Hỏi đáp tình huống pháp luật quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu

Hỏi đáp tình huống pháp luật quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu

Lượt xem: 558

Ngày 09/10/2013, Chính phủ ban
hành Nghị định số 120/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực quốc phòng, cơ yếu (gọi tắt là Nghị định 120/2013/NĐ-CP), ngày 06/6/2022 Chính
phủ ban hành Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các
Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu;
quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của
nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (gọi
tắt là Nghị định số 37/2022/NĐ-CP).Nghị định số 37/2022/NĐ-CP có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 07 năm 2022. Dưới đây là một số tình
huống pháp luật quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng,
cơ yếu:

Tình huống 1: Chị Lê Thị Thanh
(Tân Khánh – Vụ Bản) hỏi: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu được quy định như thế nào?

          Trả
lời:
 

Theo quy định tại khoản 3 Điều 1Nghị định số 37/2022/NĐ-CP quy định thời
điểm tính thời hiệu xử phạt như sau:

          Thời
điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ
yếu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý
vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung tại điểm
a khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành
chính năm 2020, cụ thể như sau:

          1.
Hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều 6, khoản 2 Điều 7 và khoản
2 Điều 11 Nghị định này thì thời hiệu xử phạt được tính từ ngày cá nhân thực
hiện xong hành vi gian dối; đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác cho
cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức
khỏe của người được kiểm tra hoặc người được
khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự hoặc đào tạo sĩ quan dự bị.

          2.
Hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 6, khoản 3 Điều
7, khoản 1 Điều 14 và khoản 3 Điều 23 Nghị định này thì thời hiệu xử phạt được
tính từ ngày tổ chức, cá nhân không nhận, không chấp hành hoặc chống đối thực
hiện lệnh, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao theo quy định của
pháp luật.

          3.
Hành vi vi phạm về thời hạn báo cáo quy định tại khoản 1, điểm a, điểm b khoản
2 Điều 9; khoản 1 Điều 15; khoản 1 Điều 16 Nghị định này thì thời điểm chấm dứt
hành vi vi phạm là ngày tổ chức, cá nhân báo cáo theo quy định.

          4.
Hành vi phạm hành chính quy định về thời gian có mặt đăng ký; kiểm tra, khám
sức khỏe nghĩa vụ quân sự; quy định về thời gian đăng ký, đào tạo, huấn luyện,
diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu đối với dự bị động
viên và dân quân tự vệ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4; khoản 1 Điều 6;
khoản 1 Điều 7; khoản 1 Điều 10, khoản 1 Điều 11 và khoản 1 Điều 12 Nghị định
này thì thời hiệu xử phạt được tính từ ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn có mặt được ghi trong lệnh hoặc văn bản thông
báo của cơ quan có thẩm quyền.

            5. Hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện là các hành
vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và
khoản 4 Điều này thì thời hiệu được tính từ ngày người có thẩm quyền thi hành
công vụ phát hiện hành vi vi phạm.

          6.
Trong thời hạn được quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5
Điều này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời
hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi
trốn tránh, cản trở việc xử phạt.”.

Tình huống 2:
Chị Nguyễn Thị Ngân (Tam Thanh – Vụ Bản) hỏi: Mức phạt tiền tối đa đối với cá
nhân, tổ chức vi phạm là bao nhiêu ?

Trả lời: 

Theo quy định tại khoản1, khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2013/NĐ-CP được
sửa đổi bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị
định số 37/2022/NĐ-CP thì:

          1.Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân
trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu là 75.000.000 đồng và đối với tổ chức là
150.000.000 đồng.

          2.
Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Mục 1,
Mục 2, Mục 3, Mục 5, Mục 6, Mục 7 và Mục 8 Chương II; Mục 1 Chương III Nghị
định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trừ hành
vi vi phạm quy định tại Điều 9; khoản 3 Điều 11; khoản 2, khoản 3 Điều 12;
khoản 1, khoản 2 Điều 15; Điều 16; Điều 17 và Điều 21 là mức phạt tiền áp dụng
đối với tổ chức. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như cá nhân thì mức phạt
tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Tình huống 3: Anh Nguyễn Văn Tuấn
(Vĩnh Hào-Vụ Bản) hỏi: Con tôi đi làm ăn xa, không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần
đầu đối với công dân đủ 17, vậy con tôi có bị phạt không và mức phạt là bao
nhiêu?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định
120/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP thì:

          1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không
đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với
công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự.

