Hợp đồng mua bán bản quyền phần mềm là gì? Mẫu hợp đồng mua bán bản quyền phần mềm

Mua bán phần mềm là việc mua bán khá phổ biến hiện nay giữa các doanh nghiệp và bên phần mềm về mua bán bản quyền phần mềm hỗ trợ trong công việc. Hợp đồng mua bán bản quyền phần mềm nhằm tăng tính pháp lý đối với hợp đồng.

Căn cứ pháp lý:

  • Căn cứ theo quy định Bộ luật Dân sự năm 2015;
  • Cứ luật thương mại nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2005;
  • Căn cứ luật sở hữu trí tuệ 2005.

1. Khái niệm bản quyền phần mềm

Bản quyền (hay quyền tác giả) là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng để mô tả quyền mà tác giả có đối với các tác phẩm văn học và nghệ thuật của họ. Các tác phẩm thuộc phạm vi bản quyền bao gồm từ sách, nhạc, tranh, điêu khắc và phim, đến các chương trình máy tính, cơ sở dữ liệu, quảng cáo, bản đồ và bản vẽ kỹ thuật.

Bản quyền phần mềm là quyền được phép sử dụng phần mềm đó một cách hợp pháp. Việc sử dụng phần mềm không có bản quyền hợp pháp nào cũng được xem như sao chép phần mềm trái phép vậy. Người vi phạm sẽ bị xử theo luật xâm phạm quyền tác giả.

2. Tại sao nên sử dụng phần mềm bản quyền?

Trong bài viết này, có thể nêu đến 4 lý do để người dùng cần cân nhắc trong việc tại sao phải sử dụng phần mềm bản quyền.

Thứ nhất, việc sử dụng bản quyền “lậu” là vi phạm pháp luật, có thể bị phạt hành chính tùy theo mức độ nặng nhẹ.

Thứ hai, sử dụng phần mềm “không chính chủ” có nhiều nguy cơ bị Malware (một dạng phần mềm độc hại) tấn công, lây nhiễm mã độc để lấy cắp thông tin cá nhân, gây hại cho máy tính của chính bạn cũng như có thể lan truyền sang máy tính của người khác và thực hiện những hành động tương tự.

Thứ ba, loại phần mềm này không có đầy đủ chức năng và không vá lỗi kịp thời do hầu hết các phần mềm bẻ khóa hiện nay đều không có chức năng cập nhật lên bản mới.

Thứ tư, những người dùng phần mềm không có sự đồng ý của nhà sản xuất nếu gặp lỗi sẽ không được hỗ trợ cũng như không được đền bù bởi những sản phẩm này không bao gồm gói dịch vụ hỗ trợ trong quá trình sử dụng.

Với rất nhiều bất lợi khi sử dụng phần mềm “lậu”, người dùng nên chọn phiên bản “chính chủ” từ Microsoft để nhận được những lợi ích cao nhất. Với Windows bản quyền, máy tính của bạn sẽ sử dụng ổn định hơn, ít bị lỗi và gần như an toàn tuyệt đối trước các mã độc, virus, spyware do tính bảo mật của Windows bản quyền cực cao cũng như được cập nhật thường xuyên để đảm bảo máy bạn luôn chạy mượt và khắc phục các lỗi vặt. Chỉ cần một lần bỏ tiền duy nhất, bạn sẽ được sử dụng Windows bản quyền vĩnh viễn, thậm chí khi đổi máy, bạn vẫn có thể mang Windows bản quyền mà bạn đã mua sang máy đó, rất tiện lợi và tiết kiệm.

3. Định nghĩa Hợp đồng mua bán bản quyền phần mềm

Mua bán phần mềm là việc mua bán khá phổ biến hiện nay giữa các doanh nghiệp và bên phần mềm về mua bán bản quyền phần mềm hỗ trợ trong công việc. Hợp đồng mua bán bản quyền phần mềm nhằm tăng tính pháp lý đối với hợp đồng.

4. Hướng dẫn soạn Hợp đồng mua bán bản quyền phần mềm

Hợp đồng mua bán bản quyền phần mềm bên cạnh các điều khoản về hỗ trợ, bảo hành, chăm sóc thường niên, các bên còn có thể thỏa thuận một số điều khoản sau để làm rõ hơn trách nhiệm, công việc trong quá trình triển khai bàn giao phần mềm.

Bên bán có nghĩa vụ đến vị trí bên B để thực hiện việc cài phần mềm vào hệ thống theo yêu cầu, trong quá trình thực hiện thực hiện bên mua có quyền giám sát và đưa ý kiến nếu có căn cứ, có quyền đôn đốc, nhắc nhở bên bán thực hiện đúng tiến độ bàn giao.

Sau khi lắp đặt xong phần mềm bên mua có quyền nghiệm thu sản phẩm, kiểm tra phần lắp đặt, hoạt động tổng thể có đạt đúng hiệu suất như thỏa thuận, chất lượng quảng cáo, nếu có căn cứ có thể từ chối sản phẩm và yêu cầu bên bán phải lắp đặt lại hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng;

5. Mẫu hợp đồng mua bán bản quyền phần mềm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

Hà nội, ngày 20 tháng 7 năm 2020

HỢP ĐỒNG MUA BÁN BẢN QUYỀN PHẦN MỀM PHẦN MỀM

Số:…………………………………..

  • Căn cứ theo quy định Bộ luật Dân sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015;
  • Cứ luật thương mại nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2005;
  • Căn cứ luật sở hữu trí tuệ 2005 nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Căn cứ theo thỏa thuận các bên.

Hôm nay, ngày ….. tháng ….. năm 20….., Tại địa chỉ ………………………………………… , chúng tôi gồm các bên:

Bên A (GỌI LÀ BÊN BÁN)

Tên công ty: ……………………………………………………………………

Mã số thuế: …………………………………………………………………… .        

Số tài khoản: ……………………………………………………………………

Chi nhánh: ………………………………………………………………………

Ngân hàng: ………………………………………………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………..           Số fax: ……………………………..

Người đại diện theo pháp luật: …………………..       Chức vụ: …………….

Bên B (GỌI LÀ BÊN MUA)

Tên công ty: ……………………………………………………………………

Mã số thuế: …………………………………………………………………… .        

Số tài khoản: ……………………………………………………………………

Chi nhánh: ………………………………………………………………………

Ngân hàng: ………………………………………………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………..           Số fax: ……………………………..

Người đại diện theo pháp luật: …………………..       Chức vụ: …………….

Hai bên cùng bàn bạc và thỏa thuận những nội dung sau đây:

Điều 1. Đối tượng hợp đồng

– Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc bên A cung cấp cho bên bản quyền phần mềm………………………………………………………………………………;

– Giá trị hợp đồng chưa bao gồm thuế VAT;

Điều 2. Đảm bảo tính pháp lý

– Bên A phải cung cấp cho bên B về thông tin đầy đủ của sản phẩm;

– Bên A phải đảm bảo tính pháp lý đối với phần mềm mà bên A cung cấp cho bên B;

Điều 3. Phương thức thanh toán

1. Hình thức thanh toán: Chuyển khoản ngân hàng

– Số tài khoản: ……………………………………………………………………..

– Chi nhánh: ……………………………………………………………………….

– Ngân hàng: ………………………………………………………………………

2. Thời gian thanh toán

+ Bên B có nghĩa vụ thanh toán giá trị hợp đồng sau khi bên A thực hiện việc lắp đặt phần mềm hoàn tất;

+ Việc thanh toán sẽ được tiền hành chi trả chậm nhất 5 ngày kể từ thời điểm bên A hoàn thành xong công việc;

Điều 4. Thực hiện hợp đồng

1.Thời gian thực hiện

– Thời gian thực hiện việc giao và lắp đặt thiết bị trên máy tính cho công ty bắt đầu từ ngày .. tháng … năm….;

– Thời gian thực hiện công việc không quá 3 ngày kể từ thời điểm thực hiện;

– Trong thời gian thực hiện công việc cần thêm thời gian phải báo cho đại diện bên A;

– Nếu trong thời gian giao hàng bên bán không thể thực hiện phải thông báo cho bên B biết trước 24 giờ;

2.Địa điểm thực hiện

– Việc thực hiện giao hàng, lắp đặt tại công ty bên B địa chỉ: ………………………

…………………………………………………………………………………………

Điều 5. Cách thức tiến hành

1.Thực hiện công việc

– Bên A có nghĩa vụ giao hàng đến công ty bên B và thực hiện việc cài phần mền vào máy;

– Bên B sẽ hỗ trợ bên A trong quá trình thực hiện công việc;

– Trong quá trình trình thực hiện thực hiện việc bàn giao phần mền, bên B có quyền giám sát quá trình thực hiện công việc;

– Trong quá trình thực hiện bên B có nghĩa vụ đôn đốc, nhắc nhở bên A thực hiện đúng tiến độ công việc để thực hiện bàn giao;

Nghiệm thu sản phẩm

– Sau khi lắp đặt xong phần mền vào máy tính bên A có nghĩa vụ thông báo cho bên B nghiệm thu sản phẩm;

– Bên B có nghĩa vụ kiểm tra phần lắp đặt phần mền bên A có đạt đúng yêu cầu về sản phẩm, chất lượng;

– Nếu bên B nghiệm thu từ chối sản phẩm bên A phải lắp đặt lại theo đúng yêu cầu;

Nếu bên B nghiệm thu hoàn tất thì được xem là hoàn thành nhiệm vụ giao hàng cho bên B;

– Hai bên ký kết các giấy tờ bàn giao phần mền;

Điều 6. Hỗ trợ sử dụng

– Bên A cam kết việc hỗ trợ bên B sử dụng phần mền 24/24 giờ qua tổng đài bên A;

– Trường hợp cần tư vấn trực tiếp thì bên B phải thông báo cho bên A được biết;

Điều 7. Bảo hành sản phẩm

– Việc phần mền kiểm tra chất lượng sản phẩm cần thời gian dùng thử 30 ngày nếu trong thời gian trên bên B phát hiện sản phẩm lỗi, kém chất lượng thì có quyền yêu cầu bên A lắp đặt lại phần mền;

– Sản phẩm phần mềm … sẽ được bảo hành trong 5 năm;

– Trong quá trình bảo hành bên B có quyền yêu cầu bên A thực hiện công việc bảo hành đối với phầm mềm;

– Việc bảo hành phần mềm diễn ra trong gói cước mà bên B đã mua;

Điều 8. Nâng cấp phần mềm

– Trong thời gian sử dụng phầm mềm bên A có thể nâng cấp phần mền, giới thiệu phần mền beta;

– Đối với phần mền thử nghiệm bên A sẽ khuyến mại việc lắp đặt và sử dụng bản beta đối với phần mền đang sử đụng;

– Việc bên A muốn nâng cấp phần mềm trên giá trị phần mền đang sử dụng sẽ phải thông báo cho bên A biết, Việc nâng cấp phần mền bên A sẽ giảm 50% giá thành sản phẩm;

Điều 9. Bản quyền sử dụng

– Bên B sử dụng phần mền với mục đích như các bên đã thỏa thuận;

– Bên B không được tự ý chuyển giao phần mềm cho bên thứ 3 nếu không có sự đồng ý của bên A;

– Bên B dụng phần mền không được theo đúng mục đích sử dụng không thực hiện các hành vi làm ảnh hưởng đến thương hiệu sản phẩm của bên A;

– Trường hợp bên A phát hiện bên B chịu mọi trách nhiệm bồi thường thiệt hại;

Điều 10. Quyền và nghĩa vụ các bên

 Quyền và nghĩa vụ các bên

– Bên A cung cấp thông tin về gói phần mềm cho bên B được biết;

– Bên A thực hiên việc tư vấn , bảo hành sản phẩm theo yêu cầu;

– Nghĩa vụ giao và lắp đặt phần mền đúng thời gian, địa điểm như thỏa thuận;

– Có quyền chấm dứt hợp đồng, yêu cầu bồi thường thiệt hại;

– Nhận khoản tiền giá trị hợp đồng do bên B thực hiện nghĩa vụ;

– Yêu cầu bên B thực hiện nghiệm thu phần mềm trên máy;

Quyền và nghĩa vụ bên B

– Quyền yêu cầu bên A giao và thực hiện lắp đặt phần mềm;

– Quyền yêu cầu tư vấn, bảo hành sản phẩm;

– Quyền nghiệm thu phầm mềm trước khi thực hiện bàn giao sản phẩm;

– Nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp đồng cho bên A;

– Quyền chấm dứt hợp đồng, phạt hợp đồng;

– Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật;

Điều 10. Trách nhiệm pháp lý

 Phạt hợp đồng

– Khi một trong các bên vi phạm hợp đồng thì bên còn lại có nghĩa vụ thông báo cho bên vi phạm biết về việc vi phạm hợp đồng và phạt thực hiện phạt hợp đồng;

– Giá trị phạt hợp đồng bằng giá trị 8% giá trị hợp đồng;

