Hợp đồng có giá trị pháp lý khi nào?
Hiểu thế nào về khái niệm hợp đồng không có giá trị? Luật sư Trí Nam hướng dẫn xác định giá trị pháp lý của hợp đồng sau khi ký kết theo quy định mới nhất để Quý khách hàng tham khảo!
Xem thêm: Trường hợp nào bị thu hồi giấy đăng ký kinh doanh hộ cá thể theo quy định mới nhất hiện nay
Khái niệm hợp đồng không có giá trị
Khái niệm hợp đồng trong Bộ luật dân sự và luật thương mại không có khái niệm hợp đồng không có giá trị mà chỉ quy định về hợp đồng vô hiệu. Do đó theo Luật sư thuật ngữ hợp đồng không có giá trị được hiểu như sau:
✔ Hợp đồng do các bên cung cấp là hợp đồng giả, hoặc sử dụng con dấu giả. Khi đó:
+ Nếu các bên trong hợp đồng không biết về sự tồn tại của hợp đồng, nội dung hợp đồng thì đương nhiên hợp đồng này không có giá trị.
+ Nếu nội dung hợp đồng phù hợp với các nội dung các bên đã trao đổi, đã thừa nhận trên thực tế thì bản hợp đồng giả không có giá trị chứng minh, nhưng hợp đồng vẫn có thể được thừa nhận trên thực tế và được sử dụng để xem xét quyền, nghĩa vụ của các bên.
✔ Hợp đồng đã được giao kết nhưng vô hiệu nên không có giá trị làm phát sinh nghĩa vụ của các bên theo thỏa thuận của hợp đồng. Quy định về 8 trường hợp đồng vô hiệu được áp dụng tại Điều 123 -> Điều 129 và Điều 484 Bộ luật dân sự 2015.
Luật sư kinh tế uy tín gọi 0934.345.745
Hợp đồng có hiệu lực pháp lý kể từ thời điểm nào?
✔ Khi ký kết hợp đồng thương mại hoặc hợp đồng dân sự quyền tự do thỏa thuận thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng đã ký được pháp luật bảo vệ. Đây là quyền tự do hợp đồng được phát triển từ quyền tự do kinh doanh được hiến pháp ghi nhận.
✔ Quy định pháp luật hiện hành về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng ghi nhận tại Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“Điều 401. Hiệu lực của hợp đồng
1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.”
Quy định này đã nêu rõ:
+ Hợp đồng có hiệu lực theo thời điểm mà các bên thỏa thuận trong đó bao gồm cả thỏa thuận hiệu lực hợp đồng trước thời điểm ký kết hợp đồng ví dụ: Hợp đồng ký ngày 15/03/2020 nhưng trong hợp đồng các bên thỏa thuận hợp đồng có hiệu lực từ 01/01/2020.
+ Trường hợp các bên không thỏa thuận riêng về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, pháp luật liên quan không quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thì hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký.
Dịch vụ tư vấn hợp đồng uy tín gọi 0934.345.745 ( Ảnh minh họa )
Các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực pháp lý
Việc xác định hợp đồng có hiệu lực hay hợp đồng vô hiệu rất quan trọng trong việc ràng buộc các bên thực hiện đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận hợp đồng, hoặc xác định các nghĩa vụ bị vi phạm khi giải quyết tranh chấp hợp đồng. Bởi hợp đồng vô hiệu sẽ không làm phát sinh nghĩa vụ phải thực hiện theo thỏa thuận hợp đồng đối với các bên. Theo luật sư các bên giao kết hợp đồng cần lưu ý những điều kiện sau để đảm bảo hợp đồng có hiệu lực
✔ Thứ nhất, chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với hợp đồng được xác lập. Việc xác định năng lực pháp luật dân sự của chủ thể hợp đồng là pháp nhân khá khó nhưng một số trường hợp dễ nhận biết thì Quý vị không thể không biết ví dụ: Văn phòng đại diện công ty không được quyền đại diện công ty ký kết hợp đồng với mục đích thực hiện chức năng kinh doanh của công ty.
Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng gọi 0934.345.745 ( Ảnh minh họa )
Về thực tế luật sư thấy rằng khi có tranh chấp liên quan đến năng lực dân sự, năng lực hành vi của pháp nhân ký kết hợp đồng thường phát sinh chủ yếu từ việc công ty ủy quyền cho chi nhánh đại diện giao kết hợp đồng. Nên khi Quý vị ở vào tình huống tương tự thì nên cẩn trọng trong việc xác định thẩm quyền đại diện của chi nhánh công ty. Bởi quy định pháp luật về đại diện tại luật thương mại năm 2005 và Bộ luật dân sự 2015 không hoàn toàn giống nhau.
✔ Thứ hai, chủ thể tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện.
