Hơn 70% dân số thế giới không được hưởng chế độ bảo trợ xã hội đầy đủ

Theo “Báo cáo Bảo trợ Xã hội Thế giới 2014/15: Phục hồi kinh tế, phát triển toàn diện và công bằng xã hội”, chỉ có 27% dân số thế giới được tiếp cận đầy đủ với bảo trợ xã hội.

“Năm 1948, cộng đồng quốc tế đã đồng ý rằng bảo hiểm xã hội và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, người ở độ tuổi lao động bị thất nghiệp hoặc thương tật và người cao tuổi, là quyền của con người,” Phó Tổng Giám đốc ILO, Sandra Polaski, khẳng định. “Tuy nhiên, đến năm 2014, lời hứa hẹn về chế độ bảo trợ xã hội toàn cầu dành cho phần lớn dân số thế giới vẫn chưa thực hiện được”.

Bảo trợ xã hội thậm chí còn cấp bách hơn trong thời điểm này khi nền kinh tế đang bất ổn,”
Sandra PolaskiBảo trợ xã hội là một công cụ chính sách quan trọng giúp giảm nghèo và bất bình đẳng trong khi thúc đẩy tăng trưởng toàn diện thông qua việc nâng cao sức khỏe và năng lực của nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội, giúp tăng năng suất lao động, kích cầu trong nước và tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế quốc dân.

“Bảo trợ xã hội thậm chí còn cấp bách hơn trong thời điểm này khi nền kinh tế đang bất ổn, tăng trưởng chậm và bất bình đẳng đang ngày một tăng. Đây cũng là một vấn đề mà cộng đồng quốc tế nên đặc biệt lưu ý trong chương trình phát triển sau năm 2015,” bà Polaski cho biết.

Bảo hiểm xã hội và khủng hoảng

Chức năng nhiều mặt mà bảo trợ xã hội đóng vai trò trong các nền kinh tế và xã hội đã trở nên đặc biệt rõ ràng trong suốt cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính gần đây. Trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng (2008-09), ít nhất 48 quốc gia có thu nhập cao và trung bình đã đưa ra các gói kích thích kinh tế với tổng giá trị lên đến 2,4 nghìn tỷ USD với khoảng ¼ trong số đó dành cho các biện pháp bảo trợ xã hội. Việc hỗ trợ này đã đóng vai trò như một biện pháp bình ổn tự động giúp nền kinh tế được cân bằng trở lại và bảo vệ những người thất nghiệp và dễ tổn thương trong cuộc khủng hoảng kinh tế tại các quốc gia bị ảnh hưởng.

Nhưng trong giai đoạn thứ hai của cuộc khủng hoảng, từ năm 2010 trở lại đây, nhiều quốc gia đã xoay ngược tình hình và sớm bắt tay tập trung củng cố tài khóa, mặc dù vẫn còn phải giải quyết nhu cầu cấp bách là tiếp tục hỗ trợ nhóm dân cư dễ tổn thương và ổn định tiêu dùng.

“Trái với nhận thức của công chúng, các biện pháp giúp củng cố tài khóa không chỉ giới hạn ở châu Âu,” Isabel Ortiz, Giám đốc bộ phận Bảo trợ Xã hội của ILO, cho biết. “Trên thực tế, có đến 122 chính phủ đang thắt chặt chi tiêu công trong năm 2014, trong số đó có 82 nước đang phát triển.”

“Những biện pháp này bao gồm cải cách chế độ lương hưu, y tế và phúc lợi, thường góp phần làm giảm mức độ bao phủ hay nguồn vốn cho những hệ thống này, loại bỏ nguồn trợ cấp và cắt giảm nhân sự ngành y tế/hoạt động xã hội hoặc giảm tiền lương của họ. Vậy nên, chi phí cho việc củng cố và điều chỉnh tài khóa ảnh hưởng trực tiếp tới các nhóm dân cư tại thời điểm việc làm khó khăn hay khi họ đang thực sự cần hỗ trợ,” bà Ortiz cho biết thêm.

Những xu hướng mới nhất chỉ ra rằng một số các quốc gia có thu nhập cao đang thu hẹp hệ thống bảo hiểm xã hội. Trong Liên minh châu Âu, việc cắt giảm chế độ bảo trợ xã hội đã góp phần khiến tăng nghèo đói, gây ảnh hưởng tới 123 triệu người hay 24% dân số, trong đó bao gồm trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi và người khuyết tật.

Ngược lại, nhiều quốc gia có thu nhập trung bình đang mở rộng hệ thống bảo trợ xã hội, hỗ trợ thu nhập cho các hộ gia đình, từ đó thúc đẩy tăng trưởng nhờ kích cầu và phát triển toàn diện. Ví dụ, Trung Quốc gần như đã đạt được mức độ bao phủ lương hưu toàn dân và tiền lương tối thiểu đã tăng mạnh và Brazil đã tăng tốc độ mở rộng mức độ bao phủ của bảo trợ xã hội và tiền lương tối thiểu từ năm 2009.

Một số quốc gia có thu nhập thấp, như Mozambique, cũng mở rộng chế độ bảo trợ xã hội, tuy nhiên thường là thông qua mạng lưới an toàn tạm thời với mức hưởng lợi thấp. Nhiều quốc gia trong số này hiện đang nỗ lực xây dựng sàn an sinh xã hội như một phần của hệ thống bảo trợ xã hội toàn diện hơn.

Cần đầu tư nhiều hơn

Báo cáo tập trung vào các xu hướng bảo trợ xã hội khác nhau theo cách tiếp cận vòng đời.

Ví dụ, báo cáo chỉ ra rằng ở cấp độ toàn cầu, các chính phủ chỉ dành trung bình 0.4% GDP cho các khoản trợ cấp cho trẻ em và gia đình (dao động từ 2,2% ở Tây Âu tới 0.2% ở châu Phi và châu Á – Thái Bình Dương). Các khoản đầu tư này cần được tăng lên, bởi hiện có tới 18.000 trẻ em tử vong mỗi ngày và trong số đó rất nhiều trường hợp có thể được cứu sống nếu được hưởng bảo trợ xã hội đầy đủ.

Xã hội hiện đại có thể đủ khả năng cung cấp hệ thống bảo trợ xã hội.”
Sandra PolaskiMức chi tiêu đối với bảo trợ xã hội dành cho mọi người ở độ tuổi lao động (ví dụ như đối với trường hợp thất nghiệp, nghỉ thai sản, người khuyết tật hay thương tật do tai nạn nghề nghiệp) rất khác nhau giữa các khu vực, dao động từ 0,5% ở châu Phi đến 5,9% ở Tây Âu. Trên toàn thế giới, chỉ có 12% người thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp (ở Tây Âu là 64% ở Tây Âu, ở Trung Đông và châu Phi chỉ dưới 3%).

Về lương hưu dành cho người cao tuổi, gần một nửa (49%) tổng số người ở độ tuổi được hưởng lương hưu không nhận được nguồn trợ cấp nào. Và trong số người được hưởng lương hưu thì mức lương hưu thấp hơn nhiều so với chuẩn nghèo. Trong tương lai, người được hưởng lương hưu sẽ nhận được mức lương thấp hơn nữa tại ít nhất 14 quốc gia châu Âu.

Báo cáo cũng cho thấy khoảng 47% dân số thế giới không được hỗ trợ bởi một hệ thống hay chế độ y tế nào. Ở các quốc gia có thu nhập thấp, tỷ lệ này lên tới hơn 90%. ILO ước tính có khoảng 10,3 triệu người lao động trên toàn cầu không được hưởng các dịch vụ y tế chất lượng khi cần thiết. Mặc dù vậy, một số quốc gia – trong đó bao gồm Thái Lan và Nam Phi – đã đạt được mức độ bao phủ y tế toàn dân trong chỉ trong vài năm, chứng tỏ rằng điều này có thể thực hiện được.

Khuyến nghị về Sàn Bảo trợ Xã hội của ILO, 2012 (Số 202) phản ánh sự đồng thuận giữa chính phủ và các tổ chức của người lao động và chủ sử dụng lao động trên 185 quốc gia về việc cần mở rộng hệ thống an sinh xã hội. Việc triển khai các sàn an sinh xã hội cũng được G20 và Liên Hợp Quốc ủng hộ.

“Vào thời điểm này, đây là vấn đề của sự quyết tâm về chính trị để biến mục tiêu thành hiện thực. Xã hội hiện đại có thể đủ khả năng cung cấp hệ thống bảo trợ xã hội,” bà Polaski kết luận.

GENEVA – Hơn 70% dân số thế giới không được hưởng chế độ bảo trợ xã hội, một báo cáo mới của ILO cho biết.Theo “Báo cáo Bảo trợ Xã hội Thế giới 2014/15: Phục hồi kinh tế, phát triển toàn diện và công bằng xã hội”, chỉ có 27% dân số thế giới được tiếp cận đầy đủ với bảo trợ xã hội.“Năm 1948, cộng đồng quốc tế đã đồng ý rằng bảo hiểm xã hội và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, người ở độ tuổi lao động bị thất nghiệp hoặc thương tật và người cao tuổi, là quyền của con người,” Phó Tổng Giám đốc ILO, Sandra Polaski, khẳng định. “Tuy nhiên, đến năm 2014, lời hứa hẹn về chế độ bảo trợ xã hội toàn cầu dành cho phần lớn dân số thế giới vẫn chưa thực hiện được”.Bảo trợ xã hội là một công cụ chính sách quan trọng giúp giảm nghèo và bất bình đẳng trong khi thúc đẩy tăng trưởng toàn diện thông qua việc nâng cao sức khỏe và năng lực của nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội, giúp tăng năng suất lao động, kích cầu trong nước và tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế quốc dân.“Bảo trợ xã hội thậm chí còn cấp bách hơn trong thời điểm này khi nền kinh tế đang bất ổn, tăng trưởng chậm và bất bình đẳng đang ngày một tăng. Đây cũng là một vấn đề mà cộng đồng quốc tế nên đặc biệt lưu ý trong chương trình phát triển sau năm 2015,” bà Polaski cho biết.Chức năng nhiều mặt mà bảo trợ xã hội đóng vai trò trong các nền kinh tế và xã hội đã trở nên đặc biệt rõ ràng trong suốt cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính gần đây. Trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng (2008-09), ít nhất 48 quốc gia có thu nhập cao và trung bình đã đưa ra các gói kích thích kinh tế với tổng giá trị lên đến 2,4 nghìn tỷ USD với khoảng ¼ trong số đó dành cho các biện pháp bảo trợ xã hội. Việc hỗ trợ này đã đóng vai trò như một biện pháp bình ổn tự động giúp nền kinh tế được cân bằng trở lại và bảo vệ những người thất nghiệp và dễ tổn thương trong cuộc khủng hoảng kinh tế tại các quốc gia bị ảnh hưởng.Nhưng trong giai đoạn thứ hai của cuộc khủng hoảng, từ năm 2010 trở lại đây, nhiều quốc gia đã xoay ngược tình hình và sớm bắt tay tập trung củng cố tài khóa, mặc dù vẫn còn phải giải quyết nhu cầu cấp bách là tiếp tục hỗ trợ nhóm dân cư dễ tổn thương và ổn định tiêu dùng.“Trái với nhận thức của công chúng, các biện pháp giúp củng cố tài khóa không chỉ giới hạn ở châu Âu,” Isabel Ortiz, Giám đốc bộ phận Bảo trợ Xã hội của ILO, cho biết. “Trên thực tế, có đến 122 chính phủ đang thắt chặt chi tiêu công trong năm 2014, trong số đó có 82 nước đang phát triển.”