Hôi miệng từ cuống họng: Mẹo hay trị dứt điểm – Nha Khoa Parkway

Nội dung

Hôi miệng từ cuống họng là nỗi ám ảnh dai dẳng khiến người bệnh luôn mang tâm lý lo lắng, phiền muộn, ngại tiếp xúc với mọi người xung quanh. Từ đó công việc và cuộc sống cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy hôi miệng từ cuống họng xuất phát từ nguyên nhân gì? Làm sao để điều trị dứt điểm? Hãy lắng nghe chuyên gia nha khoa Parkway giải đáp thông qua bài phân tích dưới đây.

hôi miệng từ cuống họng

Hôi miệng khiến cuộc sống của bạn gặp nhiều phiền phức

1. Vì sao bạn bị hôi miệng từ cuống họng?

Khi nhắc đến hôi miệng hầu hết mọi người cho rằng sức khỏe răng miệng đang gặp vấn đề, có thể là viêm lợi, sâu răng,… gây ra. Thực tế, hôi miệng từ cuống học xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể là:

1.1 Viêm xoang

Viêm xoang là bệnh lý nhiễm trùng phổ biến khiến vùng xoang đau nhức kèm theo nghẹt mũi, tắc mũi. Lúc này, dịch nhầy chứa vi khuẩn từ các hốc xoang dễ dàng tấn công vào đường hô hấp và khoang miệng khiến hơi thở xuất hiện mùi hôi khó chịu.

Dịch nhầy này liên tục tích tụ và ồn ứ trong cổ họng sẽ trở thành vật cản khiến quá trình hấp thụ thức ăn gặp nhiều khó khăn. Từ đó một lượng thức ăn nhất định bị giữ lại tại cổ họng là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, dẫn đến hôi miệng.

1.2 Khô miệng

Nước bọt không chỉ đảm nhiệm vai trò đối với quá trình tiêu hoá mà còn giúp loại bỏ đáng kể vi khuẩn gây mùi. Miệng bị khô chính là môi trường lý tưởng để các loại vi khuẩn sinh sôi, phát triển gấp nhiều lần.

Ngoài gây ra mùi hôi khó chịu, khô miệng còn khiến môi nứt nẻ, đau rát lưỡi, họng khô rát,… Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu nước trầm trọng, cần bổ sung nhanh chóng.

1.3 Bệnh thận

Thận được ví như “nhà máy” xử lý chất độc và đào thải cặn bã thông qua đường nước tiểu. Chức năng thận suy giảm khiến quá trình bài tiết đình trệ, độc tố không thể thoát ra ngoài mà tích tụ lâu ngày trong cơ thể.  Phần lớn độc tố đó là nitơ – thủ phạm chính gây ra mùi hôi ở miệng.

Ngoài hôi miệng, người bị thận xuất hiện một số triệu chứng như đau mỏi thắt lưng, tiểu đêm nhiều, tiểu khó, màu nước tiểu vàng sậm,… Đối với trường hợp này, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác. Chứng hôi miệng sẽ biến mất chỉ khi chức năng thận được khôi phục.

1.4 Bệnh tim

Theo nghiên cứu, tim mạch và răng miệng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Trong đó, viêm lợi là dấu hiệu cảnh báo sớm của các vấn đề liên quan đến tim mạch. Ngoài sưng đỏ lợi kèm chảy máu chân răng, viêm lợi thường kèm theo hôi miệng. Để bảo vệ sức khỏe cũng như ngăn ngừa mắc bệnh lý mãn tính, người bệnh nếu thấy triệu chứng này nên đi kiểm tra sức khoẻ để có phương pháp điều trị phù hợp.

1.5 Viêm Amidan

Amidan là khối mô mềm nằm ở hầu họng đảm nhiệm vai trò ngăn chặn các virus, vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Triệu chứng dễ nhận biết nhất của viêm amidan là cổ họng khô, ngứa họng kèm theo hơi thở có mùi.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do xuất hiện dịch mủ chứa vi khuẩn tồn đọng tại hầu họng. Viêm amidan có nguy cơ tái phát cao và dễ trở thành mãn tính nếu không điều trị triệt để. Amidan hết viêm thì tất yếu mùi hôi miệng sẽ không còn.

chữa hôi miệng từ cuống họng

Cách tốt nhất để chữa hôi miệng từ cuống họng là điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh

1.6 Viêm loét dạ dày

Bên cạnh triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, đau thượng vị, người bị viêm loét dạ dày thường bị hôi miệng. Lý giải nguyên nhân gây ra tình trạng này, các chuyên gia sức khoẻ biết dạ dày là cơ quan tiêu hóa lưu trữ dinh dưỡng nhưng đây cũng chính là nơi cư trú của nhiều loại vi khuẩn.

