Hội thảo khoa học
VAI TRÒ CỦA NHÀ KHOA HỌC TRONG CHUỖI LIÊN
KẾT
SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP HIỆN NAY
Lê Tiến Dũng
Trưởng
phòng Nghiên cứu khoa học -Thông tin -Tư liệu
Hội
nghị đối thoại với nông dân ngày 9/4/2018, trước khoảng 600 đại biểu gồm lãnh đạo
các bộ, ban, ngành của Trung ương, các cơ quan ban, ngành tỉnh Hải Dương; lãnh
đạo 63 hội nông dân các tỉnh, thành phố; các chuyên gia, nhà khoa học; đại diện
các doanh nghiệp… chủ đề “Tháo
gỡ vướng mắc, khơi dòng động lực, tiếp đà 30 năm đổi mới” với vấn đề đặt ra trong ngành nông nghiệp như
thị trường, vốn và đất đai, công nghệ, đầu vào cho nông nghiệp, xây dựng nông
thôn mới…Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định cần sự phối hợp giữa 6 nhà: Nhà nông, Nhà nước,
nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà băng và nhà phân phối, nếu tách ra là không
thành công.
Để thực hiện thắng lợi chủ trương năm 2020
toàn tỉnh Nam Định trở thành Tỉnh nông thôn mới; về phương diện lý luận cần căn cứ vào thực tế
để xác định đặc điểm và sự thay đổi.. liên minh Công- Nông- Trí thức trong phát triển
kinh tế nông nghiệp ở nông thôn hiện nay ở Nam Định nhằm đảm bảo các yêu cầu của việc thực hiện
các nhiệm vụ chính trị. Trong đa dạng mục
tiêu, các mối liên hệ, lợi ích, nhiệm vụ…của liên minh giai cấp mà cuộc hội thảo
đề ra; phạm vi tham luận tôi xin được chia sẻ tại hội thảo này việc đánh giá về
vai trò của nhà khoa học trong chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp hiện nay.
Trước hết cần thống nhất
nhận thức thế nào là Nhà khoa học trong
sản xuất nông nghiệp. Nhà khoa học là
người tham gia vào những hoạt động mang tính hệ thống
nhằm thu được tri thức trong một lĩnh vực nào đó; họ chính là
người áp dụng các phương pháp khoa học trong nghề nghiệp và
có thể là chuyên
gia trong một lĩnh vực khoa học
thực hiện các nghiên
cứu nhằm hiểu biết đầy đủ hơn
về sự vận hành dựa vào những nguyên lý để ứng dụng trong cuộc sống.
Nhà khoa học có mục tiêu hoạt
động khác so với các kỹ sư,
những người thiết kế, xây dựng và duy trì những đối tượng cụ thể. Trong lĩnh
vực sản xuất nông nghiệp ngoài mục tiêu nghiên cứu nhằm phát triển công nghệ và
phương pháp thực hành mới dựa trên những tri thức khoa học cơ bản dựa trên
những nguyên lý của khoa học thuần túy, các Nhà khoa học cần đặc biệt tập trung
vào các nghiên cứu khoa học ứng dụng (không ngoài mục tiêu phát triển công nghệ và phương pháp thực hành
mới) với việc thiết kế cho các đối
tượng, mục tiêu hết sức cụ thể nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn;
có như vậy các nhà khoa học mới thể hiện được đầy đủ vai trò của mình.
Do tính phức hợp của hoạt động
sản xuất nông nghiệp, đòi hỏi các nhà khoa học (trí thức) trong lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn phải được nhìn nhận và đánh giá toàn diện mới thấy hết được
vai trò của họ trong phát triển kinh tế; trách nhiệm và vị trí của họ trong
phát triển công nghệ, thực hành phương pháp mới nhằm nâng cao chất lượng và
hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Thực tiễn đã chứng minh, các
nhà khoa học trong nông nghiệp không chỉ bao gồm những kỹ sư nông nghiệp, các
nhà nghiên cứu được đào tạo có hệ thống tri thức khoa học về đất đai, thổ
nhưỡng, vật nuôi, cây trồng… hay những chuyên gia công nghệ, chuyên gia ứng
dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, nông thôn. Họ còn là những người lao
động nông nghiệp mà tri thức của họ được tích lũy dần qua kinh nghiệm, bài học
được đúc rút ngay trong sản xuất, trong đời sống của họ; qua tìm tòi, sáng tạo,
qua trả giá họ trở thành những chuyên gia với các kinh nghiệm ứng dụng đã được
trả giá và kiểm định trong cuộc sống.
Như vậy, cũng như các khái
niệm xã hội khác, khái niệm Nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp chỉ mang
tính tương đối; Ở đây chúng ta trân trọng sản phẩm trí tuệ, tri thức, kết quả
nghiên cứu ứng dụng của những người có trình độ học vấn… và cả những người có
kinh nghiệm chính bằng lao động sáng tạo của mình tao ra sản phẩm, chất lượng
và hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp; họ có thể thuộc các giai cấp khác
nhau: công nhân, nông dân, trí thức…thậm chí cả những nhà tiểu thương, phân
phối…miễn là họ có những sản phẩm trí tuệ góp phần cho sản xuất nông nghiệp. Nhìn nhận toàn diện, đầy đủ như vậy mới có
thể thấy giá trị của khoa học và đội ngũ
trí thức trong nông nghiệp, nông thôn hiện nay, xác định được vai trò của họ
trong chuỗi sản xuất nông nghiệp hiện nay.
Nếu xét
theo quan niệm truyền thống trước đây khi đánh giá về lĩnh vực phát triển kinh
tế nông nghiệp, nông thôn chúng ta thường chỉ chú trọng vai trò chủ yếu của
nông dân thông qua lao động nông nghiệp trực tiếp tạo ra sản phẩm tiêu dùng cho
xã hội; do vậy thường tách bạch giá trị lao động sản xuất trực tiếp với các giá
trị lao động trừu tượng được đầu tư trước, sau và ngay cả trong quá trình sản
xuất trực tiếp để tạo ra sản phẩm nông nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường,
đánh giá sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn không cho phép giới hạn
như vậy. Giá trị kinh tế của sản xuất nông nghiệp chính là tổng hòa các giá trị
kinh tế mà hoạt động sản xuất nông nghiệp mang lại cho xã hội; đó là kết tinh
của toàn bộ các giá trị lao động xã hội tạo ra trong chuỗi các giá trị đầu tư,
sản xuất trực tiếp, phân phối và tiêu thụ sản phẩm do nông nghiệp mang lại. Do
vậy, để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cần thiết phải có sự liên
minh các giai cấp, các nguồn lực xã hội trong đó tri thức, khoa học chính là
cầu nối, động lực then chốt nâng cao
năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp.
Kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp ở nước ta đã đạt được
nhiều thành tựu, nhất là từ khi có Nghị quyết 26/T.Ư (khóa X) về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn, lĩnh vực này càng được quan tâm hơn. Nguồn tài
chính đầu tư cho nghiên cứu về nông nghiệp, nông dân và nông thôn ở cấp Nhà nước,
cấp bộ và các địa phương tăng đáng kể; Đội ngũ các nhà khoa học trong lĩnh vực
nông nghiệp đã nghiên cứu, chọn tạo, được công nhận các giống cây mới đưa vào
trồng trọt đại trà thay thế các giống lúa, ngô..cũ năng xuất thấp, kém hiệu quả
tại các địa phương; Các chương trình cải tạo các giống vật nuôi đã và đang đem lại sự thay đổi lớn về năng suất
và chất lượng vật nuôi; các quy trình công nghệ được công nhận và ứng dụng vào
thực tế sản xuất nông nghiệp tại các vùng, miền trong cả nước. Phát triển và ứng
dụng các thành tựu của công nghệ sinh học đã và đang được xác định là lĩnh vực
có vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, nhất là ngành nông nghiệp.
Các chương trình, đề án khoa học về công nghệ sinh học được phê duyệt và đang
triển khai thực hiện thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế
biến, bảo vệ môi trường, công nghệ nền trong công nghệ sinh học; Các nghiên cứu
ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp được quan tâm tập trung
chủ yếu việc ứng dụng để tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới. Chương trình
hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KHCN phục vụ phát triển kinh tế – xã hội
nông thôn … đã chuyển giao ; Đã huy động nhiều lượt cán bộ khoa học từ các tổ
chức khoa học của trung ương và địa phương trong cả nước về phục vụ ở các địa
bàn; công tác đào tạo kỹ thuật viên cơ sở,
mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho nông dân; tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực
quản lý và tổ chức thực hiện dự án cho cán bộ quản lý khoa học địa phương, nâng
cao hiệu quả cũng như khả năng nhân rộng vào thực tế đời sống sản xuất của
chương trình…
Chương
trình xây dựng nông thôn mới, cùng với tiếp tục thực hiện Nghị quyết 26/T.Ư về
nông nghiệp, nông dân và nông thôn, đã xác định chiến lược phát triển khoa học
công nghệ trong NN và PTNT đến năm 2020 với quan điểm thực hiện đồng bộ các nhiệm
vụ chủ yếu bao gồm đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông
thôn; tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ, trong đó coi trọng phát triển nguồn
nhân lực; đổi mới về tổ chức, cơ chế, quản lý, cơ chế hoạt động khoa học công
nghệ và chính sách phát huy tài năng, tâm huyết của đội ngũ cán bộ khoa học
công nghệ về nông nghiệp, nông thôn.
