Hôi nách: Nguyên nhân, phương pháp điều trị và những lưu ý
Mục Lục
1.Tổng quan hôi nách
Hôi nách là căn bệnh gây nên mùi hôi khó chịu, trở thành nỗi ám ảnh không chỉ với người bệnh mà còn cả với những người xung quanh. Bệnh có thể xuất hiện ở các đối tượng khác nhau, kể cả nam và nữ.
Nhiều người thắc mắc vì sao có người hôi nách, có người không? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta nên biết lông nách ở người có liên quan đến vấn đề này. Lông nách có tác dụng chủ yếu là bài tiết mồ hôi, các chất bã nhờn ra khỏi cơ thể. Lông nách (lông hố nách) bắt đầu xuất hiện từ tuổi dậy thì, ở độ tuổi 10 đến 12 đối với nữ và 11-14 đối với nam. Khi ấy, tuyến yên kích hoạt một nhóm hormone gọi là nội tiết tố androgen trong buồng trứng và tinh hoàn. Các hormone sinh dục này làm cho các tuyến mồ hôi apocrine bắt đầu hoạt động. Cơ thể con người còn có một tuyến mồ hôi khác đó là tuyến mồ hôi nằm ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Tuyến mồ hôi apocrine liên kết với các nang lông ở vùng mu và vùng nách.
Tuyến mồ hôi được chia làm 2 loại:
– Tuyết mồ hôi nội tiết hay còn gọi là tuyến mồ hôi nhỏ, có khoảng từ 2 – 4 triệu tuyến phân bổ trên toàn bộ bề mặt da của cơ thể, tuyến mồ hôi này hoạt động ngay từ khi sinh ra, có nhiệm vụ đào thải nước 90%, muối khoáng 0,5%, 1 ít chất bã (0,5%) và tham gia cơ chế điều hòa thân nhiệt cho cơ thể. Mồ hôi từ các tuyến này bài tiết trực tiếp lên bề mặt da.
– Tuyến mồ hôi ngoại tiết hay còn gọi là tuyến mồ hôi lớn, chỉ phân bổ ở số vị trí trên cơ thể: Nách, đầu ngực, quanh bộ phận sinh dục, ống tai, lông mày, tuyến này nằm ở dưới da (sâu hơn tuyến Eccrine). Tuyến mồ hôi này chỉ bắt đầu hoạt động từ tuổi dậy thì, thải ra mồ hôi đặc hơn có mùi đặc trưng theo từng cá thể. Chúng được tiết lên bề mặt da qua các lỗ chân lông, dưới tác dụng phân hủy của vi khuẩn có trên bề mặt da sẽ tạo thành các axit béo không bão hòa có mùi khó chịu gọi là mùi hôi nách. Và khi cơ thể người càng nhiều mồ hôi sẽ càng gây mùi khó chịu.
Vùng nách khô thoáng, sạch sẽ nhờ thói quen sống tích cực, lành mạnh
2. Nguyên nhân hôi nách
Thông thường cơ thể chúng ta đổ mồ hôi khi hoạt động hoặc thời tiết nóng bức. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường và cần thiết cho sự tỏa nhiệt của cơ thể.
Mồ hôi là thủ phạm gây ra mùi khó chịu ở vùng nách. Có khoảng 2-4 triệu tuyến mồ hôi trên cơ thể nếu chúng ta hoạt động, làm việc nặng nhọc, tập thể dục,… khiến cơ thể nóng lên các tuyến này sẽ bài tiết ra mồ hôi, sau đó bốc hơi và làm mát cơ thể. Thời tiết, stress và những cảm xúc mạnh cũng có thể gây đổ mồ hôi.
Ngoài ra một số nguyên nhân khác khiến cho tuyến mồ hôi vùng nách hoạt động mạnh, ra nhiều hơn phải kể đến các bất thường ở tuyến mồ hôi và có yếu tố gia đình. Theo các nhà nghiên cứu nguyên nhân di truyền chiếm đến 60% tỷ lệ người mắc bệnh. Vì thế nếu như trong gia đình bạn có người bị hôi nách thì tỷ lệ bạn bị bệnh sẽ cao hơn so với bình thường.
Thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng là nguyên nhân gây bệnh mà nhiều người chủ quan. Đặc biệt thói quen mặc đồ, vệ sinh, tắm giặt không sạch sẽ thường xuyên, nhất là sau khi chơi thể thao, vận động nhiều. Ngoài ra đối với nữ giới, việc cạo lông nách, nhổ lông nách thường xuyên có thể làm cho nang lông mở rộng, khiến tuyến mồ hôi to hơn, tăng tiết trên da nhiều hơn.
Chế độ ăn uống cũng có ảnh hưởng tới việc có mùi cơ thể. Nếu bạn ăn nhiều các loại thực phẩm có mùi như hành muối, tỏi, cà ri,… sẽ khiến tuyến mồ hôi tiết ra mùi khó chịu hơn bình thường.
Một số bệnh lý về đường tiêu hóa, tuyến giáp, thận cũng khiến cho tuyến mồ hôi tiết nhiều hơn và gây ra mùi. Đối với trường hợp này, nếu muốn trị dứt điểm bạn cần tìm được nguyên nhân gây bệnh chính xác.
