Home

Câu trả lời:

Theo Khoản 5, Điều 21 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động: “Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật”.

Từ căn cứ trên thì trách nhiệm chốt sổ BHXH cho người lao động do người sử dụng lao động thực hiện, đồng thời có sự phối hợp của cơ quan BHXH.

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn nghỉ không lương tại đơn vị cũ sau đó bạn đi làm và đóng BHXH ở đơn vị mới mà chưa chấm dứt HĐLĐ với đơn vị cũ. Như vậy, trường hợp bạn tự nghỉ việc nên hành vi này được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật. Vì vậy, căn cứ Điều 40 BLLĐ năm 2019, bạn phải thực hiện các nghĩa vụ sau:

1. Không được trợ cấp thôi việc.

2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1 Điều 48 Bộ luật này thì khi người lao động đã thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, người sử dụng lao động cũng phải thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động, trong đó có việc làm thủ tục chốt sổ BHXH và trả lại sổ cho người lao động.

Trường hợp bạn nghỉ ngang nên đơn vị cũ chưa làm thủ tục chốt sổ trả cho bạn. Vì vậy, đề nghị bạn liên hệ với đơn vị cũ để hai bên cùng hoàn tất nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Sau khi đơn vị cũ chốt sổ, bạn mang sổ BHXH đó nộp cho đơn vị thứ 2 để đơn vị thứ 2 hoàn thiện các thủ tục chốt sổ và trả cho bạn.

Theo quy định mỗi lao động chỉ được cấp 1 mã sổ BHXH duy nhất để ghi nhận quá trình tham gia BHXH và là căn cứ để giải quyết các chế độ BHXH theo quy định của pháp luật. Trường hợp người lao động có 2 mã sổ BHXH thì phải làm thủ tục gộp sổ chứ người lao động không được tự ý hủy sổ.