Khi mắc bệnh viêm loét dạ dày, dịch axit gây kích ứng niêm mạc đẩy thức ăn đang tiêu hoá dở trong dạ dày trào ngược lên thực quản, vòm họng và cả miệng. Từ đó, vi khuẩn dễ dàng hình thành và phát triển dẫn đến hơi thở có mùi khó chịu.

Kiểm tra răng miệng tại nha khoa giúp loại trừ nguyên nhân gây hôi miệng từ bệnh lý nha khoa. Bật mí địa chỉ khám chữa nha khoa uy tín tại Hà Nội và TPHCM.

Có thể bạn quan tâm

Hôi miệng cũng có thể do lưỡi bị trắng lâu ngày. Tìm hiểu cách làm sạch lưỡi an toàn qua bài viết sau:

Hướng dẫn làm sạch lưỡi bị trắng an toàn

2. Mẹo hay trị dứt điểm hôi miệng từ cuống họng

Hôi miệng từ cuống họng không chỉ tiềm ẩn nguy cơ khôn lường tới sức khoẻ mà còn khiến người bệnh đánh mất sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Nếu tình trạng này xuất phát từ bệnh lý thì đánh răng xong vẫn bị hôi miệng như thường. Cách duy nhất để thoát khỏi nó là điều trị tận gốc nguyên nhân gây ra đồng thời kết hợp một số biện pháp sau:

2.1 Vệ sinh cá nhân đúng cách

Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, chải răng nhẹ nhàng theo chiều lên xuống hoặc xoay tròn bàn chải. Sau khi ăn xong, dùng chỉ tơ nha khoa để làm sạch từng kẽ răng và súc miệng lại bằng nước muối pha loãng nhằm ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.

Lấy cao răng định kỳ là một trong những cách vệ sinh răng miệng và phòng ngừa hôi miệng hiệu quả.

2.2 Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh

Bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhằm tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể như: rau xanh, hoa quả tươi, chế phẩm từ sữa, các loại hạt,…

Thanh lọc cơ thể bằng cách uống ít nhất 2 lít/ngày, ăn uống đúng giờ, chú ý ăn chậm nhai kỹ.

Hạn chế sử dụng các thực phẩm, đồ uống gây hại cho sức khoẻ như: bia rượu, thuốc lá, đồ uống có cồn, đồ ngọt, đồ ăn nhanh,…

thuốc chữa hôi miệng lâu năm

Chanh và gừng là 2 nguyên liệu trị mùi hôi miệng khá hiệu quả

2.3 Áp dụng mẹo dân gian trị hôi miệng tại nhà

  • Chanh

Chanh được biết đến là “khắc tinh” diệt khuẩn cực kỳ hiệu quả. Để điều trị chứng hôi miệng, bạn có thể ngậm 1 lát chanh thái mỏng trong miệng hoặc kết hợp chanh với muối, chanh với mật ong để làm nước súc miệng hàng ngày. Nhiều người kiên trì áp dụng theo cách này đã thấy mùi khó chịu thuyên giảm đáng kể.

  • Gừng

Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, cạo sạch vỏ, rửa sạch và thái thành từng lát mỏng. Sau đó cho nguyên liệu vào 150ml nước đun sôi trong khoảng 5-10 phút, để nguội. Bạn dùng nước này thay cho dung dịch súc miệng hoặc pha nước trà xanh cho thêm vài lát gừng để uống trực tiếp cũng được.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân gây ra hôi miệng từ cuống họng. Sau khi theo dõi và áp dụng mẹo chữa tại nhà, nếu tình trạng này không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra trong thời gian sớm nhất nhé.

Có thể bạn quan tâm

Tổng hợp đầy đủ các phương pháp chữa hội miệng tại nhà mà bạn nên biết:

Các cách chữa hôi miệng tại nhà hiệu quả
Nguyên nhân gây ra hôi miệng từ cuống họng

  • Viêm xoang
  • Khô miệng
  • Bệnh thận
  • Bệnh tim
  • Viêm Amidan
  • Viêm loét dạ dày

Hạn chế hôi miệng như thế nào?

  • Vệ sinh cá nhân đúng cách
  • Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh
  • Áp dụng mẹo dân gian trị hôi miệng tại nhà

Đánh giá