Hợp đồng dịch vụ là gì? So sánh với hợp đồng thương mại
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015). Hợp đồng dịch vụ là một loại hơp đồng dân sự, thường xuyên được giao kết giữa các chủ thể.
Mục Lục
1. Khái niệm hợp đồng dịch vụ
Với sự phát triển của khoa học – kĩ thuật và sự phổ biến của mạng lưới dịch vụ đến hầu hết các khu vực của đất nước, phụ vụ cho nhu cầu ngày càng nhiều của người dân; các loại dịch vụ dần hình thành và phát triển.
Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ. Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Trong Bộ luật Dân sự, hợp đồng dịch vụ là loại hợp đồng có những đặc điểm riêng. Các quy phạm của hợp đồng dịch vụ điều chỉnh các loại dịch vụ cụ thể như: Dịch vụ sửa chữa tài sản, dịch vụ pháp lí, dịch vụ cung cấp thông tin thương mại, dịch vụ quảng cáo.
Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là một công việc cụ thể. Người cung ứng dịch vụ bằng công sức, trí tuệ của mình để hoàn thành công việc đã nhận. Tuy nhiên, người cung ứng dịch vụ có thể sử dụng những người cộng sự giúp việc cho mình và phải chịu trách nhiệm về những việc xảy ra do lỗi của người cộng sự. Tuy nhiên, bên cung ứng dịch vụ không được giao cho người khác làm thay công việc nếu như không có sự đồng ý của bên thuê dịch vụ.
Khi thỏa thuận về việc thực hiện công việc dịch vụ, bên thuê dịch vụ phải đưa ra các yêu cầu của mình về chất lượng, kĩ thuật, các thông số khác,… Từ đó, các bên có cơ sở để thỏa thuận về các điều kiện cung ứng dịch vụ.
Khái niệm pháp lý của hợp đồng dịch vụ được quy định tại Điều 513 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
Điều 513. Hợp đồng dịch vụ
Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
2. Đặc điểm pháp lý của hợp đồng dịch vụ
– Bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện các hành vi pháp lí nhất định và giao kết quả cho bên thuê dịch vụ
– Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng có đền bù
Bên thuê dịch vụ phải trả tiền công cho bên cung ứng dịch vụ, khi bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện công việc và mang lại kết quả như đã thỏa thuận.
– Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng song vụ.
Bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện các hành vi pháp lí theo yêu cầu của bên thuê dịch vụ, bên thuê dịch vụ có nghĩa vụ tiếp nhận kết quả công việc và trả tiền công cho bên cung ứng dịch vụ.
3. Đối tượng của hợp đồng dịch vụ
Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thê thực hiện được, không bị pháp luật cấm, không trái đạo đức xã hội.
Điều 514. Đối tượng của hợp đồng dịch vụ
Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
4. Quyền và nghĩa vụ của các bên
4.1. Bên sử dụng dịch vụ
Bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ trả tiền thù lao về kết quả công việc mà bên cung ứng dịch vụ đã hoàn thành. Nếu đối tượng của hợp đồng dịch vụ yêu cầu phải có thông tin từ bên sử dụng dịch vụ thì bên sử dụng dịch vụ phải cung cấp tài liệu, thông tin đầy đủ cho bên cung ứng dịch vụ (dịch vụ pháp lí). Đối với những loại dịch vụ yêu cầu phải có phương tiện để thực hiện, bên sử dụng dịch vụ phải cung cấp các phương tiện đó (Điều 515 BLDS).
Trong quá trình thực hiện dịch vụ, nếu có những sai sót từ phía cung ứng dịch vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền yêu cầu sửa chữa sai sót đó. Nếu sai sót nghiệm trọng và việc sử dụng dịch vụ đòi hỏi phải chi phí thêm, bên sử dụng địch vụ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Bên sử dụng dịch vụ có quyền hủy hợp đồng nếu bên cung ứng dịch vụ hoàn thành kết quả công việc không như thỏa thuận; hoặc hoàn thành công việc nhưng không đúng thời hạn mà do đó công việc không con fys nghĩa đối với bên sử dụng dịch vụ và yêu cầu bên cung ứng dịch vụ phải bồi thường thiệt hại nếu có (Điều 516 Bộ luật Dân sự).
– Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, địa điểm và các thỏa thuận khác. Nếu bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ trả tiền công cho bên cung ứng dịch vụ như đã thỏa thuận.
Điều 515. Nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ
1. Cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc việc thực hiện công việc đòi hỏi.
2. Trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận.
Điều 516. Quyền của bên sử dụng dịch vụ
1. Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
4.2 Bên cung ứng dịch vụ.
Bên cung ứng dịch vụ có thể là cá nhân, tổ chức dùng công sức của mình để hoàn thành, thực hiện một số công việc do bên sử dụng dịch vụ chỉ định. Trong thời gian thực hiện hợp đồng phải tự mình tổ chức thực hiện công việc. Khi hết hạn của hợp đồng phải giao lại kết quả công việc mà mình đã thực hiện cho bên sử dụng dịch vụ.
Bên cung ứng dịch vụ có quyền yêu cầu bên sử dụng dịch vụ phải cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện. Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ihcs của bên sử dụng dịch vụ mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên sử dụng dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ. Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ trả tiền công. Sau khi hoàn thành công việc đúng kì hạn mà bên suwer dụng dịch vụ không nhận kết quả của công việc, nếu xảy ra rủi ro thì bên cung ứng dịch vụ không chịu trách nhiệm về những thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ.
Trong thời gian thực hiện dịch vụ, bên cung ứng dịch vụ có thể thay đổi những điều kiện dịch vụ nếu việc thay đổi đó không làm phương hại đến lợi ích của bên sử dụng dịch vụ. Trong quy trình thực hiện dịch vụ, bên cung ứng dịch vụ phải tự mình chuẩn bị phương tiện, kĩ thuật và tổ chức thực hiện công việc mà mình đã nhận. Do vậy, điều kiện của dịch vụ có thể phải thay đổi phù hợp với khả năng của bên cung ứng dịch vụ (khoản 2 Điều 518 Bộ luật Dân sự).
Trong tình trạng bình thường, bên cung ứng dịch vụ không có quyền thay đổi điều kiện của dịch vụ nếu việc thay đổi đó không mang lại lợi ích cho bên sử dụng dịch vụ. Trường hợp này cần phải thỏa thuận với bên sử dụng dịch vụ. Nhưng khi cung ứng dịch vụ, nếu không thay đổi điều kiện của dịch vụ mà sẽ gây thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ thì việc thay đổi điều kiện đó phải hoàn toàn vì lợi ích của bên sử dụng dịch vụ. Trong trường hợp này, bên cung ứng dịch vụ được phép thay đổi điều kiện của dịch vụ và phải thông báo cho bên sử dụng dịch vụ biết.
Khi thực hiện dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ biết được việc tiếp tục làm dịch vụ sẽ có hại cho bên sử dụng dịch vụ thì bên cung ứng dịch vụ có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng dịch vụ, mặc dù bên sử dụng dịch vụ không đồng ý. Bên sử dụng dịch vụ có thể không biết hoặc không lường thấy hết hậu quả xảy ra nếu tiếp tục thực hiện công việc. Bên cung ứng dịch vụ cần phải giải thích cho bên sử dụng dịch vụ biết sự cần thiết phải chấm dứt hợp đồng dịch vụ sẽ không gây thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ. Trường hợp này bên sử dụng dịch vụ phải thanh toán các chi phí cần thiết cho bên cung ứng dịch vụ, phải trả tiền công theo số lượng, chất lượng mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện và bồi thường thiệt hại.
Khi hợp đồng dịch vụ thực hiện một công việc mà các bên không thỏa thuận về kết quả công việc đó, nếu hết hạn của hợp đồng mà công việc chưa thực hiện xong thì về nguyên tắc, hợp đồng dịch vụ chấm dứt và cần phải thanh toán hợp đồng. Nếu bên cung ứng dịch vụ tiếp tục thực hiện công việc đến khi hoàn thành mà bên sử dụng dịch vụ không có ý kiến gì về việc kéo dài thời hạn đó thì hợp đồng dịch vụ được coi là kéo dài thời hạn. Trường hợp này, bên sử dụng dịch vụ phải thanh toán tiền công của thời gian đã kéo dài sau khi hết hạn của hợp đồng (Điều 521 Bộ luật Dân sự).
Điều 516. Quyền của bên sử dụng dịch vụ
1. Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Điều 517. Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ
1. Thực hiện công việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác.
2. Không được giao cho người khác thực hiện thay công việc nếu không có sự đồng ý của bên sử dụng dịch vụ.
3. Bảo quản và phải giao lại cho bên sử dụng dịch vụ tài liệu và phương tiện được giao sau khi hoàn thành công việc.
4. Báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ về việc thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm chất lượng để hoàn thành công việc.
5. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong thời gian thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
6. Bồi thường thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nếu làm mất, hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thông tin.
5. Sự khác nhau giữa hợp đồng dịch vụ và hợp đồng thương mại
Tiêu chí
Hợp đồng dịch vụ
Hợp đồng thương mại
Luật áp dụng
Bộ luật Dân sự 2015
Luật Thương mại 2005 và Bộ luật Dân sự 2015
– Ưu tiên áp dụng quy định của Luật Thương mại
– Trường hợp Luật Thương mại không quy định hoặc quy định không rõ ràng thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự
Chủ thể
Chủ thể là các cá nhân, tổ chức (có thể có hoặc không có tư cách pháp nhân)
Thương nhân hoạt động thương mại hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến thương mại
Như vậy, ít nhất một trong các bên phải là thương nhân hoặc các chủ thể có tư cách thương nhân
Mục đích
Mục đích là cung cấp dịch vụ
Nhằm mục đích sinh lợi
Hình thức giao kết
Lời nói, hành vi, văn bản. Chủ yếu là bằng văn bản
Lời nói, hành vi, văn bản.
Có những hợp đồng pháp luật quy định bắt buộc bằng văn bản. Các hình thức như fax, telex và thư điện tử được xem là văn bản
Hợp đồng dịch vụ
– Hợp đồng mua bán hàng hoá
– Hợp đồng đại lý
– Hợp đồng đại diện
– Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại
– Hợp đồng cung ứng dịch vụ
Nội dung hợp đồng
Tùy theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về những nội dung sau đây:
– Đối tượng của hợp đồng là công việc có thể thực hiện được
– chất lượng;
– Giá, phương thức thanh toán;
– Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
– Quyền, nghĩa vụ của các bên;
– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
– Phạt vi phạm hợp đồng;
– Các nội dung khác
Có một số điều khoản mà hợp đồng không có như:
– Điều khoản thời gian, địa điểm giao hàng;
– Điều khoản vận chuyển hàng hóa;
– Điều khoản bảo hiểm;…
Cơ quan giải quyết tranh chấp
Toà án
– Toà án
– Trọng tài
Phạt vi phạm hợp đồng
Do các bên thoả thuận
Bên vi phạm hợp đồng chỉ phải chịu phạt vi phạm nếu các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng.
Luật Thương mại 2005 quy định tổng mức phạt vi phạm cho hợp đồng thương mại không được vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp vi phạm hợp đồng dịch vụ giám định.