 Bồi thường thiệt hại

– Khi một trong các bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng gây lo lỗi của mình gây ra thiệt hại trực tiếp cho bên bị vi phạm thì bên Bị thiệt hại có quyền yêu cầu bên gây thiệt hại bồi thường toàn bộ giá trị thiệt hại do lỗi trực tiếp gây nên;

– Nếu lỗi thuộc về hai bên thì các bên cùng nhau thỏa thuận về việc bồi thường cho nhau trên tinh thần hợp tác đôi bên cùng có lợi;

– Việc thanh toán bên B thực hiện chậm theo thời gian thỏa thuận bên A có quyền yêu cầu tính lãi xuất ở thời điểm hiện tại với khoản tiền chậm thanh toán;

Điều 11. Chấm dứt hợp đồng

Chấm dứt do sự thỏa thuận

– Hợp đồng chấm dứt do các bên thực hiện hoàn tất các quyền và nghĩa vụ;

– Hợp đồng chấp dứt do các bên cùng nhau thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng;

Đơn phương chấm dứt hợp đồng

– Khi một trong các bên vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng với lỗi cố ý bên Bị thiệt có quyền quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng;

Nghĩa vụ thông báo

 – Bên Đơn phương chấm dứt hợp đồng phải thông báo cho bên cong lại biết trước khi thực hiện việc đơn phương chấp dứt hợp đồng;

– Việc không thông báo ảnh hưởng gây thiệt hại thì bên không thông báo chịu mọi trách nhiệm bồi thường;

– Việc tự ý đơn phương chấp dứt hợp đồng không có lý do thì bên còn lại có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng gây ra;

Điều 12. Trường hợp bất khả kháng

Nếu một trong Các Bên không thể thực thi được toàn bộ hay một phần của Hợp đồng này do Sự kiện bất khả kháng (có nghĩa là sự kiện vượt ra ngoài khả năng kiểm soát của Bên bị ảnh hưởng mà không thể đoán trước được, hoặc không thể tránh được và ngoài khả năng khắc phục mặc dù thấy trước, và đã xảy ra trong khi thực hiện Hợp đồng này và làm cho việc thực thi Hợp đồng này trở nên không thể thực thi được).

Các Sự kiện bất khả kháng bao gồm nhưng không giới hạn các sự kiện như lũ lụt, hỏa hoạn, hạn hán, bão, động đất và các sự kiện thiên tai khác, biểu tình, bạo động, bạo loạn và chiến tranh (tuyên bố hoặc không tuyên bố) và bất kỳ hành động hay không hành động của cơ quan chính phủ nào, việc thực hiện các nghĩa vụ đó sẽ bị ngưng trệ trong một giai đoạn mà trong thời hạn đó việc thực hiện các nghĩa vụ của Hợp đồng sẽ bị ảnh hưởng bởi Sự kiện bất khả kháng.

Bên nào chịu ảnh hưởng bởi Sự kiện bất khả kháng sẽ phải nhanh chóng thông báo cho Bên kia bằng văn bản về sự cố xảy ra của sự kiện đó trong vòng 3 ngày, và sẽ, trong thời hạn 15 ngày sau khi xảy ra sự cố đó cho Bên kia các bằng chứng của sự kiện đã xảy ra đó và khoảng thời gian sự kiện đó xảy ra.

Khi Sự kiện bất khả kháng đó xảy ra, cả hai Bên sẽ ngay lập tức trao đổi ý kiến với nhau về việc thực hiện Hợp đồng, chấm dứt hợp đồng;

Điều 13. Giải quyết tranh chấp

– Bên A và Bên B có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa hai bên thông qua thương lượng, hòa giải.

– Nếu tranh chấp không thể giải quyết được bằng thương lượng, hòa giải trong thời gian 07 ngày kể từ ngày phát sinh tranh chấp thì bất kỳ bên nào cũng đều có thể yêu cầu đưa việc tranh chấp ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền phân xử, quyết định của Tòa án là quyết định cuối cùng mà các bên phải tuân thủ. Chi phí và án phí do Bên thua chịu.

Điều 14. Điều khoản chung

– Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký;

– Hợp đồng chia làm 2 bản mỗi bên một bản và có giá trị pháp lý như nhau;

– Các bên cam kết các thông tin cung cấp là đúng, cam kết thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản của hợp đồng này, trường hợp cần thay đổi hay bổ xung, hai bên sẽ làm phụ lục với chữ ký đầy đủ.

Đại diện bên A

Đại diện bên B