✔ Thứ ba, mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội: Quy định này là điều khoản thường được các bên áp dụng để tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong việc giải quyết tranh chấp trong đó bao gồm cả tuyên bố vô hiệu hợp đồng đã được công chứng.
Ví dụ khi giải quyết tranh chấp hợp đồng tặng cho vốn góp Luật sư Trí Nam đã gặp phải tình huống sau:
Luật doanh nghiệp 2014 cho phép thành viên công ty TNHH được tặng cho vốn góp. Các bên lập hợp đồng tặng cho vốn góp và được công chứng tại văn phòng công chứng. Đọc qua giả định bạn sẽ thấy chặt chẽ thế làm sao hợp đồng tặng cho vốn góp vô hiệu được. Nhưng nếu bên được tặng cho là cá nhân, tổ chức nước ngoài thì lại có.
✔ Thứ tư, hợp đồng phải đảm bảo quy định về hình thức theo quy định pháp luật. Chúng tôi đưa quy định về hình thức hợp đồng xuống dưới cùng bởi khi hợp đồng không đảm bảo về mặt hình thức thì khi xem xét hợp đồng vô hiệu cơ quan tài phán vẫn phải căn cứ nội dung đã được các bên thực hiện theo thỏa thuận hợp đồng đến thời điểm tuyên bố hợp đồng vô hiệu.
Căn cứ pháp luật điều chỉnh từng loại hợp đồng thông dụng
✔ Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC: Luật đầu tư 2014; Bộ luật dân sự 2015; Luật thương mại 2005 (Áp dụng khi các bên thỏa thuận hoặc có nhà đầu tư nước ngoài); Luật doanh nghiệp 2014 (Nếu có một trong bên là doanh nghiệp, Hộ kinh doanh, hợp tác xã); Các Luật liên quan đến phạm vi kinh doanh dự kiến hợp tác
✔ Hợp đồng mua bán hàng hóa: Bộ luật dân sự 2015; Luật thương mại 2005; Luật doanh nghiệp 2014 (Nếu có một trong bên là doanh nghiệp, Hộ kinh doanh, hợp tác xã); Các Luật liên quan đến loại hàng hóa mua bán.
✔ Hợp đồng gia công hàng hóa: Bộ luật dân sự 2015; Luật thương mại 2005; Luật doanh nghiệp 2014 (Nếu có một trong bên là doanh nghiệp, Hộ kinh doanh, hợp tác xã); Các Luật liên quan đến loại hàng hóa gia công.
✔ Hợp đồng thuê nhà xưởng: Luật kinh doanh bất động sản 2014, Luật đầu tư 2014, Bộ luật dân sự 2015; Luật thương mại 2005 (nếu các bên thỏa thuận áp dụng); Luật doanh nghiệp 2014 (Nếu có một trong bên là doanh nghiệp, Hộ kinh doanh, hợp tác xã), Luật đất đai 2013, Luật công chứng 2014.
✔ Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất: Luật đất đai 2013, Luật công chứng 2014, Bộ luật dân sự 2015, Luật doanh nghiệp 2014 (Nếu có một trong bên là doanh nghiệp, Hộ kinh doanh, hợp tác xã).
✔ Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần: Luật doanh nghiệp 2014, Luật đầu tư 2014 (Nếu một trong các bên là nhà đầu tư nước ngoài), Bộ luật dân sự 2015, Luật chứng khoán.
Những thỏa thuận trong hợp đồng không vô hiệu cùng hợp đồng
Thực tế khi soạn thảo hợp đồng các bên lồng ghép thêm thỏa thuận ngoài như: Thỏa thuận đặt cọc, Thỏa thuận thế chấp, bảo lãnh,… Về bản chất các thỏa thuận này là một biện pháp đảm bảo kèm theo hợp đồng nên khi hợp đồng vô hiệu chưa chắc đã làm vô hiệu các điều khoản này
Ví dụ: Thỏa thuận đặt cọc kèm theo hợp đồng thuê nhà xưởng ký với công ty nước ngoài thỏa thuận tiền thuê xưởng thanh toán bằng USD. Khi tranh chấp hợp đồng thuê nhà xưởng bị vô hiệu do nội dung hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật theo điều 123 Bộ luật dân sự 2015 nhưng thỏa thuận đặt cọc thì không vô hiệu.
Một số chia sẻ đã nêu của Luật sư hy vọng sẽ hữu ích cho Quý khách hàng trong việc hiểu đúng quy định về hiệu lực hợp đồng. Công ty luật Trí Nam cung cấp tất cả các dịch vụ pháp lý liên quan đến hợp đồng thương mại và hợp đồng dân sự nên chúng tôi rất mong sẽ được hợp tác với Quý vị trong thời gian tới.
Xem thêm: Khi nào cần đăng ký nhãn hiệu – Chi phí nhỏ lợi ích không nhỏ