Hợp đồng đào tạo nghề: những quy định cần biết
a) Điều kiện về người học nghề trong hợp đồng học nghề/hợp đồng dậy nghề:
b) Nội dung của hợp đồng dậy nghề/hợp đồng học nghề để tuyển người cho doanh nghiệp
a) Nội dung của hợp đồng đào tạo nghề trong các trường hợp thông thường
CHUYÊN SOẠN THẢO, RÀ SOÁT CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG ĐÀO TẠO
Phòng ngừa rủi ro, tranh chấp, bảo vệ quyền lợi
Xem Bảng giá
Hợp đồng đào tạo nghề được sử dụng khá nhiều và là cơ sở pháp lý để một bên đào tạo nghề cho bên khác. Hợp đồng đào tạo nghề chịu sự điều chỉnh của Luật Lao động và Luật Giáo dục nghề nghiệp, do đó hợp đồng có những điều khoản rất đặc thù. Trong bài viết dưới đây Công ty Luật Thái An sẽ tư vấn về soạn thảo hợp đồng đào tạo nghề mới nhất.
Mục Lục
1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hợp đồng đào tạo nghề:
Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề hợp đồng đào tạo nghề là Bộ luật lao động năm 2019, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014.
2. Thế nào là hợp đồng đào tạo nghề?
Hợp đồng đào tạo nghề là hình thức pháp lí thiết lập và duy trì quan hệ học nghề, còn gọi là hợp đồng đào tạo. Thực chất đây là là sự thỏa thuận giữa các bên về vấn đề đào tạo nghề. Loại hợp đồng này còn được gọi là hợp đồng dậy nghề, hợp đồng học nghề.
3. Hình thức của hợp đồng đào tạo nghề:
Theo hình thức, hợp đồng đào tạo nghề được chia thành hai loại:
a) Hợp đồng đào tạo nghề bằng lời nói:
Hợp đồng đào tạo nghề (hợp đồng học nghề, hợp đồng dậy nghề) bằng lời nói chỉ được sử dụng trong một số trường hợp mà nội dung thỏa thuận đơn giản và thời hạn đào tạo nghề ngắn.
b) Hợp đồng đào tạo nghề bằng văn bản:
Điều 62 Bộ luật lao động năm 2019 (Có hiệu lực từ 1/1/2021) quy định về hợp đồng đào tạo nghề như sau:
“1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản…”
Hợp đồng đào tạo nghề (hợp đồng học nghề, hợp đồng dậy nghề) bằng văn bản có thể được sử dụng trong mọi trường hợp, không phân biệt thời hạn học nghề.
Mặt khác hợp đồng đào tạo nghề bằng văn bản là bắt buộc áp dụng đối với việc đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài sử dụng kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
Hợp đồng đào tạo nghề bằng văn bản phải được làm thành 2 bản như nhau, mỗi bên giữ một bản.
4. Khi nào hợp đồng đào tạo hợp pháp ?
Hợp đồng đào tạo nghề có giá trị pháp lý khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện luật định về:
- chủ thể giao kết
- nguyên tắc giao kết
- nội dung giao kết
- hình thức của hợp đồng
5. Khi nào hợp đồng đào tạo vô hiệu ?
Hợp đồng đào tạo nghề vô hiệu có hai mức độ: vô hiệu từng phần và vô hiệu toàn bộ.
Có thể hiểu hợp đồng đào tạo nghề vô hiệu từng phần khi có một hoặc một số nội dung trong hợp đồng trái luật (không ảnh hưởng tới giá trị pháp lí của các nội dung còn lại). Còn hợp đồng đào tạo nghề có thể bị xác định là vô hiệu toàn bộ trong trường hợp nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật (như: nghề học bị pháp luật cấm); chủ thể của hợp đồng không đáp ứng các điều kiện luật định, vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng (nguyên tắc tự nguyện, không lừa dối, không ép buộc…)
===>>> Xem thêm: Hợp đồng vô hiệu.
6. Nội dung của hợp đồng đào tạo nghề là gì?
a) Nội dung của hợp đồng đào tạo nghề trong các trường hợp thông thường
Trong những trường hợp thông thường, hợp đồng học nghề/hợp đồng dậy nghề phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Tên nghề đào tạo hoặc các kĩ năng nghề đạt được;
- Địa điểm đào tạo;
- Thời gian hoàn thành khóa học;
- Mức học phí và phương thức thanh toán học phí;
- Trách nhiệm của các bên;
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng;
- Thanh lí hợp đồng;
- Các thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
b) Nội dung của hợp đồng dậy nghề/hợp đồng học nghề để tuyển người cho doanh nghiệp
Trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp thì hợp đồng đào tạo ngoài những nội dung nêu trên còn có các nội dung sau đây:
- Cam kết của người học về thời hạn làm việc cho doanh nghiệp;
- Cam kết của doanh nghiệp về việc sử dụng lao động sau khi học xong;
- Thỏa thuận về thời gian và mức tiền công cho người học trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp trong thời gian đào tạo.
