Hợp đồng đào tạo nghề mới năm 2022
Chào Luật sư, Luật sư có thể cung cấp cho tôi mẫu hợp đồng đào tạo nghề mới năm 2022 được không ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đào tạo nghề là hoạt động dạy nghề; học nghề nhằm chuẩn bị những điều kiện cần thiết để mọi người có thể tự tạo việc làm; kiếm việc làm hoặc có cơ hội nâng cao chất lượng của quá trình lao động; và thăng tiến trong nghề nghiệp.
Để có thể cung cấp cho bạn mẫu hợp đồng đào tạo nghề mới năm 2022. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Mục Lục
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Dân sự 2015
Bộ luật lao động 2019
Nghị định 12/2022/NĐ-CP
Đào tạo nghề là gì?
Đào tạo nghề được hiểu là hoạt động được người có kiến thức dạy; và học nhằm trang bị những kiến thức, kỹ năng; và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học có thể tìm được việc làm phù hợp với bản thân; hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp.
Theo quy định tại Điều 59 Bộ luật lao động 2019 quy định về đào tạo nghề như sau:
– Người lao động được tự do lựa chọn đào tạo nghề nghiệp; tham gia đánh giá, công nhận kỹ năng nghề quốc gia; phát triển năng lực nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu việc làm; và khả năng của mình.
– Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng lao động có đủ điều kiện đào tạo nghề nghiệp; và phát triển kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình; và người lao động khác trong xã hội thông qua hoạt động sau đây:
- Thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp; hoặc mở lớp đào tạo nghề tại nơi làm việc để đào tạo; đào tạo lại, bồi dưỡng; nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo các trình độ sơ cấp; trung cấp, cao đẳng; và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định;
- Tổ chức thi kỹ năng nghề cho người lao động; tham gia hội đồng kỹ năng nghề; dự báo nhu cầu và xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề; tổ chức đánh giá; và công nhận kỹ năng nghề; phát triển năng lực nghề nghiệp cho người lao động.
Xử phạt vi phạm trong đào tạo nghề tại Việt Nam
Không phải nơi nào cũng đào tạo nghề có chất lượng; tận tâm tận tuỵ; chính vì điều đó quy định về xử phạt vi phạm trong đào tạo nghề tại Việt Nam đã ra đời.
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
– Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi:
- Không đào tạo cho người lao động trước khi chuyển người lao động sang làm nghề khác cho mình; hợp đồng đào tạo nghề không có các nội dung chủ yếu theo quy định tại khoản 2 Điều 62 của Bộ luật Lao động;
- Thu học phí của người học nghề, tập nghề để làm việc cho mình; không ký hợp đồng đào tạo với người học nghề; tập nghề để làm việc cho mình đối với trường hợp người sử dụng lao động không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 61 của Bộ luật Lao động;
- Không trả lương cho người học nghề, tập nghề trong thời gian họ học nghề, tập nghề; mà trực tiếp hoặc tham gia lao động; không ký kết hợp đồng lao động đối với người học nghề, người tập nghề khi hết thời hạn học nghề, tập nghề; và đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật Lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi; hoặc bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật;
b) Tuyển người dưới 14 tuổi vào học nghề; tập nghề, trừ những nghề, công việc được pháp luật cho phép;
c) Tuyển người vào tập nghề để làm việc cho mình với thời hạn tập nghề quá 03 tháng.
– Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả lại học phí đã thu của người học nghề; tập nghề để làm việc cho mình khi có hành vi thu học phí của người học nghề; tập nghề để làm việc cho mình quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả lương cho người học nghề; người tập nghề khi có hành vi không trả lương cho người học nghề, tập nghề trong thời gian học nghề; tập nghề mà trực tiếp hoặc tham gia lao động quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Buộc người sử dụng lao động nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 14.
Hợp đồng đào tạo nghề mới năm 2022
Hợp đồng đào tạo nghề mới năm 2022
Theo quy định định tại Điều 62 Bộ luật Lao động thì hợp đồng đào tạo nghề được quy định như sau:
– Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
– Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
– Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nghề đào tạo;
b) Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;
c) Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;
d) Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
đ) Trách nhiệm của người sử dụng lao động;
e) Trách nhiệm của người lao động.
– Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.
Tải xuống mẫu hợp đồng đào tạo nghề mới năm 2022
Sau đây là mẫu hợp đồng đào tạo nghề mới năm 2022. Các bạn có thể xem trước mẫu hợp đồng đào tạo nghề mới năm 2022; và có thể tải xuống hợp đồng đào tạo nghề mới năm 2022.
Mời bạn xem thêm
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Hợp đồng đào tạo nghề mới năm 2022″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Khi nào hợp đồng đào tạo nghề hợp pháp?
Hợp đồng đào tạo nghề hợp pháp khi thoả điều kiện về:
– Chủ thể giao kết;
-Nguyên tắc giao kết;
– Nội dụng giao kết;
– Hình thức của hợp đồng;
Khi nào hợp đồng đào tạo nghề bị vô hiệu?
Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.
– Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
– Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
– Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
– Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn
– Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
– Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
– Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề được lấy từ đâu?
Kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề được lấy từ ngân sách trung ương, địa phương, doanh nghiệp.
Trong đó, ngân sách trung ương đảm bảo kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ lao động nông thôn học nghề, hoạt động đào tạo; các cá nhân, doanh nghiệp tham gia công tác đào tạo nghề được hưởng mức thuế ưu đãi theo đúng quy định của pháp luật.
5/5 – (3 bình chọn)