Đồng
bộ chính sách đầu tư của Nhà nước, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia
phát triển khoa học công nghệ và hỗ trợ phát triển các hình thức hợp tác công –
tư và phát triển dịch vụ khoa học công nghệ … với mục tiêu khoa học công nghệ
trong nông nghiệp, nông thôn đóng góp đạt 50 % giá trị gia tăng nông nghiệp đến năm 2020; sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao đến năm 2020 chiếm tỷ trọng đạt 35% …góp phần thúc đẩy tăng trưởng
và phát triển nông nghiệp bền vững; bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, nâng
cao thu nhập cho người nông dân trong tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông
thôn…
Hội nghị
“Các nhà khoa học đóng góp ý kiến tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng
nông thôn mới, thích ứng với biến đổi khí hậu trong điều kiện hội nhập” của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đầu năm 2018 , đánh giá cao những đóng góp tích cực
của cộng đồng các nhà khoa học, các doanh nghiệp, hiệp hội, hội đã góp phần vào
thành công của ngành nông nghiệp trong những năm qua. Các cán bộ nghiên cứu
khoa học và chuyển giao công nghệ đã dày công nghiên cứu, chọn tạo ra những
giống cây trồng, vật nuôi, các chế phẩm, các quy trình công nghệ mới, mang lại
hiệu quả kinh tế – xã hội cao. Ba năm triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành
nông nghiệp, đến nay các nhà khoa học đã tạo ra được 149 giống cây trồng vật
nuôi mới, 65 quy trình công nghệ, 35 tiến bộ kỹ thuật cùng với nhiều giải pháp
trong các lĩnh vực, kịp thời chuyển giao vào sản xuất và được thực tiễn sản
xuất tiếp nhận. khoa học và công nghệ tiếp tục được xác định là khâu then chốt
tạo sự đột phá, góp phần thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu ngành nông
nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; Khoa học và công nghệ không chỉ đóng vai
trò quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của ngành nông nghiệp, mà sự
phát triển của khoa học công nghệ chính là sự phát triển bền vững nông nghiệp,
nông thôn trong bối cảnh biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế…
Sự phối hợp giữa 4 nhà: Nhà nông, Nhà nước, nhà khoa học,
nhà doanh nghiệp hay như khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cần sự phối hợp giữa 6 nhà: Nhà nông, Nhà nước,
nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà băng và nhà phân phối trong phát triển kinh
tế nông nghiệp, nông thôn hiện nay và theo những phân tích, số liệu thực tế có
đủ cơ sở khẳng định Nhà khoa học có vai trò đặc biệt trong chuỗi liên kết sản
xuất nông nghiệp:
Thứ nhất, phát triển khoa học công nghệ ứng dụng tạo sự ổn định và
phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn; là điều kiện để cơ cấu lại nông
nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và là khâu then chốt tạo sự đột phá trong
phát triển kinh tế nông nghiệp; Chính sự tham gia của các nhà khoa học là tiền
đề cho sự thay đổi đó. Việc xác định
chính xác, có căn cứ khoa học các lợi thế cạnh tranh của từng địa phương cho
phép xác định đúng đắn định hướng phát triển kinh tế xã hội. Nghiên cứu chính
sách sẽ góp phần tăng cường cải cách hành chính, cải cách thể chế, chính sách,
cải thiện môi trường đầu tư trong nông nghiệp, sát cơ sở, đảm bảo tháo gỡ các
vướng mắc, những yếu tố đầu vào của sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, chất
lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, vốn liếng, thị trường..; Nghiên cứu đất đai,
thổ nhưỡng, tập quán canh tác, nhu cầu thị trường.. giúp việc định hướng quy mô
sản xuất phù hợp đặc thù, huy động và phát huy tiềm lực từng địa phương.
Bài học trong xây dựng NTM của tỉnh
Nam Định và đặc biệt là huyện Hải Hậu đã minh chứng vấn đề này; cơ cấu kinh tế
của huyện đã chuyển dịch đúng hướng; tỷ trọng sản xuất công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp tăng từ 26 lên 34%. Sản xuất nông nghiệp đã hình thành 7 vùng sản
xuất hàng hóa gồm: Sản xuất lúa sạch, lúa giống, lúa chất lượng, vùng dược liệu,
vùng trồng hoa cây cảnh, vùng nuôi trồng mặn lợ; đồng thời đã từng bước hình
thành chuỗi liên kết từ sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; việc phát triển
chăn nuôi, các vùng nuôi trồng thủy, hải sản ứng dụng khoa học công nghệ ngày
càng phát huy hiệu quả góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, đưa Hải Hậu
phát triển trở thành một trong những huyện đầu tiên xây dựng thành công mô hình
NTM kiểu mẫu đầu tiên trên cả nước.
Thứ hai, ứng dụng khoa học công nghệ và
đặc biệt là sự tham gia trực tiếp của các nhà khoa học vào trong chuỗi liên kết
sản xuất quyết định chất lương và hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Trước hết đưa
công nghệ vào mở đường quá trình sản xuất
và đào tạo người nông dân có trình độ, tri thức, hiểu biết trong việc ứng dụng
các thành tựu khoa học công nghệ, nâng năng xuất và chất lượng lao động; cho
phép lựa chọn cơ hội đầu tư, lựa chọn cây giống mới, vật nuôi mới có chất lượng
để tạo ngành nghề mới, sản phẩm mới có chất lượng và đạt hiệu quả kinh tế cao
trong nông nghiệp.
Thứ ba, Khoa học công nghệ can thiệp
vào quá trình chế biến, sản phẩm hóa kết quả sản xuất và quá trình phân phối,
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; góp phần tăng chất lượng, giá trị kinh tế và hiệu
quả sản xuất nông nghiệp. Đây là động lực khuyến khích nông dân tích cực đầu
tư, lao động xây dựng kinh tế nông nghiệp, nông thôn nâng tỷ trọng đóng góp
chung cho sự phát triển của nền kinh tế. Qua đó tập trung quyết liệt triển khai
thực hiện việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, quy
mô lớn, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh phát triển chế biến sâu, sản
phẩm mới, nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm; Các nghiên cứu ứng dụng góp
phần giải quyết căn bản vấn đề tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm, hạn chế
tối đa tình trạng bị động, dư thừa, mất giá sản phẩm nông nghiệp.
Thứ tư,
khoa học công nghệ, đặc biệt là các nhà khoa học góp phần đáng kể tạo ra môi
trường phát triển ổn định, bền vững cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và môi
trường nông thôn. Các chế phẩm khoa học được sử dụng trong nông nghiệp (đặc biệt
là các chế phẩm sinh học) ngoài việc kính thích việc tăng năng xuất, chất lượng
hoạt động sản xuất nông nghiệp còn có đóng góp đáng kể trong việc cải tạo, chống
suy thoái, cân bằng tự nhiên góp phần xây dựng môi trường phát triển bền vững.
Như vậy, việc ứng dụng khoa học
công và đặc biệt là các nhà khoa học có vai trò cực kỳ to lớn trong chuỗi liên
kết sản xuất nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn
nói chung hiện nay. Đây là một quá trình
thâm nhập,đầu tư, ứng dụng lâu dài và phức tạp đòi hỏi phải có sự lựa chọn
và những bước đi phù hợp. Ứng dụng khoa
học công và các nhà khoa học vào xã hội nông thôn không những chỉ tác động vào
quá trình sản xuất nông nghiệp tạo ra chuỗi liên kết mới nhằm nâng cao năng xuất,
chất lượng và hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất mà còn có tác động to lớn
thay đổi diện mạo xã hội nông thôn. Chuỗi liên kết sản xuất mới với những lợi
ích kinh tế xã hội mà nó mang lại chính là động lực cho sự thay đổi về chất của
liên minh giai cấp, sự liên kết các giai tầng và quan hệ giữa các bộ phận xã hội
nông thôn mà các nhà khoa học với hiệu quả của việc ứng dụng khoa học công nghệ
chính là cầu nối, là khâu then chốt đột phá cho sự liên kết đó. Cần quyết liệt
trong việc đầu tư khoa học công nghệ vào nông nghiệp nông thôn có sự tham gia
tích cực của các nhà khoa học, tuy nhiên cũng cần thiết phải khắc phục tình trạng
các nhà khoa học, các nghiên cứu khoa học ứng dụng thiếu tính thực tiễn, các dự
án đầu tư không phù hợp, hình thức kém hiệu quả buộc người nông dân phải tự mò
mẫn tìm hướng đi, cô đơn trên chính mảnh ruộng của mình để bất đắc dĩ trở thành
các “Nhà khoa học” tự tìm đường “nghiên cứu” ứng dụng trong sản xuất./.
