Hỏi đáp về dinh dưỡng thể thao

Dinh dưỡng tối ưu rất quan trọng cho những người hoạt động thể chất, dù là các vận động viên chuyên nghiệp hay người tập luyện ở phòng gym hàng ngày. Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu lớn đã tập trung vào vai trò của protein trong việc duy trì hoặc tăng cơ xương và cải thiện các thành phần cơ thể (tăng cường cơ xương và giảm mỡ). Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người hoạt động thể chất để tăng tối đa hiệu quả thể chất. Cả bài tập tăng sức chịu đựng (như tập tạ, sử dụng máy tập và đai tập) và nạp đủ lượng protein khẩu phần đều là các chiến lược để duy trì và phát triển cơ bắp.Hỏi đáp về dinh dưỡng thể thao - Ảnh 1.Hỏi: Tôi có cần ăn gấp đôi lượng thịt?Đáp: Không. Chắc chắn chúng ta cần phải thường xuyên ăn thịt vì thịt cũng cấp cho cơ thể chúng ta chất sắt (nhu cầu chất sắt đặc biệt tăng cao ở những người chơi thể thao). Nhưng nếu bạn tăng gấp đôi khẩu phần thịt, cơ bắp của bạn cũng không vì thế mà phát triển nhiều hơn. Hơn nữa ăn nhiều thịt, ít rau xanh còn là nguyên nhân gây nên các bệnh tim mạch… Theo các chuyên gia bạn nên ăn thịt thường xuyên nhưng với khẩu phần trung bình.Hỏi: Tôi có cần ăn nhiều đường hoặc các thực phẩm có đường?Đáp: Không. Các thực phẩm có chứa đường rất cần trong các bữa ăn của người chơi thể thao thường xuyên. Tuy nhiên bạn nên nhớ nếu bạn lạm dụng các sản phẩm này sẽ dẫn đến sự mất cân bằng dinh dưỡng và hậu quả là bệnh giảm glucoza-huyết phản ứng. Hạn chế uống nhiều các loại nước ngọt có đường, các loại mứt… Hãy cung cấp đường cho cơ thể bạn bằng những thực phẩm thiên nhiên như hoa quả…Hỏi đáp về dinh dưỡng thể thao - Ảnh 2.Hỏi: Hoạt động thể thao làm tăng nhu cầu về magiê?Đáp: Có. Chất magiê không thể thiếu trong việc làm cơ săn chắc và chuyển hoá gluxit. Một người chơi thể thao cần ưu tiên những thực phẩm giàu chất này: rau xanh, ngũ cốc, hoa quả khô có dầu, sôcôla… và nước khoáng.Hỏi: Cà phê tăng hiệu quả của các hoạt động thể thao?Đáp: Không. Chất cafein có trong cà phê giúp chúng ta tỉnh táo hơn và tăng cường phản xạ. Nhưng nếu bạn dùng một lượng lớn cà phê mỗi ngày (tuỳ vào lượng dùng của mỗi cá nhân) có thể gây ra bệnh đau đầu, buồn nôn, tim đập nhanh…

Dinh dưỡng tối ưu rất quan trọng cho những người hoạt động thể chất, dù là các vận động viên chuyên nghiệp hay người tập luyện ở phòng gym hàng ngày. Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu lớn đã tập trung vào vai trò của protein trong việc duy trì hoặc tăng cơ xương và cải thiện các thành phần cơ thể (tăng cường cơ xương và giảm mỡ). Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người hoạt động thể chất để tăng tối đa hiệu quả thể chất. Cả bài tập tăng sức chịu đựng (như tập tạ, sử dụng máy tập và đai tập) và nạp đủ lượng protein khẩu phần đều là các chiến lược để duy trì và phát triển cơ bắp.Vậy bạn còn thắc mắc gì về dinh dưỡng cho việc tập luyện mà chưa rõ? Hãy cùng tham khảo ý kiến của các chuyên gia nhé.Đáp: Không. Chắc chắn chúng ta cần phải thường xuyên ăn thịt vì thịt cũng cấp cho cơ thể chúng ta chất sắt (nhu cầu chất sắt đặc biệt tăng cao ở những người chơi thể thao). Nhưng nếu bạn tăng gấp đôi khẩu phần thịt, cơ bắp của bạn cũng không vì thế mà phát triển nhiều hơn. Hơn nữa ăn nhiều thịt, ít rau xanh còn là nguyên nhân gây nên các bệnh tim mạch… Theo các chuyên gia bạn nên ăn thịt thường xuyên nhưng với khẩu phần trung bình.Đáp: Không. Các thực phẩm có chứa đường rất cần trong các bữa ăn của người chơi thể thao thường xuyên. Tuy nhiên bạn nên nhớ nếu bạn lạm dụng các sản phẩm này sẽ dẫn đến sự mất cân bằng dinh dưỡng và hậu quả là bệnh giảm glucoza-huyết phản ứng. Hạn chế uống nhiều các loại nước ngọt có đường, các loại mứt… Hãy cung cấp đường cho cơ thể bạn bằng những thực phẩm thiên nhiên như hoa quả…Đáp: Có. Chất magiê không thể thiếu trong việc làm cơ săn chắc và chuyển hoá gluxit. Một người chơi thể thao cần ưu tiên những thực phẩm giàu chất này: rau xanh, ngũ cốc, hoa quả khô có dầu, sôcôla… và nước khoáng.Đáp: Không. Chất cafein có trong cà phê giúp chúng ta tỉnh táo hơn và tăng cường phản xạ. Nhưng nếu bạn dùng một lượng lớn cà phê mỗi ngày (tuỳ vào lượng dùng của mỗi cá nhân) có thể gây ra bệnh đau đầu, buồn nôn, tim đập nhanh…