          2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

          a) Không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần
đầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;

          b) Không thực hiện đăng ký phục vụ
trong ngạch dự bị theo quy định;

          c) Không đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ
sung khi có sự thay đổi về chức vụ công tác, trình độ học vấn, trình độ chuyên
môn, tình trạng sức khỏe và thông tin khác có liên quan đến nghĩa vụ quân sự
theo quy định;

          d) Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ
quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập theo quy định;

          đ) Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ
quân sự tạm vắng theo quy định.

          3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc
thực hiện thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với hành vi vi phạm quy
định tại điểm a khoản 2 Điều này; đăng ký nghĩa vụ quân sự trong ngạch dự bị
đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này; đăng ký nghĩa vụ
quân sự bổ sung, đăng ký khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập đối
với hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều này; đăng ký tạm
vắng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này.

          Tình
huống 4: Chị Nguyễn Thu Hà (Hoàng Nam -Nghĩa Hưng) hỏi: Con tôi đang đi làm ăn
xa, không về để kiểm tra sức khỏe theo lệnh gọi kiểm tra sức khỏe thực hiện
nghĩa vụ quân sự thì con tôi có bị phạt không và mức phạt là bao nhiêu?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định
120/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP, hành vi vi phạm quy định về kiểm tra,
khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự bị xử lý như sau:

          1.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt
đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm
tra hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự
cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.

          2.
Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cố ý không
nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban
Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có
lý do chính đáng.

          3.
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
sau:

          a) Người được khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai
lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;

          b) Đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác trị giá
đến dưới 2.000.000 đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai
lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám
sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.

          4.
Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi không chấp
hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

          Tình
huống 5: Anh Trần Văn Độ (phường Mỹ Xã–tp Nam Định) hỏi: Người có hành vi vi
phạm các quy định về đăng ký sĩ quan dự bị thì bị xử lý như thế nào?

          Trả lời:

Theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số
37/2022/NĐ-CP thì người có hành vi vi phạm các quy định về đăng ký sĩ quan dự
bị thì:

          1. Bị phạt
tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

          a) Không đăng
ký sĩ quan dự bị lần đầu;

          b) Không đăng
ký bổ sung khi có sự thay đổi về bản thân và gia đình;

          c) Không thực
hiện đăng ký khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập theo quy định;

          d) Không đăng
ký vắng mặt tại nơi cư trú hoặc nơi công tác.

          Tình huống 6: Chị Bùi Thị Nụ (Yên Thắng – Ý
Yên) hỏi: Con tôi đi làm ăn xa không có mặt tại địa điểm tập trung gọi nhập ngũ
được, vậy con tôi có bị phạt không và mức phạt là bao nhiêu?

          Trả lời:

Theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP thì:

          1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
40.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập
trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.

          2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng đối với hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi
nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều
kiện nhập ngũ theo quy định.

          3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến
75.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, trừ trường
hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

          4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc
thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản
1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.

          Tình
huống 7: Anh Vũ Văn Nam ( Yên Nhân – Ý Yên) hỏi: người có hành vi vi phạm các quy định về đào tạo sĩ quan dự
bị thì bị xử lý như thế nào?

          Trả
lời
:

Theo quy định tại Điều 11 Nghị định số
120/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số
37/2022/NĐ-CP thì người có hành vi vi phạm các quy định về đào tạo sĩ quan dự
bị bị xử lý như sau:

          1. Phạt tiền
từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời
gian hoặc địa điểm ghi trong giấy triệu tập kiểm tra sức khỏe sĩ quan dự bị
hoặc người được tuyển chọn đi đào tạo sĩ quan dự bị mà không có lý do chính
đáng.

          2. Phạt tiền
từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

          a) Người được
khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của
mình nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ sĩ quan dự bị hoặc đi đào tạo sĩ quan
dự bị;

          b) Đưa tiền,
tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá đến dưới 2.000.000 đồng cho cán bộ,
nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của
người khám sức khỏe là sĩ quan dự bị hoặc người được tuyển chọn đi đào tạo sĩ
quan dự bị.

          3. Phạt tiền
từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không tiếp nhận lại sĩ
quan dự bị đi đào tạo trở về cơ quan, tổ chức cũ làm việc.

Ngoài ra còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc
tiếp nhận lại sĩ quan dự bị đi đào tạo trở về cơ quan, tổ chức cũ làm việc đối
với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.