“Những biện pháp này bao gồm cải cách chế độ lương hưu, y tế và phúc lợi, thường góp phần làm giảm mức độ bao phủ hay nguồn vốn cho những hệ thống này, loại bỏ nguồn trợ cấp và cắt giảm nhân sự ngành y tế/hoạt động xã hội hoặc giảm tiền lương của họ. Vậy nên, chi phí cho việc củng cố và điều chỉnh tài khóa ảnh hưởng trực tiếp tới các nhóm dân cư tại thời điểm việc làm khó khăn hay khi họ đang thực sự cần hỗ trợ,” bà Ortiz cho biết thêm.Những xu hướng mới nhất chỉ ra rằng một số các quốc gia có thu nhập cao đang thu hẹp hệ thống bảo hiểm xã hội. Trong Liên minh châu Âu, việc cắt giảm chế độ bảo trợ xã hội đã góp phần khiến tăng nghèo đói, gây ảnh hưởng tới 123 triệu người hay 24% dân số, trong đó bao gồm trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi và người khuyết tật.Ngược lại, nhiều quốc gia có thu nhập trung bình đang mở rộng hệ thống bảo trợ xã hội, hỗ trợ thu nhập cho các hộ gia đình, từ đó thúc đẩy tăng trưởng nhờ kích cầu và phát triển toàn diện. Ví dụ, Trung Quốc gần như đã đạt được mức độ bao phủ lương hưu toàn dân và tiền lương tối thiểu đã tăng mạnh và Brazil đã tăng tốc độ mở rộng mức độ bao phủ của bảo trợ xã hội và tiền lương tối thiểu từ năm 2009.Một số quốc gia có thu nhập thấp, như Mozambique, cũng mở rộng chế độ bảo trợ xã hội, tuy nhiên thường là thông qua mạng lưới an toàn tạm thời với mức hưởng lợi thấp. Nhiều quốc gia trong số này hiện đang nỗ lực xây dựng sàn an sinh xã hội như một phần của hệ thống bảo trợ xã hội toàn diện hơn.Báo cáo tập trung vào các xu hướng bảo trợ xã hội khác nhau theo cách tiếp cận vòng đời.Ví dụ, báo cáo chỉ ra rằng ở cấp độ toàn cầu, các chính phủ chỉ dành trung bình 0.4% GDP cho các khoản trợ cấp cho trẻ em và gia đình (dao động từ 2,2% ở Tây Âu tới 0.2% ở châu Phi và châu Á – Thái Bình Dương). Các khoản đầu tư này cần được tăng lên, bởi hiện có tới 18.000 trẻ em tử vong mỗi ngày và trong số đó rất nhiều trường hợp có thể được cứu sống nếu được hưởng bảo trợ xã hội đầy đủ.Mức chi tiêu đối với bảo trợ xã hội dành cho mọi người ở độ tuổi lao động (ví dụ như đối với trường hợp thất nghiệp, nghỉ thai sản, người khuyết tật hay thương tật do tai nạn nghề nghiệp) rất khác nhau giữa các khu vực, dao động từ 0,5% ở châu Phi đến 5,9% ở Tây Âu. Trên toàn thế giới, chỉ có 12% người thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp (ở Tây Âu là 64% ở Tây Âu, ở Trung Đông và châu Phi chỉ dưới 3%).Về lương hưu dành cho người cao tuổi, gần một nửa (49%) tổng số người ở độ tuổi được hưởng lương hưu không nhận được nguồn trợ cấp nào. Và trong số người được hưởng lương hưu thì mức lương hưu thấp hơn nhiều so với chuẩn nghèo. Trong tương lai, người được hưởng lương hưu sẽ nhận được mức lương thấp hơn nữa tại ít nhất 14 quốc gia châu Âu.Báo cáo cũng cho thấy khoảng 47% dân số thế giới không được hỗ trợ bởi một hệ thống hay chế độ y tế nào. Ở các quốc gia có thu nhập thấp, tỷ lệ này lên tới hơn 90%. ILO ước tính có khoảng 10,3 triệu người lao động trên toàn cầu không được hưởng các dịch vụ y tế chất lượng khi cần thiết. Mặc dù vậy, một số quốc gia – trong đó bao gồm Thái Lan và Nam Phi – đã đạt được mức độ bao phủ y tế toàn dân trong chỉ trong vài năm, chứng tỏ rằng điều này có thể thực hiện được.Khuyến nghị về Sàn Bảo trợ Xã hội của ILO, 2012 (Số 202) phản ánh sự đồng thuận giữa chính phủ và các tổ chức của người lao động và chủ sử dụng lao động trên 185 quốc gia về việc cần mở rộng hệ thống an sinh xã hội. Việc triển khai các sàn an sinh xã hội cũng được G20 và Liên Hợp Quốc ủng hộ.“Vào thời điểm này, đây là vấn đề của sự quyết tâm về chính trị để biến mục tiêu thành hiện thực. Xã hội hiện đại có thể đủ khả năng cung cấp hệ thống bảo trợ xã hội,” bà Polaski kết luận.