn bản. Đây là quan điểm của các nước đang có sự chuyển đổi, trong đó có Việt Nam.
Theo Luật Thương mại của Việt Nam quy định: “Mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng các hình thức có giá trị pháp lý tương đương”.
Chính vì sự bất đồng quan điểm giữa các nước nên Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải lựa chọn dung hòa bằng cách quy định cả 2 quan điểm đó vào. Trong thương mại quốc tế, luật pháp các nước sẽ có các quy định khác nhau về hình thức của các loại hợp đồng thương mại quốc tế, có nước yêu cầu bắt buộc giao kết bằng văn bản, có nước không có yêu cầu đó. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chú ý khi kí kết mọi hợp đồng mua bán hàng hóa với các đối tác nước ngoài cần phải được lập bằng văn bản. Việc ký bằng văn bản sẽ giúp các doanh nghiệp tránh được những rủi ro trong quá trình kinh doanh và tránh được những tranh chấp trong thương mại. Khi xảy ra tranh chấp, kiện tụng thì hợp đồng văn bản sẽ là bằng chứng cho những gì hai bên đã thỏa thuận.
Công ty Luật ACC có nhiều kinh nghiệm trong các vấn đề liên quan tới soạn thảo hợp đồng thương mại quốc tế trong đó có hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Đúc kết từ những kinh nghiệm thực tế mà bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ một số kiến thức và kinh nghiệm về “Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì?” cũng như đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Mong bài viết trên sẽ hữu ích với quý bạn đọc.
5/5 – (1147 bình chọn)
✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin