Hợp đồng khoán việc và một số quy định cần nắm rõ 2023
Hợp đồng khoán việc là gì? Hiện nay, một số ít doanh nghiệp giả cách giao kết hợp đồng khoán việc thay vì phải giao kết hợp đồng lao động, nhằm trốn tránh nghĩa vụ đóng nộp BHXH, BHYT, BHTN đối với người lao động. Vì vậy, người lao động cần nắm rõ thông tin về loại hợp đồng này để có thể tránh những tranh chấp xảy ra. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin về hợp đồng khoán việc cần lưu ý, mời Quý bạn đọc cùng tham khảo!
1. Hợp đồng khoán việc là gì?
Hợp đồng khoán việc là sự thỏa thuận giữa hai bên.
Hợp đồng khoán việc hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể. Tuy nhiên, hợp đồng này vẫn được sử dụng rộng rãi giống như một giao dịch dân sự và được thừa nhận theo quy định của pháp luật. Có thể hiểu:
Hợp đồng khoán việc là sự thỏa thuận giữa hai bên. Theo đó, bên nhận khoán phải hoàn thành công việc nhất định theo yêu cầu của bên giao khoán. Sau khi đã hoàn thành, bên nhận khoán bàn giao kết quả công việc cho bên giao khoán, bên giao khoán có trách nhiệm trả thù lao cho bên nhận khoán theo đúng thỏa thuận.
2. Một số lưu ý về hợp đồng khoán việc
Một số thông tin về hợp đồng khoán việc, bên nhận khoán phải và bên giao khoán nắm rõ:
2.1. Phân loại hợp đồng
Dựa vào tính chất công việc cũng như phạm vi công việc được giao khoán, có thể phân làm 02 loại, đó là:
-
Khoán trọn gói:
Bên giao khoán, khoán toàn bộ cho bên nhận khoán những chi phí, bao gồm chi phí vật liệu; chi phí nhân công; chi phí công cụ lao động liên quan đến hoạt động để thực hiện công việc. Bên giao khoán trả cho bên nhận khoán một khoản tiền gồm: Chi phí nguyên liệu, vật liệu; chi phí nhân công; chi phí công cụ lao động, lợi nhuận từ việc nhận khoán.
-
Khoán nhân công:
Người nhận khoán phải tự bảo đảm công cụ lao động để hoàn thành công việc. Người giao khoán trả cho người nhận một khoản tiền công lao động, trong đó đã bao gồm tiền khấu hao công cụ lao động.
2.2. So sánh hợp đồng lao động và hợp đồng khoán việc
Sự khác biệt giữa hợp đồng lao động và hợp đồng khoán việc
Theo Khoản 1, Điều 13, Luật Lao động 2019, hợp đồng lao động được hiểu như sau:
“Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.”
Giữa hai loại hợp đồng có sự khác nhau như sau:
– Dựa vào tính chất công việc: Hợp đồng khoán việc mang tính thời vụ, ngắn hạn, không ổn định. Hợp đồng lao động mang tính ổn định, lâu dài.
– Dựa vào yêu cầu của công việc: Đối với hợp đồng lao động, người lao động chỉ cần dùng sức lao động của mình để hoàn thành công việc do người sử dụng lao động giao và nhận tiền lương. Đối với hợp đồng khoán việc, người nhận giao khoán phải bỏ toàn bộ (một phần) vật chất, sức lao động để hoàn thành công việc, và nhận phần tiền công của mình.
Có thể thấy, việc lựa chọn ký kết hợp đồng nào cần phải dựa vào đặc điểm, tính chất của hợp đồng cũng như lĩnh vực, công việc mà doanh nghiệp đang tham gia hoạt động. Cụ thể như:
+ Nên sử dụng hợp đồng khoán việc đối với các công việc diễn ra trong một thời điểm nhất định, chỉ mang tính thời vụ như tạp vụ, bảo vệ.
+ Đối với những công việc mang tính chất ổn định và lâu dài thì nên áp dụng hợp đồng lao động theo 01 trong 02 loại sau: Hợp đồng lao động có thời hạn xác định và Hợp đồng lao động không xác định thời hạn cụ thể.
2.3. Hợp đồng khoán việc có phải đóng thuế TNCN không?
Về thuế thu nhập cá nhân, hiện nay thu nhập chịu thuế từ tiền công, tiền lương và các khoản có tính chất tiền công tiền lương nhận được từ hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 11, Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 được sửa đổi bổ sung năm 2012, 2014 và hướng dẫn tại Điều 11, Nghị định 65/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 8, Điều 2, Nghị định 12/2015/NĐ-CP.
Đối với trường hợp giao kết hợp đồng khoán trọn gói (bao gồm khoán chi phí nhân công; chi phí nguyên liệu, vật liệu; chi phí công cụ lao động), để xác định đúng thu nhập chịu thuế từ tiền công cần phải xác định rõ chi phí nhân công (tiền công) trong hợp đồng đó.
2.4. Hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH không?
Người nhận khoán việc không phải tham gia BHXH bắt buộc.
Các đối tượng đóng BHXH bắt buộc định kỳ trích theo tỷ lệ % tiền lương theo tháng để đóng BHXH. Căn cứ theo Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định các đối tượng đóng BHXH bắt buộc gồm có:
– Người làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn;
– Người làm việc theo HĐLĐ theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
– Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
– Cán bộ, công chức, viên chức;
– Người hoạt động không chuyên trách ở xã/phường/thị trấn.
– Công nhân quốc phòng/công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;
– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;
– Đối tượng quản lý doanh nghiệp, quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Như vậy, có thể thấy, người nhận khoán việc không phải tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trường hợp này, nếu muốn tham gia Bảo hiểm xã hội thì người nhận khoán việc chỉ có thể tham gia theo diện Bảo hiểm xã hội tự nguyện.
3. Mẫu hợp đồng khoán việc
Hợp đồng khoán việc mặc dù không có quy định cụ thể, chủ yếu do bên giao khoán và bên nhận khoán tự thỏa thuận với nhau. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo có những nội dung, vì vậy, iContract sẽ cung cấp mẫu hợp đồng khoán việc chi tiết, Quý bạn đọc có thể tham khảo!
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—-***—-
HỢP ĐỒNG KHOÁN VIỆC
(Số:../HĐKV)
…, ngày .. tháng .. năm ….
BÊN A (BÊN THUÊ):
CÔNG TY: ……………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………….
Điện thoại: ………………………………………. Fax:……………………………………………….
Đăng ký kinh doanh: ………………………………………………………………………………….
Mã số thuế: ……………………………………………………………………………………………….
Đại diện: …………………………………………………………………………………………………..
Chức vụ: …………………………………………………………………………………………………..
BÊN B (BÊN ĐƯỢC THUÊ):
Ông/bà: …………………………………………………………………………………………………….
Sinh ngày: ………………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………….
CMND số: ……………………………………………………………………………………………….
Nơi cấp: ……………………………………………………………………………………………………
Hai bên đồng ý ký kết và thực hiện Hợp đồng với các điều khoản sau đây:
Điều 1. Nội dung công việc
……………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
2. Tiến độ thực hiện công việc
……………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Điều 3. Thù lao và tiến độ thanh toán thù lao
3.1. Bên A sẽ trả thù lao cho Bên B để thực hiện các công việc nêu tại Điều 1 Hợp đồng này. Tổng mức thù lao là:…………….. VNĐ. (Bằng chữ:……………………………….);
3.2. Sau khi Bên A chuyển cho Bên B các tài liệu, chứng từ cần thiết để Bên B tiến hành công việc thì Bên A sẽ tạm ứng cho Bên B số tiền là:………………. VNĐ;
3.3. Tiền thù lao còn lại Bên A sẽ thanh toán cho Bên B sau khi hoàn thành công việc theo hợp đồng.
3.4. Hình Thức thanh toán: ………………………………………………….
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của Bên A
4.1. Nghiên cứu kỹ các chứng từ – sổ sách kế toán cho Bên B cung cấp để quyết định cùng tham gia thực hiện;
4.3. Giao giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất cho bên B cho để làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất;
4.4. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng này và của pháp luật.
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên B
5.1. Yêu cầu bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất giao cho mình giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất;
5.2.Yêu cầu bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất giao đất đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận;
5.3. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất được chuyển nhượng;
5.4. Trả đủ tiền, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thỏa thuận cho bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
5.5. Đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
5.6. Bảo đảm quyền của người thứ ba đối với đất chuyển nhượng;
5.7. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Hợp đồng này và quy định của pháp luật.
Điều 6. Điều khoản chung
6.1. Hai bên cam kết thi hành nghiêm chỉnh các điều khoản của hợp đồng này;
6.2. Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ được giải quyết trước tiên thông qua thương lượng. Trường hợp không thương lượng được thì tranh chấp sẽ do Tòa án có thẩm quyền giải quyết;
6.3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và được thực hiện ngay sau khi Bên B nhận được tiền tạm ứng lần đầu;
6.4. Hợp đồng này gồm trang Điều, được lập thành 02 bản bằng Tiếng Việt có hiệu lực pháp lý như nhau do mỗi bên giữ bản.
BÊN A
(ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
BÊN B
(ký, ghi rõ họ tên)
Qua bài viết trên hy vọng sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc. Để được tư vấn thêm về phần mềm ký kết hợp đồng điện tử iContract, vui lòng liên hệ qua thông tin dưới đây:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
-
Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
-
Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
-
Tel : 024.37545222
-
Fax: 024.37545223
-
Website: https://icontract.com.vn/