3.Các phương pháp chữa hôi nách
Hiện nay có khá nhiều phương pháp khác nhau điều trị hôi nách, nhưng không phải phương pháp nào cũng mang lại hiệu quả cao và kéo dài. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hôi nách.
3.1. Điều trị bảo tồn:
Làm giảm mùi hôi vùng nách dựa vào hai cơ chế: làm giảm tiết mồ hôi và/hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
Các phương pháp thường được áp dụng là:
-Phương pháp dân gian: Sử dụng gừng, lá trầu không, phèn chua chà xát vào vùng nách… là tiết kiệm và đơn giản nhất. Tuy nhiên phương pháp này không mang tính chất điều trị tận gốc nguyên nhân gây mùi mà chỉ có tính chất tạm thời.
- Dùng các dạng dung dịch xịt hoặc lăn nách.
– Điều trị bằng thuốc: Một số thuốc có tác dụng vào cơ chế giảm tiết mồ hôi.
Tiêm Botox: là phương pháp được đánh giá là có hiệu quả tương đối tốt tuy nhiên chỉ duy trì được kết quả trong vòng 6-8 tháng, tuy nhiên, chi phí rất tốn kém.
- Điều trị bằng laser: dựa trên cơ chế làm đông vón protein, tuy nhiên, laser chỉ tác dụng tốt với các thành phần ở trung bì, đồng thời giá thành cao và phải thực hiện nhiều lần.
3.2. Điều trị phẫu thuật hôi nách
Chỉ định phẫu thuật điều trị hôi nách rất chặt chẽ, vì vậy khuyến cáo bệnh nhân nên được khám và tư vấn trực tiếp tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Vì hôi nách và hội chứng tăng tiết mồ hôi vùng nách là hai bệnh lý khác nhau về cơ chế bệnh sinh và phương pháp điều trị.
Tính thẩm mỹ của phẫu thuật cắt tuyến mồ hôi kinh điển về lâu dài tương đương như phẫu thuật nội soi cắt tuyến mồ hôi.
4. Cách kiểm soát mồ hôi nách hiệu quả tại nhà
Tiết mồ hôi là một chức năng sinh lý bình thường và cần thiết của cơ thể. Đa số mọi người đều gặp phải tình trạng vùng nách có mùi do vậy, để giảm các biểu hiện hôi nách chúng ta cần tắm rửa hằng ngày và sau khi tập thể dục, mặc quần áo sạch mỗi ngày và sử dụng những sản phẩm ngăn tiết và khử mùi là những cách thông dụng để ngăn chặn mùi hôi nách.
Một số thực phẩm có sẵn tại nhà là giải pháp điều trị mồ hôi nách hiệu quả, được nhiều người áp dụng thành công, tiêu biểu như: Lá trầu không, rượu trắng, phèn chua…, đây hoàn toàn có thể là nguyên liệu điều trị mồ hôi nách tại nhà hữu hiệu.
Một số thói quen khắc phục mồ hôi nách, để khắc phục và kiểm soát vấn đề này một cách hiệu quả, cần lưu ý duy trì những thói quen sau:
-Kiểm soát tốt tâm trạng của bản thân, hạn chế để xảy ra tình trạng căng thẳng, lo âu, kéo dài.
-Đối với người thường xuyên đổ mồ hôi nách, nên tập luyện thể dục thể thao phù hợp, tránh các môn đòi hỏi thể lực mạnh.
-Lựa chọn trang phục được thiết kế rộng rãi, không bó sát, chất vải có khả năng thấm hút mồ hôi, thoáng mát và co dãn tốt.
-Hạn chế tối đa việc nạp vào cơ thể những loại thực phẩm, đồ uống có mùi như: hành, tỏi, bia rượu, thuốc lá, caffeine,…
-Giảm bớt các loại thực phẩm chứa Capsaicin (chất có khả năng gây kích thích quá trình hoạt động của tuyến mồ hôi) như thực phẩm cay nóng, hành, tỏi, ớt, tiêu,…
-Ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ các chất cần thiết, bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày những loại thực phẩm chứa nhiều Vitamin, khoáng chất như: cam, bắp cải, ngũ cốc, rau diếp cá,…
-Xây dựng thói quen uống nước khoa học và cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày (thông thường là 1,5 đến 2 lít nước/ ngày đổi với người trưởng thành).
– Có thể sử dụng các loại xà bông để làm sạch vùng nách. Sau khi tắm xong, trước khi mặc quần áo hãy dùng khăn sạch lau khô người. Thường xuyên vệ sinh lông nách để hạn chế vi khuẩn tích tụ trên da.
– Nếu muốn hạn chế mùi hôi khó chịu ở vùng da dưới cánh tay cũng như toàn bộ cơ thể bạn hãy ngưng sử dụng thuốc lá.
5. Hôi nách, khi nào cần gặp bác sĩ?
Tất cả mọi người đều từng trải qua tình trạng vùng nách có mùi. Đây là một việc bình thường và không phải lo ngại quá mức. Sinh hoạt hằng ngày có thể bị ảnh hưởng khi tình trạng này xảy ra quá mức. Tuy nhiên, nếu hôi nách dẫn đến bạn mất tự tin trong việc tiếp xúc, giao tiếp,… ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc thì nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu để được thăm khám và tư vấn cụ thể.
Hôi nách và cách trị