PHÁT HUY VAI TRÒ GIAI CẤP NÔNG DÂN TRONG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH NAM ĐỊNH HIỆN NAY
Nguyễn Thị
Dung
Trưởng khoa Dân Vận
Nam
Định là một tỉnh phía Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, được hình thành từ bãi
bồi ven biển do phù sa bồi đắp cùng với công cuộc khai hoang lấn biển, thau
chua rửa mặn của các thế hệ người nông dân Nam Định. Tỉnh có diện tích tự nhiên
1.652,6 km².
Dân số gần 2.000.000 người, tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn (33% dân số sống
ở đô thị, 67% dân số sống ở nông thôn). Trong cơ cấu lao động xã hội ở Nam Định,
lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ gần 80% .
Nam Định là điểm sáng của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước về phát triển
kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ
XIX, nhiệm kỳ 2015-2010 đã nêu rõ ba mục tiêu trọng tâm phát triển kinh tế của
tỉnh gồm: Tập trung đầu tư xây dựng vùng công nghiệp dịch vụ quanh thành phố
Nam Định; vùng sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững và vùng kinh tế ven biển.
Như vậy, định hướng phát triển kinh tế tỉnh NĐ giai đoạn hiện nay tập trung chủ
yếu là phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.
Bước vào thời kỳ đổi mới, thực hiện chủ trương của Đảng
trong phát triển nền kinh tế, Nam Định cũng đã có những bước tiến trong phát
triển kinh tế địa phương. Đặc biệt, khi triển khai thực hiện Nghị quyết số
26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 (Nghị quyết Hội nghị lần thứ Bảy, BCH Trung
ương Đảng khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Đảng bộ tỉnh đã xác định
2 nhiệm vụ trọng tâm:
Thứ
nhất: Hoàn thành dồn điền, đổi thửa
tích tụ ruộng đất, tiến hành quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên
canh
Thứ
hai: Ứng dụng khoa học công nghệ,
đưa giống mới vào sản xuất
Đảng bộ tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết khuyến
khích phát triển sản xuất nông nghiệp; tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng
nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững (Nghị quyết số 27-NQ/TU Ngày 17 tháng 7 năm 2014 của Ban BCH Ðảng bộ tỉnh); nghị quyết về
xây dựng NTM các giai đoạn 2010 – 2015, 2016 – 2020 (Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 20 tháng 4 năm 2016). Chủ trương phát triển kinh tế nông
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo giá trị cao trên mỗi ha canh tác, Đảng
bộ tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng 5 vùng quy
hoạch nông nghiệp, nông thôn: Quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch phát triển sản
xuất nông nghiệp, thủy sản, muối; quy hoạch thủy lợi; quy hoạch các điểm giết,
mổ gia súc; quy hoạch làng nghề. Trên cơ sở đó, chỉ đạo chính quyền cấp huyện, xã cũng xây dựng các quy hoạch tại địa
phương như quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng NTM và quy hoạch phát triển
sản xuất nông nghiệp. Xác định phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn mang lại
lợi ích trực tiếp cho người nông dân ở vùng nông thôn, trên cơ sở đó rút ngắn
khoảng cách thu nhập giữa vùng nông thôn với đô thị. Ngoài ra, phát triển kinh
tế nông nghiệp nông thôn còn giúp đạt mục tiêu phát triển nông thôn theo hướng
hiện đại, xanh – sạch – đẹp hoàn thành chương trình xây dựng NTM. Đảng bộ tỉnh
Nam Định đã có những bước đi, cách làm phù hợp với đặc điểm, tình hình của tỉnh.
Bên cạnh nhiệm vụ xây dựng quy hoạch nông thôn, quy hoạch vùng chuyên canh nông
nghiệp và nhiệm vụ ứng dụng khoa học công nghệ, đưa giống mới vào sản xuất… tỉnh
cũng đã rất chú trọng công tác tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân (đặc
biệt là bà con nông dân ở vùng nông thôn) tích cực, tự giác thực hiện, đưa nghị
quyết “tam nông” vào cuộc sống.
Mục
tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp thông qua chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hóa được Đảng bộ tỉnh NĐ xác định là nhiệm vụ trọng
tâm. Ngay từ những năm đầu thực hiện Nghị quyết 26 (nghị quyết tam nông), Đảng
bộ tỉnh đã chỉ đạo các địa phương triển khai công tác dồn điền, đổi thửa nhằm
tích tụ ruộng đất, tạo ra cánh đồng mẫu lớn. Công tác dồn điền, đổi thửa được
triển khai đồng loạt ngay từ cuối năm 2010 tại các địa phương trong tỉnh. Với
quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ đã đề ra, Đảng bộ và chính quyền các cấp đã tập
trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện với tinh thần nghiêm túc, tích cực,
đồng bộ, quyết tâm cao, tạo được sự chuyển biến tích cực từ nhận thức, tư tưởng
đến hành động mang lại kết quả thực tiễn. Ngay trong năm 2011, huyện Hải Hậu đã
hoàn thành xong việc dồn điền, đổi thửa. các huyện còn lại cũng hoàn thành đạt
70 – 80%. Đến năm 2016, về cơ bản tỉnh Nam Định đã hoàn thành công tác dồn điền,
đổi thửa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất theo quy hoạch vùng.
Về quy hoạch vùng sản xuất, Sở Nông nghiệp và phát triển
nông thôn đã chỉ đạo các địa phương tích cực triển khai thực hiện 8 nội dung chủ
yếu tái cơ cấu ngành Nông nghiệp nhằm từng bước tổ chức lại sản xuất và nâng
cao giá trị gia tăng cho 9 sản phẩm chủ lực của tỉnh: lúa chất lượng cao, lúa
giống, ngô, lạc, khoai tây, lợn thịt, gà, tôm, ngao. Tính đến hết năm 2017, hầu
hết các xã trên địa bàn tỉnh NĐ đã quy hoạch được các vùng “cánh đồng mẫu lớn”
tập trung sản xuất lúa chất lượng cao, lúa đặc sản, cây vụ Đông; có 83% số xã
đã quy hoạch được các vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư. Một số xã đã lập
Quy hoạch phát triển kinh tế trang trại và Quy hoạch phát triển làng nghề. Tính
đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 150 cánh đồng mẫu lớn sản xuất hàng hóa tập
trung với diện tích ≈ 6.500 ha, trong đó có trên 300 ha làm các mô hình liên kết
chuỗi giá trị trong sản xuất giống lúa và sản xuất lúa thương phẩm chất lượng
cao. Bước đầu đã hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung
gắn với bảo quản chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đa dạng như vùng
nguyên liệu lạc, khoai tây, rau ở Ý Yên, Vụ Bản, Nam Trực, vùng lúa đặc sản ở Hải
Hậu, Nghĩa Hưng, vùng hoa cây cảnh ở Nam Trực, Thành phố và Mỹ Lộc… Sản xuất
chăn nuôi được phát triển theo hướng chăn nuôi trang trại, gia trại tập trung
quy mô vừa và nhỏ, đảm bảo an toàn dịch bệnh; thành lập các doanh nghiệp chăn
nuôi theo quy trình tiên tiến. Toàn tỉnh hiện có 325 trang trại chăn nuôi đạt
tiêu chí mới, trong đó có 2 trang trại chăn nuôi lợn thịt và 2 trang trại chăn
nuôi gà đẻ trứng thương phẩm được cấp giấy chứng nhận thực hành chăn nuôi tốt
VietGAHP.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng khoa học công nghệ, đưa giống
mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất giúp ngành nông nghiệp tạo ra sản
phẩm hàng hóa có giá trị cao trên mỗi ha gieo trồng là mục đích cuối cùng nhằm
phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp của tỉnh được xác định là nhiệm vụ quan
trọng được quan tâm triển khai trên diện rộng. Trong trồng trọt, các giống cây
trồng có năng suất, chất lượng cao và chống chịu tốt với sâu bệnh được bổ sung
vào cơ cấu và mở rộng nhanh diện tích thay thế cho các giống cũ có chất lượng gạo
thấp và chống chịu sâu bệnh kém. Ở các huyện Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Giao Thủy đã
đổi mới cơ cấu giống cây trồng theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu.; các
giống lúa nhiễm sâu bệnh nặng trong vụ Mùa như BT7 đã được thay thế cơ bản bằng
các giống kháng sâu bệnh. Do đó đã nâng cao năng suất lúa (tăng 7-10% so với
trước đây). Cơ cấu giống khoai tây, ngô, rau các loại và nhiều loại cây trồng
khác cũng được đổi mới nhanh theo hướng chất lượng và hiệu quả. Năng suất
lúa mùa năm 2017 bình quân toàn tỉnh đạt 36,14 tạ/ha, sản lượng thóc đạt 277
ngàn tấn. Trong chăn nuôi, các địa phương quan tâm phát triển theo hướng chăn
nuôi trang trại, gia trại tập trung quy mô vừa và nhỏ, đảm bảo an toàn dịch bệnh;
đã thành lập một số doanh nghiệp chăn
nuôi theo quy trình tiên tiến. Các công nghệ và kỹ thuật chăn nuôi
tiên tiến như công nghệ chuồng kín, quy trình chăn nuôi sinh thái… được áp dụng
nhanh, nhất là trong chăn nuôi trang trại, gia trại. Nhờ đó đã giảm thiểu phát
sinh dịch bệnh và ô nhiễm môi trường, nâng cao được hiệu quả chăn nuôi. Năm
2017, toàn tỉnh hiện có 325 trang trại chăn nuôi đạt tiêu chí mới, sản lượng thịt
lợn hơi xuất chuồng ước đạt 150,1 ngàn tấn, tăng 3,4% so với năm 2016, giá trị
sản lượng hàng hóa đạt gần 600 tỷ đồng, lợi nhuận bình quân đạt 266 triệu đồng/trang
trại. Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp VietGAHP từng bước được áp dụng
trong chăn nuôi. Tỉnh đã có 4 trang trại đã được cấp giấy chứng nhận thực hành
chăn nuôi tốt VietGAHP (2 trang trại chăn nuôi lợn thịt và 2 trang trại chăn
nuôi gà đẻ trứng thương phẩm). Số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ giảm xuống nhưng sản lượng thịt hơi xuất chuồng hàng năm
tăng nhanh. Nuôi trồng thủy sản chuyển dần từ quảng canh sang thâm canh, hình
thành các vùng nuôi tập trung. Đối tượng nuôi được chuyển dịch nhanh sang các
giống thủy sản có năng suất, chất lượng cao có thị trường ổn định. Nhiều đối tượng
nuôi mới có giá trị và hiệu quả kinh tế cao được khảo nghiệm và từng bước mở rộng
diện tích ở các vùng nuôi. Ở vùng mặn lợ tôm thẻ chân trắng, cá song, cá vược
là những đối tượng chính trong chuyển dịch cơ cấu giống thủy sản. Sản lượng thuỷ
sản năm 2017 ước đạt 138,3 ngàn tấn, bằng 102,5% kế hoạch, tăng 7,1% so với
cùng kỳ năm trước. Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản (theo giá so sánh
2010) ước đạt 18.024 tỷ đồng.
Xác
định phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn mang lại lợi ích trực tiếp cho đại
bộ phận nhân dân địa phương, nhất là bà con nông dân. Phát huy vai trò của giai
cấp nông dân, mười năm qua thực hiện Nghị quyết tam nông tỉnh Nam Định đã đạt
được những kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.
Ngay từ những ngày đầu thực hiện Nghị quyết, tỉnh Nam Định đã hình thành và xác định được bước đi, cách
làm phù hợp với đặc điểm, tình hình của tỉnh. Cùng với đó, các cấp ủy Ðảng,
chính quyền, MTTQ và các tổ chức đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở làm tốt công tác
công tác vận động quần chúng (đặc biệt là giai cấp nông dân). Do đó, đã huy động
được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các nguồn lực để thực hiện.
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết, Nam Định đã trở thành điểm sáng và là một
trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về xây dựng NTM: Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã
hội ở nông thôn được tập trung đầu tư, cải tạo, nâng cấp đồng bộ theo quy hoạch,
kết nối với hạ tầng kinh tế – xã hội của tỉnh và khu vực. Nông thôn phát triển
theo hướng hiện đại, sáng – xanh – sạch – đẹp. Kinh tế nông nghiệp, nông thôn
có bước phát triển mới, chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa với
năng suất, chất lượng, giá trị hàng hóa sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng.
Cùng với việc sắp xếp và tổ chức lại sản xuất đã tập trung chuyển dịch cơ cấu
cây trồng, vật nuôi; ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất; hình thành
các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ gắn truy xuất nguồn gốc chất lượng nông sản.
Tuy nhiên, để phát huy hơn nữa vai trò của các tầng lớp nhân dân ở địa phương,
nhất là nông dân trong phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, tỉnh Nam Định
cần tập trung làm tốt một số nội dung sau:
Thứ
nhất: Tiếp tục quán triệt và triển khai
tốt NQTW 7 (khóa X), xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục,
xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Ðảng, chính quyền, đoàn
thể các cấp; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các
Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy, nhất là Nghị quyết số 04 về xây dựng NTM giai
đoạn 2016-2020 và Nghị quyết số 27 của Ban BCH Ðảng bộ tỉnh về tăng cường lãnh
đạo việc thực hiện Ðề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá
trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2014-2020.
Thứ hai: Tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu
hạ tầng nông thôn, nhất là kiên cố hóa kênh mương, đê kè sông, biển để ứng phó
với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; xây dựng hạ tầng giao thông đồng ruộng,
đầu tư cho lĩnh vực nước sạch, giáo dục, y tế, văn hóa và vệ sinh môi trường.
Thứ ba: Tập trung thực hiện các nhiệm vụ,
giải pháp để hoàn thành Chương trình xây dựng NTM ở các địa phương còn lại và
nâng cao các tiêu chí NTM ở các huyện, xã, thị trấn đã đạt chuẩn theo hướng bền
vững và phát triển, phấn đấu năm 2019 đạt tỉnh NTM; đồng thời tập trung lãnh đạo
chỉ đạo tiếp tục xây dựng NTM phát triển bền vững và NTM kiểu mẫu.
Thứ tư: Ðẩy mạnh thực hiện các nội dung
của Ðề án tái cơ cấu nông nghiệp; khuyến khích tập trung ruộng đất, phát triển
các mô hình ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch vào sản xuất nông nghiệp;
phát triển các chuỗi giá trị liên kết bền vững giữa doanh nghiệp với nông dân
trong tổ chức sản xuất, chế biến, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm; đồng
thời với việc đẩy mạnh công tác xúc tiến, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp,
dịch vụ và ngành nghề nông thôn để nâng cao thu nhập, tạo việc làm, chuyển dịch
cơ cấu lao động.
Thứ năm:
Quan tâm chăm lo phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường; giữ
vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn./.
XÂY DỰNG CÁC MÔ HÌNH LIÊN KẾT TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Ở NAM ĐỊNH HIỆN NAY
ThS. Vũ Quốc
Mạnh
Giảng viên khoa Lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh
Liên
kết trong sản xuất và kinh doanh luôn là hướng được khuyến khích phát triển của
nhiều nền kinh tế trên thế giới. Ở nước ta, ngành nông nghiệp vẫn còn đang là nền
nông nghiệp nhỏ, manh mún, sản xuất theo kiểu truyền thống. Vì vậy, sự hợp tác,
liên kết trong ngành càng cần thiết hơn bao giờ hết.
Theo
lý thuyết chung, liên kết nhằm mục tiêu phân bổ lợi ích và cả rủi ro giữa những
người tham gia để các tác nhân tham gia cùng nhau phát triển. Liên kết thường
được phân chia thành liên kết dọc và liên kết ngang. Liên kết dọc là liên kết
giữa các tác nhân theo đường đi của sản phẩm (từ người sản xuất đến người tiêu
dùng), trong khi liên kết ngang là liên kết các tác nhân, các đối tượng cùng
tham gia vào các hoạt động tương tự nhau (ví dụ: liên kết các hộ nông dân với
nhau, các hợp tác xã).
Trong
những năm qua, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nông nghiệp ở tỉnh
Nam Định đã phát triển đa dạng, nhiều hình thức và phù hợp với điều kiện sản xuất
của từng vùng, từng địa phương, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống cho nông
dân. Hiện nay toàn tỉnh có khoảng 10 mô hình điểm liên kết chuỗi giá trị. Điển
hình là mô hình liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ lúa gạo chất lượng cao
gắn với xây dựng thương hiệu gạo Nam Định giữa Cty TNHH Toản Xuân với các hộ
nông dân; mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu giữa Cty
CP Nam Dược với tổ hợp tác nuôi trồng và chế biến dược liệu Hải Lộc (Hải Hậu);
chuỗi liên kết sản xuất, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ cá bống bớp giữa
doanh nghiệp và nông dân Nghĩa Hưng với quy mô đến năm 2020 đạt 600 ha với sản
lượng 2.000 tấn/ năm.
Trong lĩnh vực trồng trọt, Cty VinEco thuộc Tập đoàn
VinGroup triển khai Dự án đầu tư sản xuất rau sạch công nghệ cao tại huyện Xuân
Trường với quy mô 140ha; Cty TNHH Cường Tân và Cty Ajichi Farm, tỉnh Fukui (Nhật
Bản) thành lập Cty liên doanh tổ chức hợp tác sản xuất và chế biến sản phẩm từ
các giống lúa Nhật; Cty TNHH Cơ khí Đình Mộc thuê gom ruộng đất, sản xuất tiêu
thụ sản phẩm lúa chất lượng cao, cây dược liệu… Hiện tỉnh ta và tỉnh Miyazaki
(Nhật Bản) đang xây dựng các chương trình hợp tác, liên kết đào tạo nguồn nhân
lực và sản xuất, chế biến tiêu thụ một số nông, thủy sản có thế mạnh của tỉnh.
Trong
chăn nuôi, Cty CP HTC-VINA và Cty TNHH Tiến Đạt đã đầu tư nhà máy sản xuất thức
ăn chăn nuôi; Cty Thái Việt, Cty Ngũ Hải… đầu tư trang trại chăn nuôi lợn nái
ngoại, lợn thịt siêu nạc quy mô lớn. Đặc biệt, Cty Biển Đông đã khởi công xây dựng
nhà máy giết mổ, chế biến thịt lợn hiện đại nhất miền Bắc quy mô 20 nghìn tấn/năm
với tổng vốn đầu tư gần 300 tỷ đồng. Tỉnh đang hình thành chuỗi liên kết chăn
nuôi – chế biến – tiêu thụ sản phẩm thịt lợn sạch giữa Cty Biển Đông với các
trang trại, các hộ chăn nuôi có quy mô lớn.
Ở
lĩnh vực thủy sản, Cty Thủy sản Lenger Việt Nam (Tập đoàn Lenger Seafoods Hà
Lan) đầu tư xây dựng nhà máy chế biến ngao xuất khẩu tại CCN An Xá (TP Nam Định)
tổ chức liên kết sản xuất với các hộ nuôi ngao trong tỉnh, với dây chuyền công
nghệ hiện đại, khép kín từ khâu làm sạch đến bảo quản, hằng năm xuất khẩu 5.000
tấn ngao sạch. Liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ ngao sạch của doanh nghiệp
Cửu Dung với quy mô năm từ 22.000- 25000 tấn/ năm.
Ba
năm qua, tỉnh tích cực đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất và phát triển các
mô hình liên kết sản xuất. Đến nay, toàn tỉnh có 312 HTXNN chuyển đổi được từ
3-5 nội dung và đang hoạt động theo Luật HTX năm 2012, trong đó có 241 HTX chuyển
đổi từ HTX cũ và 71 HTX thành lập mới. Các HTX đều tổ chức được 5-7 dịch vụ, hạch
toán có lãi, vốn quỹ được bảo toàn và từng bước tăng trưởng. Tỉnh đã quy hoạch
và xây dựng được ổn định 150 cánh đồng lớn sản xuất hàng hóa tập trung với diện
tích 6.500ha.
Để
mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản, UBND tỉnh đã chỉ đạo
các ngành, các đơn vị phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo xúc tiến thương mại,
mời gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và hỗ trợ nông dân tiêu
thụ nông sản. Xây dựng và quảng bá nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm nông, lâm,
thủy sản chủ lực của tỉnh tại thị trường trong nước và xuất khẩu. Nhiều sản phẩm
khẳng định được trên thị trường trong và ngoài nước như: Gạo sạch Toản Xuân,
Ngao sạch Lenger, Chả cá Hùng Vương, Nước mắm Ninh Cơ, Giò 7 phút Nam Phát, Sứa
Tân Long, Nông sản sấy Minh Dương, Thịt lợn sạch Minh Long, Rau sạch Ngọc Anh…
Thành
công của những mô hình liên kết này đã giúp cho người nông dân yên tâm sản xuất
không lo không có nơi tiêu thụ sản phẩm, được hỗ trợ về giống, được đào tạo kiến
thức về khoa học kỹ thuật thâm canh, sử dụng phân bón thuốc trừ sâu, kiến thức
về pháp luật trong thực hiện hợp đồng, được các nhà khoa học hỗ trợ về kỹ thuật…
nên sản phẩm đạt chất lượng cao hơn, giá bán ổn định, hiệu quả kinh tế tăng.
Qua đó tạo môi trường thuận lợi, tăng cường liên kết người nông dân với các chủ
thể khác trong xã hội, đặc biệt là giữa người nông dân với các nhà khoa học – đại
diện cho tầng lớp tri thức của tỉnh nhà hiện nay.
Bên
cạnh kết quả đạt được, việc xây dựng các mô hình liên kết trong phát triển kinh
tế nông nghiệp nông thôn tỉnh Nam Định vẫn còn một số tồn tại: Các hình thức
liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vẫn còn ở quy mô nhỏ.
Sự liên kết giữa doanh nghiệp, HTX, THT, trang trại và nông dân còn lỏng lẻo,
chưa gắn kết được lợi ích và trách nhiệm của các bên với nhau. Nhiều hộ nông
dân chưa quen với việc sản xuất theo hợp đồng, chưa tuân thủ quy trình, tiêu
chuẩn, quy chuẩn sản xuất hàng hóa, chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà chưa
thấy được lợi ích lâu dài về sản xuất, tiêu thụ ổn định. Các doanh nghiệp thiếu
kinh nghiệm trong liên kết sản xuất; hợp đồng liên kết thiếu chặt chẽ và tính
pháp lý không cao; doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm hỗ trợ kỹ thuật, thường
xuyên giám sát tình hình sản xuất tại các vùng liên kết. Tình trạng sản xuất nhỏ
lẻ, manh mún; thiếu vốn; tập quán canh tác lạc hậu; tư duy kinh tế hộ; thiếu
kinh nghiệm sản xuất, đặt biệt là năng lực quản lý kinh tế hộ, kinh tế tập thể
của nông dân, các tổ, nhóm HTX cũng ảnh hưởng rất lớn đến các mô hình liên kết.
Do đó, để đẩy mạnh xây dựng các mô hình liên kết trong phát triển kinh tế nông
nghiệp nông thôn tỉnh Nam Định thời gian
tới, cần tập trung vào một số giải pháp sau:
Thứ
nhất, tạo lập môi trường thuận lợi khuyến khích xây dựng các mô hình liên kết
trong sản xuất trong phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn tỉnh Nam Định.
Hoàn
thiện môi trường pháp lý, tăng cường cải cách hành chính theo hướng một cửa, tạo
điều kiện cần để nông dân và doanh nghiệp mạnh dạn tham gia vào hoạt động liên
kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp – thủy sản. Tăng cường
khả năng tiếp cận tín dụng cho nông dân và các chủ thể kinh tế. Tạo điều kiện
cho nông dân, hợp tác xã vay vốn ưu đãi để dồn điền đổi thửa, mở rộng diện tích
sản xuất, mua giống có chất lượng, đầu tư nhà xưởng, trang bị máy móc thiết bị
cơ giới hóa sản xuất, và ứng dụng công nghệ vào sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo
quản để nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm. Tạo điều kiện cho
doanh nghiệp vay vốn ưu đãi để đầu tư nhà xưởng, thiết bị, công nghệ tiên tiến
trong chế biến sản phẩm nông nghiệp, tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm; đầu
tư quảng bá sản phẩm, xúc tiến thị trường để tăng cường tiêu thụ và thúc đẩy xuất
khẩu nông sản địa phương.
Đẩy
mạnh dịch vụ khuyến nông, đào tạo kỹ thuật, nâng cao năng lực liên kết của nông
dân. Dịch vụ khuyến nông hiệu quả sẽ hỗ trợ và giúp nông dân tiếp cận những kỹ
thuật, mô hình, công nghệ sản xuất mới đem lại giá trị hiệu quả cao hơn. Ngoài
ra, nông dân có thể cập nhật những tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, nhất là
tiêu chuẩn về phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, mà có ảnh hưởng quan trọng
đến sức khỏe người tiêu dùng.
Thứ
2, quy hoạch và rà soát điều chỉnh các quy hoạch làm cơ sở cho thực hiện các
liên kết.
Quy hoạch vùng sản xuất tập trung có
quy mô lớn là điều kiện cần thiết để mở rộng sản xuất, hình thành nền sản xuất
hàng hóa nông sản. Nghiên cứu, phân tích các cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng
quy hoạch, thường xuyên rà soát, điều chỉnh các quy hoạch khi có sự thay đổi cơ
bản về điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm khắc phục kịp thời sai sót và có
định hướng phát triển đúng đắn, bền vững. Áp dụng các phương pháp hiện đại
trong quy hoạch sử dụng đất, trong đó phải chú trọng đến các vấn đề về quy hoạch
không gian và đặc biệt có sự tham gia của người dân địa phương, phản ảnh nguyện
vọng và nhu cầu thực tiễn ở địa phương, hạn chế sự điều chỉnh, sửa đổi nhiều lần.
Thứ
3, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông dân, các chủ thể tham gia liên kết.
Để
ngành kinh tế nông nghiệp phát triển thành nền kinh tế hàng hóa mạnh, sản xuất
lớn, thì từng hộ nông dân phải có vốn để tích lũy và đầu tư; phải có nguồn cung
cấp công nghệ tiên tiến cả về sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp để sử dụng
vốn có hiệu quả, làm ra giá trị thặng dư; và phải có nơi tiêu thụ sản phẩm để
dòng vốn liên tục luân chuyển, nhanh chóng tái sản xuất mở rộng trong nền kinh
tế thị trường. Hay nói cách khác, năng lực tham gia liên kết, hay năng lực cạnh
tranh của nông dân thành phố được tăng cường.
Thứ
4, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất tạo sự liên kết chặt chẽ giữa nông
dân với các chủ thể khác trên địa bàn thành phố.
Đối
với Hợp tác xã: Mô hình hợp tác xã là một trong những mô hình tiên phong, tất yếu
và phù hợp để tổ chức sản xuất của nông dân với tình hình, điều kiện, quy mô hiện
tại trên địa bàn thành phố hiện nay. Liên kết hợp tác xã còn là điều kiện cơ sở
hình thành các mối liên kết của nông dân với các chủ thể kinh tế khác.
Với doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực nông nghiệp: Để tạo những tiền đề đầu tiên cho mối liên kết kinh tế giữa
nông dân – doanh nghiệp (có thể thông qua hợp tác xã) nhằm gia tăng giá trị cho
hàng nông sản địa phương, thành phố cần có những chính sách hỗ trợ phát triển đối
tượng doanh nghiệp hoạt động sản xuất, chế biến và tiêu thụ các mặt hàng nông,
lâm, thủy sản. Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong mối liên kết, hợp tác
hợp đồng giữa nông dân/ hợp tác xã và doanh nghiệp chính là điều tiết, đảm bảo
các điều kiện hợp đồng hợp lý, đảm bảo quyền lợi đi cùng nghĩa vụ của mỗi bên,
có lợi cho cả hai bên, đảm bảo tính thực thi hợp đồng. Với sự tham gia của đại
diện cơ quan nhà nước, người nông dân sẽ cảm thấy an tâm, tin tưởng mối hợp tác
liên kết, và tập trung vào sản xuất, chủ động, sáng tạo nâng cao sản lượng, chất
lượng.
Thứ
5, nâng cao vai trò của truyền thông, khuyến khích liên kết kinh tế.
Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng
và ý nghĩa đa diện của liên kết giữa nông dân và các chủ thể kinh tế khác
Khái niệm “liên kết” hiện tại vẫn chưa được người nông
dân hiểu rõ và nhận thức một cách đầy đủ về vai trò và ý nghĩa, cũng như lợi
ích mang lại từ quá trình liên kết. Với thói quen và truyền thống xem xét những
lợi ích trước mắt, và lo ngại sự thay đổi, rủi ro, việc tuyên truyền, phổ biến
khái niệm về liên kết kinh tế, ý nghĩa quan trọng của liên kết kinh tế, sẽ khó
tránh khỏi gặp nhiều thách thức và trở ngại.
Có
thể khẳng định, các mô hình trong việc liên kết giữa nhà khoa học, nhà doanh
nghiệp và nhà nông không chỉ mang lại hiệu quả sản xuất cho người nông dân mà
còn là “đòn bẩy” cho sự phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn bền vững.
Thời gian tới, tỉnh chú trọng công tác tuyên truyền để cán bộ, hội viên nông
dân tự nguyện tham gia sản xuất trong các vùng liên kết. Đồng thời, đẩy mạnh
chuyển giao khoa học kỹ thuật, tiếp tục phối hợp doanh nghiệp tìm kiếm thị trường
tiêu thụ sản phẩm cho nông dân./.
KẾT QUẢ 10 NĂM
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 7 KHÓA X VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG
DÂN, NÔNG THÔN CỦA TỈNH NAM ĐỊNH
ThS. Trần Thị Thu
Giảng viên khoa Lý luận Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực
lượng quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội bền vững, giữ vững ổn định
chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước.
Sau hơn
20 năm thực hiện đường đối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp,
nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to lớn. Nông
nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng hoá,
nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; đảm bảo vững chắc an ninh lương
thực quốc gia; một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị thế cao trên thị trường thế
giới. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành
nghề; các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổi mới. Kết cấu hạ tầng kinh tế
– xã hội được tăng cường; bộ mặt nhiều vùng nông thôn thay đổi. Đời sống vật
chất và tinh thần của dân cư ở hầu hết các vùng nông thôn ngày càng được cải
thiện. Xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả to lớn. Hệ thống chính trị ở nông thôn
được củng cố và tăng cường. Dân chủ cơ sở được phát huy. An ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội được giữ vững. Vị thế chính trị của giai cấp nông dân ngày
càng được nâng cao.
Tuy nhiên, những thành tựu đạt
được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng.
Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm
dần, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất;
nghiên cứu, chuyển giao khoa học – công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn
chế. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nông
nghiệp còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ phân tán; năng suất, chất lượng,
giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp. Công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề phát
triển chậm, chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông
thôn. Các hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu phát
triển mạnh sản xuất hàng hoá. Nông nghiệp và nông thôn phát triển thiếu quy
hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội còn yếu kém, môi trường ngày càng ô
nhiễm; năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai còn nhiều hạn chế. Đời sống
vật chất và tinh thần của người dân nông thôn còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao,
nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa; chênh lệch giàu, nghèo giữa
nông thôn và thành thị, giữa các vùng còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội
bức xúc.
Chính vì vậy
tại
Hội nghị
lần thứ bảy BCH TW khóa X , Đảng đã ban hành
riêng một
Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn để nhằm phát huy vai trò to lớn của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đai hóa đất nước đồng thời để khắc phục những hạn chế yếu kém nêu trên.
Cùng với cả nước, Tỉnh
Nam Định đã quán triệt và Triển
khai thực hiện NQTW7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. 10 năm qua
các cấp ủy Ðảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt
và tổ chức thực hiện Nghị quyết với tinh thần nghiêm túc, tích cực, đồng bộ, tạo
được sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động, xác định được bước đi,
cách làm phù hợp với đặc điểm thực tiễn của tỉnh, huy động được sức mạnh tổng hợp
của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Sau 10 năm thực hiện Nghị
quyết, toàn tỉnh đã có 95,7% số xã và 5/10 huyện đạt chuẩn NTM, trở thành điểm
sáng và là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về xây dựng NTM. Kết cấu hạ tầng
kinh tế – xã hội ở nông thôn được tập trung đầu tư, cải tạo, nâng cấp đồng bộ
theo quy hoạch, kết nối với hạ tầng kinh tế – xã hội của tỉnh và khu vực. Nông
thôn phát triển theo hướng hiện đại, sáng – xanh – sạch – đẹp. Kinh tế nông
nghiệp, nông thôn có bước phát triển mới, chuyển dịch tích cực theo hướng sản
xuất hàng hóa với năng suất, chất lượng, giá trị hàng hóa sản phẩm nông nghiệp
ngày càng tăng. Cùng với việc sắp xếp và tổ chức lại sản xuất đã tập trung chuyển
dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất;
hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ gắn truy xuất nguồn gốc chất
lượng nông sản. Sản xuất CN-TTCN, ngành nghề và thu hút đầu tư vào địa bàn nông
thôn đạt kết quả khá, góp phần tích cực giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu
lao động khu vực nông thôn theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động
phi nông nghiệp. Kết quả phát triển công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề nông thôn
và tái cơ cấu nông nghiệp đã góp phần tích cực nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần của người dân nông thôn. So với năm 2008, thu nhập tăng gấp hơn 3,5 lần, hộ
có thu nhập chính ngoài nông nghiệp chiếm 70,3%, tăng 33,7%; khoảng cách thu nhập
giữa thành thị và nông thôn giảm còn 1,44 lần (giảm 0,3 lần). Tỷ lệ hộ nghèo giảm
còn 2,91%; 97,8% hộ gia đình có nhà ở kiên cố, 100% hộ sử dụng điện, 99,7% hộ sử
dụng nước hợp vệ sinh, 96% hộ sử dụng ti vi, gần 80% hộ có xe máy, tủ lạnh. Các
chính sách xã hội và an sinh xã hội được kịp thời thực hiện, các giá trị văn
hóa truyền thống tốt đẹp được bảo tồn và phát huy; hoạt động văn hóa, văn nghệ,
thể thao phát triển rộng khắp; ý thức cộng đồng, tình làng nghĩa xóm, các hoạt
động nhân ái, từ thiện tiếp tục được khơi dậy và phát huy. Công tác chăm sóc sức
khỏe, khám chữa bệnh cho nhân dân được quan tâm. An ninh chính trị và trật tự
an toàn xã hội khu vực nông thôn được giữ vững.
Để phát huy các hơn nữa các thành
tích đó trong những năm tới các cấp ủy Ðảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn
thể chính trị – xã hội từ tỉnh đến cơ sở, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính
quyền cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải
pháp. Trong đó, cần tiếp tục quán triệt sâu sắc và triển khai tốt hơn nữa NQTW
7 (khóa X), xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục, xuyên
suốt trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Ðảng, chính quyền, đoàn thể
các cấp; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị
quyết chuyên đề của Tỉnh ủy, nhất là Nghị quyết số 04 về xây dựng NTM giai đoạn
2016-2020 và Nghị quyết số 27 của Ban BCH Ðảng bộ tỉnh về tăng cường lãnh đạo
việc thực hiện Ðề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị
gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2014-2020. Tiếp tục đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng nông thôn, nhất là kiên cố hóa kênh mương, đê kè sông, biển để ứng
phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; xây dựng hạ tầng giao thông đồng ruộng,
đầu tư cho lĩnh vực nước sạch, giáo dục, y tế, văn hóa và vệ sinh môi trường.
