Hợp đồng là gì?
Mục Lục
Hợp đồng là gì?
Hợp đồng là gì? có rất nhiều quan điểm, khái niệm về hợp đồng được đưa ra. Tuy nhiên ngắn gọn dễ hiểu về hợp đồng được luật hóa trong Bộ Luật dân sự 2015:
Điều 385. Khái niệm Hợp đồng
“Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự”.
Khái niệm trên được hiểu và chính là những thành tố cấu thành Hợp đồng như sau:
1. Sự thỏa thuận – ý chí của các bên
Chủ đích của sự ưng thuận hay mục đích của thỏa thuận có nghĩa là các bên phải thỏa thuận với nhau về một việc xác định nào đó.
Ý chí của mỗi bên phải cùng hướng về một mục đích, còn gọi là sự thống nhất ý chí. Nhưng không nhất thiết phải thỏa thuận về tất cả vấn đề phát sinh từ mối quan hệ của họ.
Những vấn đề mà các bên chưa thỏa thuận, vì nhiều lý do mà chủ yếu là do họ không thể lường trước những trường hợp phát sinh bất đồng gặp phải trong tương lai, sẽ được dự liệu trong các quy định của pháp luật về chế định hợp đồng.
Ý chí của các bên cần đủ rõ ràng (không có nghĩa là không chấp nhận sự ngầm định) và ăn nhập với nhau.
2. Chủ thể của Hợp đồng (các bên tham gia)
– Là các bên tham gia vào một quan hệ hợp đồng, có thể là cá nhân, pháp nhân.
– Trong quan hệ đó xuất hiện các cặp chủ thể tương ứng là một bên có quyền và một bên có nghĩa vụ.
3. Hệ quả pháp lý (xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự)
Hệ quả pháp lý được hiểu là sự tạo lập, thay đổi hay chấm dứt một quyền lợi (và nghĩa vụ dân sự tương ứng) hoặc một quan hệ pháp luật.
Một thỏa thuận để được coi là hợp đồng, cần làm phát sinh nghĩa vụ dân sự (nghĩa vụ pháp lý phát sinh từ ý chí của chủ thể) cả về mặt chủ quan và khách quan.
Về mặt chủ quan: một sự thỏa thuận hay một lời cam kết đôi khi chỉ nhắm đến những nghĩa vụ mang tính luân lý chứ không phải là nghĩa vụ pháp lý. Dựa trên hiệu lực của nghĩa vụ hay chủ đích của nghĩa vụ, cần phân biệt nghĩa vụ pháp lý/có tính ràng buộc bởi pháp luật, với các loại nghĩa vụ phi pháp lý/luân lý/không có tính ràng buộc bởi pháp luật như nghĩa vụ tự nhiên, nghĩa vụ đạo đức, nghĩa vụ tôn giáo.
Về mặt khách quan: sự thỏa thuận cần tạo ra được hệ quả pháp lý thì mới có thể coi là hợp đồng. Pháp luật luôn đặt ra một giới hạn tự do thỏa thuận nhất định. Vượt qua làn ranh đó thì sự thống nhất ý chí của các bên dù có muốn tạo lập một ràng buộc pháp lý cũng không được công nhận.
Trên đây là những ý kiến tư vấn tham khảo. Hy vọng mang lại thông tin hữu ích cho Quý khách hàng. Luật Thành Thái luôn lấy kết quả của quý khách là mục tiêu, sự hài lòng của khách hàng là thước đo. Mọi sự thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi.
CÔNG TY TNHH THÀNH THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
Địa chỉ : Phòng 1202, Tầng 12 Tòa B3D, đường Mạc Thái Tổ, phường Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại : 0814 393 779 Email: [email protected]
Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách!