Hỏi về hợp đồng đào tạo nghề
Hỏi về hợp đồng đào tạo nghề
Luật sư tư vấn về những vấn đề pháp lý của hợp đồng đào tạo nghề như thời gian đào tạo nghề, số lần ký hợp đồng đào tạo nghề và việc tham gia bảo hiểm xã hội như sau:
1. Tư vấn về hợp đồng đào tạo nghề
Hợp đồng đào tạo nghề là một trong những hợp đồng thông dụng hiện nay. Với mục đích đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh cũng như sự phát triển của doanh nghiệp, trong thời gian thực hiện hợp đồng, người sử dụng lao động có thể tạo điều kiện cho người lao động đi đào tạo, nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn của mình. Tuy nhiên các quy định về hợp đồng đào tạo nghề như thời gian ký hợp đồng đào tạo nghề, số lần ký hợp đồng và việc tham gia bảo hiểm xã hội như thế nào ? Đa phần người sử dụng thường không nắm rõ. Để giải đáp những thắc mắc này, bạn có thể tham khảo nội dung chúng tôi tư vấn dưới đây hoặc bạn có thể liên hệ đến Luật Minh Gia bằng cách gửi câu hỏi tư vấn hoặc Gọi 1900.6169, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung sau:
+ Hợp đồng đào tạo nghề;
+ Thời gian đào tạo;
+ Số lần ký hợp đồng;
+Việc tham gia bảo hiểm xã hội;
2. Hợp đồng đào tạo nghề
Câu hỏi: Luật sư tư vấn về những vấn đề pháp lý của hợp đồng đào tạo nghề như thời gian đào tạo nghề, số lần ký hợp đồng đào tạo nghề và việc tham gia bảo hiểm xã hội như sau: Chào luật sư,tôi Hiện tại tôi đang chưa nắm rõ về luật quy định thời gian được ký hợp đồng đào tạo đối với người lao động vào làm trong công ty và ký hợp đồng đào tạo trước khi ký hợp đồng thử việc.Tôi chưa rõ chỗ:
1. Thời gian công ty được phép ký hợp đồng đào tạo với 1 người lao động là thời gian quy định như thế nào bao lâu ?
2. Hợp đồng đào tạo được ký với 1 người lao động nhiều nhất được bao nhiêu lần?
3. Theo quy định của luật BHXH áp dụng năm 2018 thì những người ký hợp đồng đào tạo này doanh nghiệp có bắt buộc phải tham gia BHXH cho người lao động đó không ?
4. Những đối tượng nào thì được phép ký hợp đồng đào tạo?Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Trước hết, bạn cần phân biệt rõ chủ thể tham gia ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong quá trình làm việc và hợp đồng đào tạo nghề trước khi ký hợp đồng lao động. Đối với hợp đồng đào tạo nghề trong qúa trình làm việc thì chủ thể ký kết hợp đồng đào tạo nghề này là người sử dụng lao động và người lao động (người đã được ký hợp đồng lao động), còn đối với hợp đồng đào tạo nghề trước khi ký kết hợp đồng lao động thì chủ thể tham gia ký kết là người sử dụng lao động và người học nghề, tập nghề. Đối với từng chủ thể cùng người sử dụng lao động ký kết hợp đồng đào tạo thì họ sẽ được hưỡng những quyền lợi và phải thực hiện các nghĩa vụ khác nhau. Trường hợp của bạn, bạn cần làm rõ các vấn đề liên quan đến hợp đồng đào tạo nghề của người lao động ký kết với người sử dụng lao động. Cụ thể:
Thứ nhất, thời gian công ty được ký hợp đồng đào tạo với người lao động được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 62 Bộ Luật Lao động năm 2012 về hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề thì:
“Điều 62. Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề
1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nghề đào tạo;
b) Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;
c) Chi phí đào tạo;
d) Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;
đ) Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
e) Trách nhiệm của người sử dụng lao động.
3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài”.
Theo như quy định trên thì hợp đồng đào tạo là sự thỏa thuận về những điều khoản liên quan đến đào tạo của người lao động và người sử dụng lao động. Trong đó, thời hạn đào tạo là một trong những điều khoản do các bên thỏa thuận, việc đào tạo sẽ kéo dài bao lâu hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí, sự tự nguyện thỏa thuận của các bên. Hiện nay, pháp luật chưa giới hạn về thời gian đào tạo trong hợp đồng đào tạo giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Thứ hai, hợp đồng đào tạo được ký với người lao động tối đa là bao nhiêu lần?
Hợp đồng đào tạo là hợp đồng được ký kết khi người lao động và người sử dụng lao động có nhu cầu đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp hoặc đào tạo lại để phục vụ nhu cầu cho công việc nên khi có nhu cầu đào tạo và có sự đồng thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động thì có thể tiến hành ký kết hợp đồng đào tạo. Do vậy, số lần ký kết hợp đồng đào tạo giữa người sử dụng lao động và người lao động phụ thuộc vào nhu cầu thực tế và sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Thứ ba, theo quy định của luật BHXH áp dụng năm 2018 thì những người ký hợp đồng đào tạo này doanh nghiệp có bắt buộc phải tham gia BHXH cho người lao động đó không ?
Theo quy định tại Điều 2 Luật BHXH năm 2014 về đối tượng áp dụng chế độ BHXH bắt buộc thì:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng”.
Trong trường hợp trên, người lao động ký kết hợp đồng đào tạo nghề khi đang làm việc tại Doanh nghiệp. Trường hợp này, người lao động được đào tạo theo nhu cầu của người lao động và vẫn thuộc thời hạn của hợp đồng lao động đã ký kết. Do đó, người lao động vẫn được hưởng các quyền lợi về BHXH theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Cụ thể, người lao động có ký kết hợp đồng lao động với doanh nghiệp, do đó Doanh nghiệp có trách nhiệm bắt buộc phải nộp BHXH cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Thứ tư, đối tượng được ký hợp đồng đào tạo nghề.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Bộ Luật Lao động năm 2012 thì:
“1. Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí.
Người học nghề, tập nghề trong trường hợp này phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản”
Và Khoản 1 Điều 62 Bộ Luật Lao động năm 2012:
“1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản”.
Như vậy, đối tượng được phép ký kết hợp đồng đào tạo bao gồm: người lao động theo hợp đồng lao động, người học nghề, tập nghề khi có nhu cầu về đào tạo nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp để phục vụ cho quá trình làm việc.
>> Giải đáp thắc mắc về Hợp đồng đào tạo nghề, gọi: 1900.6169
—————
Câu hỏi thứ 2 – Điều kiện miễn tập sự công chức đã từng là lao động hợp đồng.
Hiện nay tôi đang là lao động hợp đồng tại khối văn phòng Sở là đơn vị quản lý nhà nước trực thuộc Sở đã được hơn 03 năm từ năm 2013 do GĐ Sở ký hợp đồng lao động 1 năm 1 với người lao động, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Theo điều 12 quy định về trường hợp được miễn thực hiện chế độ tập sự của Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ thì xin hỏi quý công ty tôi có đủ điều kiện để miễn thực hiện chế độ tập sự hay không? Và theo tôi được biết đối với đơn vị quản lý nhà nước (như: Khối văn phòng Sở) thì chỉ được ký hợp đồng lao động với hình thức lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 thì như vậy có phải hợp đồng lao động của tôi với Sở là không đúng? Và đồng thời thủ tục của tôi để đề nghị miễn chế độ tập sự cũng gặp vướng mắc đúng không ạ? Rất mong quý công ty giúp đỡ trả lời câu hỏi của tôi.
Trả lời:
Điều 12. Trường hợp được miễn thực hiện chế độ tập sự – Thông tư 13/2010/TT-BNV quy định:
1. Người được tuyển dụng được miễn thực hiện chế độ tập sự khi có đủ các điều kiện sau:
a) Đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP tương ứng với ngạch công chức được tuyển dụng;
b) Trong thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại điểm a khoản này, người được tuyển dụng đã làm những công việc theo yêu cầu của ngạch công chức được tuyển dụng.
2. Người được tuyển dụng nếu không có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 điều này thì phải thực hiện chế độ tập sự; thời gian người được tuyển dụng đã làm những công việc quy định tại điểm b khoản 1 điều này (nếu có) được tính vào thời gian tập sự.
Hiện nay a/c đang là người lao động làm việc theo hình thức Hợp đồng lao động tại cơ quan nhà nước, trường hợp a/c được xét tuyển hoặc thi tuyển để trở thành công chức nếu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo quy định trên thì sẽ được miễn tập sự đối với công chức.
Về việc giữa a/c và Sở ký hợp đồng lao động để thực hiện công việc chuyên môn là không trái quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp các Bộ, ngành có văn bản chỉ đạo cá biệt về việc chỉ tiêu, số lượng biên chế, làm việc tại cơ quan thì thực hiện theo hướng dẫn đó.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.