Phát triển các khu đô thị, khu dân cư tập trung; xây dựng NTM gắn với quá trình
đô thị hóa, công nghiệp hóa và tái cơ cấu ngành Nông nghiệp; giữ gìn bản sắc
văn hóa vùng nông thôn. Tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để hoàn
thành Chương trình xây dựng NTM ở các địa phương còn lại và nâng cao các tiêu
chí NTM ở các huyện, xã, thị trấn đã đạt chuẩn theo hướng bền vững và phát triển,
phấn đấu năm 2019 đạt tỉnh NTM; đồng thời tập trung lãnh đạo chỉ đạo tiếp tục
xây dựng NTM phát triển bền vững và NTM kiểu mẫu. Tổ chức có hiệu quả các chính
sách của Trung ương về nông nghiệp, nông thôn. Ðồng thời rà soát, điều chỉnh, bổ
sung và ban hành một số cơ chế chính sách của tỉnh, khuyến khích, hỗ trợ nhằm
tiếp tục thu hút các doanh nghiệp về đầu tư cho phát triển nông nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ trên địa bàn nông thôn. Ðẩy mạnh thực hiện các nội dung của Ðề
án tái cơ cấu nông nghiệp; khuyến khích tập trung ruộng đất, phát triển các mô
hình ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch vào sản xuất nông nghiệp; phát triển
các chuỗi giá trị liên kết bền vững giữa doanh nghiệp với nông dân trong tổ chức
sản xuất, chế biến, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm; đồng thời với việc
đẩy mạnh công tác xúc tiến, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ và
ngành nghề nông thôn để nâng cao thu nhập, tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao
động. Quan tâm chăm lo phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường;
giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn./.
HẠN CHẾ TRONG VIỆC CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
Ở NÔNG THÔN NAM ĐỊNH HIỆN NAY
ThS.
Hoàng Đức Hợp
Trưởng khoa Lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã được Đảng và Nhà nước ta xác
định là con đường tất yếu để Việt Nam nhanh thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm
phát triển, trở thành một quốc gia văn minh, hiện đại. Đặc biệt sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nông thôn là một bộ
phận không thể tách rời xu thế chung đó.
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nông thôn là một
nội dung quan trọng, có vai trò quyết định đến phát triển kinh tế nông thôn
(KTNT). Theo quy luật kinh tế, sự chuyển dịch sẽ diễn ra theo hướng chuyển dịch
từ cơ cấu kinh tế thuần nông, quảng canh sang cơ cấu kinh tế đa dạng các ngành
nghề (nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ) diễn ra ngay trên địa bàn nông thôn.
Sự phát triển của nông nghiệp dù cố gắng đến mấy
cũng không thể tự mình tạo ra sự thay đổi căn bản về cơ sở vật chất kỹ thuật,
công nghệ và thiết bị để hiện đại hoá sản xuất, tạo ra mức tăng trưởng nhanh,
mà cần phải có sự tác động mạnh mẽ của công nghiệp, dịch vụ. Bằng con đường
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn sẽ tạo ra các ngành nghề mới, từ đó làm chuyển
đổi nền kinh tế thuần nông sang phát triển KTNT tổng hợp nông nghiệp – công
nghiệp – dịch vụ. Chính quá trình CNH,HĐH sẽ tác động mạnh mẽ đến cơ cấu ngành
kinh tế ở nông thôn (CCNKTNT), làm chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp và công
nghiệp nông thôn, đồng thời làm cho ngành dịch vụ dần dần được mở rộng và phát
triển đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống. Sự phát triển KTNT với xu hướng
công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong
CCNKTNT thì lao động nông nghiệp càng giảm đi cả tương đối và tuyệt đối. Hơn
nữa, cùng với quá trình CNH, HĐH, sự phân công lao động ở nông thôn sẽ diễn ra
theo hướng hoà nhịp với sự chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế quốc dân. Điều đó
có nghĩa là sự phân công được diễn ra từ nội bộ nông nghiệp, nông thôn. Từ cơ
cấu sản xuất chủ yếu là trồng lúa sang trồng màu, cây công nghiệp và phát triển
công nghiệp, dịch vụ. Quá trình này gắn liền với sự chuyển dịch lao động ra
ngoài ngành nông nghiệp, phục vụ cho nhu cầu phát triển công nghiệp, dịch vụ
của nền kinh tế. Chính vì vậy, đối với nước ta hiện nay,chuyển dịch CCNKTNT
theo hướng CNH, HĐH là quá trình chuyển từ một nền nông nghiệp thuần nông sang
phát triển tổng hợp nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.
Nam Định có lợi thế sản xuất nông nghiệp, trong
những năm qua Đảng bộ tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết để khuyến khích phát
triển nông nghiệp, tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng và phát triển bền vững. Chính vì vậy, hiện nay cơ cấu ngành kinh tế ở nông
thôn Nam Định đang chuyển dịch theo hướng
CNH, HĐH nhưng quá trình này diễn ra chậm chạp và chưa theo sát yêu cầu
của thị trường, chưa tạo môi trường cho sự liên minh giữa công nhân, nông dân
và trí thức.
Trong
những năm qua, nông nghiệp, nông thôn Nam Định đang từng bước đi vào sản xuất
hàng hoá, đã hình thành được một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung bao gồm: Quy hoạch 06 vùng sản xuất
giống lúa tập trung ở các huyện: Trực Ninh, Xuân Xuân
Trường, Nghĩa Hưng, Nam Trực, Vụ Bản, quy hoạch các
vùng sản xuất cây vụ Đông hàng hóa trên đất 2 lúa với quy mô 15.000 ha ở tất cả
các huyện, thành phố. Nhưng
có thể khẳng định, sản xuất nông nghiệp vẫn còn lạc hậu, sản xuất nhỏ lẻ, phân
tán, chủ yếu là quy mô sản xuất hộ gia đình nhỏ bé, tỷ suất hàng hoá thấp và
hiệu quả chưa cao. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản chậm mở rộng thậm chí có loại
giảm đi như năm 2015 diện tích nuôi tôm
là 3051 ha sang năm 2016 diện tích chỉ còn 2834 ha, năng suất chưa cao, tiềm
năng kinh tế biển của Nam Định là rất lớn nhưng chưa được khai thác nhiều.
Việc tăng cường các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp ở nông thôn chủ
yếu là nhằm vào các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp xây dựng và
chế biến, thương nghiệp và dịch vụ nông thôn. Cho đến nay, công nghiệp nông
thôn, nhất là công nghiệp chế biến, công nghệ sau thu hoạch phát triển chậm,
nhiều nơi mới đang trong trạng thái manh nha, yếu ớt, các cơ sở chế biến chủ
yếu là thủ công, máy móc giản đơn với quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ.
Ví dụ tại huyện Giao Thủy Với 32km bờ biển,
81 nghìn ha bãi bồi ven biển và gần 4.000ha đất ngập nước; sản lượng thủy, hải
sản khai thác hằng năm từ 40 nghìn tấn tạo lợi thế về nguồn nguyên liệu để huyện
Giao Thủy đẩy mạnh phát triển nghề chế biến hải sản. Những sản phẩm chủ yếu nước
mắm, mắm tôm, tôm – cá khô, sứa mặn, sứa ăn liền được sản xuất tập trung ở các
xã Giao Châu, Giao Yến, Giao Hải, Giao Tiến nhưng hầu hết là được chế biến tại
gia đình và tổ hợp và nếu là doanh nghiệp thì với quy mô còn nhỏ, chưa tương xứng
với tiềm năng của điạ phương.
Hoặc cũng tại địa phương này có ngành chế biến thực phẩm là miến dong và
bún khô tại xã Giao Tiến nhưng chỉ là hộ gia đình nhỏ lẻ khoảng 10 hộ, nguyên liệu đầu vào phải nhập của địa phương
khác không liên quan đến lợi thế của địa phương này.
Nhìn chung các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp của các địa phương trong tỉnh chủ yếu là tập trung vào
ngành dệt may, da giày tuy nó đã giải quyết được một số lượng lớn lao động ở
khu vực nông thôn nhưng sự phát triển của ngành này không liên quan gắn kết với
sự phát triển của nông nghiệp. Như vậy,
hầu như chưa nơi nào trong tỉnh xây dựng thành công mô hình gắn nông nghiệp với
công nghiệp theo yêu cầu của Nghị quyết Trung Ương 5 (khoá VII).