Trong trường hợp này người học nghề đóng tư cách kép, vừa là người học nghề, vừa là người lao động tạo ra sản phẩm, mang lại doanh số và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy, hao phí sức lao động mà người học nghề phải tiêu tốn để tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp phải được bù đắp. Song, hoạt động lao động tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp cũng đồng thời là quá trình tích luỹ kiến thức nghề nghiệp của người học.
Vì vậy, mức lương trả cho người học nghề sẽ do các bên tự thỏa thuận pháp luật không có quy định mức cụ thể.
c) Nội dung của hợp đồng đào tạo nghề để nâng cao trình độ
Đối với trường họp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kĩ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, Bộ luật lao động quy định các bên phải kí hợp đồng đào tạo nghề và nội dung hợp đồng phải có các nội dung chủ yếu sau:
- Nghề đào tạo;
- Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;
- Chi phí đào tạo;
- Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;
- Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
- Trách nhiệm của người sử dụng lao động.
===>>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng đào tạo
7. Điều kiện ký kết hợp đồng đào tạo nghề là gì?
Để đảm bảo là hợp đồng đào tạo nghề có giá trị pháp lý và không bị vô hiệu như nêu ở mục 5 thì khi ký kết hợp đồng đào tạo nghề phải đảm bảo thỏa mãn các điều kiên sau:
a) Điều kiện về người học nghề trong hợp đồng học nghề/hợp đồng dậy nghề:
Người học nghề phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- đủ 14 tuổi trở lên, đối với một số ngành nghề nhất định, theo danh mục do nhà nước quy định, tuổi học nghề có thể dưới 14
- có đủ sức khoẻ đáp ứng yêu cầu của nghề theo học
- có khả năng nhận thức và tự chịu trách nhiệm ở mức độ nhất định khi học nghề
- không được mắc một số bệnh có thể lây lan cho người khác như HIV/AIDS
b) Điều kiện về bên dạy nghề trong hợp đồng học nghề/hợp đồng dậy nghề:
Bên dạy nghề phải là cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải đáp ứng các điều kiện như sau:
- có quyết định thành lập
- có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động đào tạo theo cam kết;
- có đủ chương trình đào và giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định;
- có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục nghề nghiệp đạt tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, đủ về số lượng;
- có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì phát triển hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
- có điều lệ, quy chế tổ chức, hoạt động.
8. Chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề
Chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề về thực chất là chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng đã giao kết.
Hợp đồng đào tạo nghề có thể chấm dứt trong các trường hợp sau:
- hết hạn hợp đồng
- khoá học kết thúc
- người học nghề đi thực hiện nghĩa vụ quân sự
- hai bên cùng thoả thuận chấm dứt hợp đồng hoặc một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng…
Khi hợp đồng học nghề chấm dứt, cần phải giải quyết quyền lợi và trách nhiệm của hai bên. Quyền lợi và trách nhiệm của các bên được giải quyết như thế nào phụ thuộc chủ yếu vào việc chấm dứt họp đồng đào tạo nghề hợp pháp hay trái pháp luật liên quan đến trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng. Về cơ bản chỉ có hai vấn đề
- trách nhiệm của cơ sở dạy nghề trong việc hoàn trả tiền học phí cho người học nghề
- trách nhiệm bồi hoàn chi phí dạy nghề của người học nghề
Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về hợp đồng đào tạo nghề. Hãy gọi Tổng đài tư vấn luật lao động của Luật Thái An. Luật sư sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn.
9. Dịch vụ tư vấn luật lao động và dịch vụ giải quyết tranh chấp lao động của Luật Thái An
Sử dụng dịch vụ tư vấn luật lao động là sự lựa chọn rất khôn ngoan. Bởi bạn sẽ hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từ đó biết cách xử lý đúng đắn trong các mối quan hệ tại nơi làm việc, với người sử dụng lao động. Để có thêm thông tin, hãy đọc bài viết Tư vấn luật lao động của chúng tôi.
Trường hợp bạn có những khúc mắc, thậm chí là tranh chấp liên quan tới lao động như chấm dứt hợp đồng lao động, khiếu nại, tố cáo, kiện tụng người sử dụng lao động thì luật sư sẽ giúp bạn xử lý các trường hợp đó một cách chuyên nghiệp và có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật. Bạn có thể tham khảo bài viết Khởi kiện vụ án tranh chấp lao động của chúng tôi.
Nếu bạn cần một bản hợp đồng đào tạo nghề chặt chẽ, kín kẽ, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của bạn thì có thể sử dụng dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng chuyên nghiệp của chúng tôi. Bạn có thể tham khảo:
HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI LUẬT THÁI AN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!