Còn đối với các ngành nghề, làng nghề truyền thống và phát triển`thủ
công nghiệp trên địa bàn tỉnh mặc dù đã có sự phát triển cả về số lượng, phạm
vi cũng như quy mô sản xuất nhưng hầu hết lại dựa trên trình độ KHCN lạc hậu,
chất lượng sản
phẩm hạn chế,
chủng loại nghèo
nàn, hình thức
ít biến đổi…nên sản phẩm rất
khó tiêu thụ. Sở dĩ có tình trạng này một phần do nguồn vốn đầu tư cho nhu cầu
sản xuất của các làng nghề là rất hạn chế, hạn chế về thị trường tiêu thụ, hầu
hết sản phẩm được tiêu thụ ở thị trường nội địa, mặt khác do chất lượng lao
động làm việc trong công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nông thôn chưa cao,
phần lớn là lao động chưa qua đào tạo nên chất lượng sản phẩm của các làng nghề
thủ công chưa thật sự tinh xảo, chưa đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị
trường nước ngoài.
Những năm qua mặc dù sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ở nông thôn đã đi đúng hướng nhưng còn chậm là vì những lý do trên, vì
vậy, để
khắc phục những hạn chế này, thời gian tiếp theo, chúng ta cấn tiếp tục chú trọng
thu hút đầu tư, duy trì và phát triển mạnh các ngành nghề đã có và đa dạng nghề
mới nhất là những ngành nghề có thể gắn kết với ngành nông nghiệp, sử dụng sản
phẩm của nông nghiệp, hỗ trợ hiệu quả cho người dân, tích cực ứng dụng khoa học
kỹ thuật trong sản xuất đặc biệt là ở các làng nghề truyền thống để nâng cao
năng suất lao động góp phần cải thiện đời sống cho người dân khu vực nông thôn
từ đó mới có thể đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng được một
cơ cấu kinh tế hợp lý ở khu vực nông thôn, nhằm gắn kết chặt chẽ ba lĩnh vực kinh tế cơ bản của quốc gia, qua đó
gắn bó chặt chẽ công nhân, nông dân và trí thức làm cơ sở kinh tế – xã hội cho
sự phát triển của quốc gia và đia phương./.
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KHỐI LIÊN MINH
CÔNG – NÔNG – TRÍ THỨC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
Ở NAM ĐỊNH HIỆN NAY
ThS. Đàm Cao
Thượng
Giảng viên Khoa Xây dựng Đảng
Để
tăng cường khối liên minh công- nông- trí thức trong phát triển kinh tế nông
nghiệp, nông thôn ở Nam Định hiện nay đó là cần tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn vì nông nghiệp được coi là mặt trận
hàng đầu của tỉnh Nam Định, do vậy phải coi trọng phát triển toàn diện, đầu tư
thích đáng cho việc phát triển nông thôn, làm cho nông thôn giàu mạnh về kinh tế,
ổn định về chính trị, phát triển về văn hoá.
Công
nghiệp hoá, hiện đại hoá là bước đi có tính quy luật toàn thế giới – chuyển từ
văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn tỉnh Nam Định làm thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn của
tỉnh, có khả năng xoá bỏ nền sản xuất nhỏ, tự cấp, tự túc, khép kín mang nặng
tính độc canh, quá lệ thuộc vào thiên nhiên, thay vào đó là nền sản xuất tiên
tiến, tạo nhiều sản phẩm hàng hoá để cải thiện đời sống của người lao động ở
nông thôn và để giao lưu trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới. Đây
cũng là con đường để đẩy nhanh quá trình đô thị hoá, phát triển mạnh công nghiệp
và dịch vụ, tạo sự chuyển biến cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công
nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn tự nó đã khẳng định tầm quan trọng của việc củng cố liên minh giữa công
nhân với nông dân và trí thức. Bởi vì, chỉ có thể công nghiệp hoá, hiện đại hoá
trên cơ sở những thành quả khoa học kỹ
thuật, trên cơ sở tiếp thu những công nghệ mới. Điều đó làm cho công nhân – chủ
thể của nền sản xuất công nghiệp gắn liền với nông dân, chủ thể của nền sản xuất
nông nghiệp và làm cho cả công nhân, nông dân gắn bó mật thiết hơn với người đại
biểu khoa học kỹ thuật đó là đội ngũ trí thức. Trên ý nghĩa đó, có thể nói,
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn nói riêng là sự nghiệp trực tiếp của công nhân, nông dân, trí
thức và củng cố khối liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức; là sự
chuẩn bị và động viên lực lượng trực tiếp có ý nghĩa quyết định nhất cho sự
thành công của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tách rời công nghiệp hoá, hiện đại
hoá với liên minh công nhân với nông dân và trí thức thì không hiểu hết nội
dung, ý nghĩa của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta. Công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp sẽ làm cho nông thôn trở thành địa bàn của sự hội nhập giữa
công nhân với nông dân và trí thức. Khoa học kỹ thuật nhờ nhu cầu ứng dụng của
công nghiệp, nông nghiệp ở ngay trên địa bàn nông thôn rộng lớn mà có thêm động
lực để phát triển
Để
có thể thực hiện tốt công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp nông thôn cần có một
số giải pháp:
+
Tiếp tục triển khai và thực hiện tốt quy hoạch kinh tế mà tỉnh đã đề ra.
+ Có chính sách về vốn: nhu cầu về vốn
sản xuất của người dân rất lớn, bởi lẽ có vốn mới có điều kiện hiện đại hoá sản
xuất nông nghiệp, mới xây dựng được cơ sở hạ tầng hiện đại cho nông thôn, mới
phát triển được các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các hoạt động dịch
vụ trong khu vực này, cũng như mới có điều kiện để đào tạo, bồi dưỡng kiến thức
cho người dân và người lao động theo yêu cầu của công nghiệp hoá.
+
Tiếp tục thực hiện dồn điền đổi thửa, quy hoạch các cánh đồng mẫu lớn để xoá bỏ tình trạng ruộng đất phân tán, manh
mún như hiện nay.
+
Có chính sách đãi ngộ thoả đáng để khuyến khích trí thức trở về công tác ở nông
thôn yên tâm làm việc lâu dài. Ở đây điều quan trọng đối với trí thức không chỉ
là sự đảm bảo đời sống vật chất mà còn là được sử dụng đúng tài năng, chuyên
môn cùng với sự hiểu biết, cảm thông và tôn trọng của người lãnh đạo, quản lý đối
với họ. Họ là nhân tố để nâng cao dân trí và đưa các thành tựu khoa học công
nghệ về nông thôn, ứng dụng vào nông nghiệp.
+
Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, liên kết chặt chẽ và có hiệu quả trong sản xuất;
phát triển mạnh mẽ công nghiệp chế biến, nâng cao giá trị nông sản.
+ Thu hút lao động dôi dư vào sản xuất công
nghiệp khi ứng dụng máy móc, công nghệ vào nông nghiệp; giải quyết việc làm lâu
dài cho nông dân khi thu hồi đất nông nghịêp.
+
Tích cực thu mua sản phẩm nông nghiệp thông qua hợp đồng kinh tế.
+ Hỗ trợ vốn cho nông dân mở rộng gia trại,
trang trại.
+ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ, chế
tạo máy móc, giống cây con cho năng suất cao để chuyển giao cho nông nghiệp,
nông dân sản xuất. Cụ thể là: hỗ trợ nhập thiết bị máy móc cho nông dân. Việc
đưa cơ giới hoá vào một số khâu nặng nhọc trong sản xuất nông nghiệp như làm đất,
thu hoạch, vận chuyển… góp phần giải phóng sức lao động cho người nông dân,
nâng cao năng suất cây trồng, đồng thời hạn chế mặt trái của vấn đề này như sự
dôi dư lao động, hàng hoá nhiều nhưng không tiêu thụ được. Hỗ trợ nông dân làm
giàu. Phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi do Hội Nông dân tổ chức đã
thu hút đông đảo nông dân tiêu biểu, các nhà quản lý, khoa học, kỹ thuật và
doanh nghiệp…Thực hiện liên kết giữa Nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học và hộ
nông dân là giải pháp hữu hiệu để đưa phong trào phát triển mạnh mẽ hơn.
+
Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ tạo
đột phá để hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Bồi dưỡng cho nông dân kiến thức
khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao chất luợng sản phẩm nông
nghiệp, giá thành hạ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp với yêu cầu thị
trường, đạt hiệu quả kinh tế cao. Tập trung nghiên cứu các vấn đề khoa học công
nghệ đưa vào sản xuất, ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại, tạo các giống cây
trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu thị trường trong
và ngoài nước. Khoa học xã hội định hướng nghiên cứu nhiều hơn các vấn đề bức
xúc trong nông thôn, dự báo xã hội nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hoá và đô thị hoá.
Thực
hiện các biện pháp như vậy, chắc liên minh công nhân – nông dân – trí thức sẽ bền
chặt. Đồng thời thay đổi bộ mặt của khu vực nông thôn của tỉnh Nam Định ngày
càng phát triển hơn./.