          Tình
huống 8:  Anh Đặng Văn Chiến (Yên Lương –
Ý Yên) hỏi: Tôi vì bận công việc mà không đăng ký sĩ quan dự bị lần đầu, vậy
tôi có bị phạt không và mức phạt là bao nhiêu tiền?

          Trả lời: Theo quy định tại Điều 10 Nghị
định 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP quy định người
không đăng ký sĩ quan dự bị lần đầu thì bị phạt tiền:

          1. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

          a) Không đăng ký sĩ quan dự bị lần
đầu;

          b) Không đăng ký bổ sung khi có sự
thay đổi về bản thân và gia đình;

          c) Không thực hiện đăng ký khi thay
đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập theo quy định;

          d) Không đăng ký vắng mặt tại nơi cư
trú hoặc nơi công tác.

          Tình
huống 9:  Anh Trần Trọng Lương ( Yên Thắng
– Ý Yên) hỏi: Do bận công việc nên tôi không có mặt để
tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra
sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu
, vậy tôi có bị phạt không và
phạt bao nhiêu tiền
?

          Trả
lời:
Theo quy định tại
Điều 12 Nghị định
120/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại
khoản 13 Điều 1 Nghị định số
37/2022/NĐ-CP, hành vi vi vi phạm quy định về tập trung huấn luyện, diễn
tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu bị xử phạt như sau:

          1.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt
đúng thời gian hoặc địa điểm ghi trong lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến
đấu mà không có lý do chính đáng.

          2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí thời gian cho quân nhân dự bị tập
trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu.

          3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với hành vi không tiếp nhận, bố trí lại công việc cho quân
nhân dự bị khi kết thúc huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn
sàng chiến đấu và thực hiện xong nhiệm vụ trở lại cơ quan, tổ chức cũ công tác.

          4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc
tiếp nhận, bố trí lại công việc cho quân nhân dự bị khi kết thúc huấn luyện,
diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và thực hiện xong
nhiệm vụ trở lại cơ quan, tổ chức cũ công tác đối với hành vi quy định tại
khoản 3 Điều này.

          Tình
huống 10: Anh Nguyễn Văn Đô (Nghĩa Thái – Nghĩa Hưng) hỏi: Người có hành vi vi
phạm các quy định về thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ thì
bị xử lý như thế nào?

          Trả
lời
:

Theo quy định tại Nghi định 120/2013/NĐ-CP
được sửa đổi, bổ sung tại khoản
17 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP thì người có hành vi vi phạm các quy định
về thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ bị xử
lý như sau:

          1. Phạt tiền
từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa
vụ tham gia dân quân tự vệ.

          2. Phạt tiền
từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cản trở người thực hiện
nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.

          3. Phạt tiền
từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi chống đối việc thực hiện
nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.

          4. Phạt tiền
từ 7.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với hành vi tự ý thôi thực hiện nghĩa
vụ tham gia dân quân tự vệ khi chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền cho
thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trước thời hạn hoặc đưa ra khỏi
danh sách dân quân tự vệ”.

          Tình
huống 11:  Anh Nguyễn Văn Đông (Yên Tân –
Ý Yên) hỏi: Người có hành vi vi phạm các quy định về huấn luyện dân quân tự vệ
thì bị xử lý như thế nào?

          Trả
lời:

Theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP
được sửa đổi, bổ sung tại khoản 18 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP thì người
có hành vi vi phạm các quy định về huấn luyện dân quân tự vệ bị xử lý như sau:

          1. Phạt tiền
từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh huấn luyện dân
quân tự vệ.

          2. Phạt tiền
từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc huấn luyện
dân quân tự vệ.

          3. Phạt tiền
từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chống đối việc huấn
luyện dân quân tự vệ.

Ngoài ra còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc
tham gia huấn luyện dân quân tự vệ đối với hành vi trốn tránh huấn luyện dân
quân tự vệ và cản trở việc huấn luyện dân quân tự vệ.

          Tình
huống 12: Anh Trần Tuấn Anh (Hải Anh – Hải Hậu) hỏi: Tôi chuyển công tác từ
huyện Hải Hậu lên thành phố Nam Định, tôi không đăng

nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi làm việc. Vậy tôi có bị phạt không và mức
phạt đối đa là bao nhiều?

          Trả
lời
:

Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 4 Nghị định số
120/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số
37/2022/NĐ-CP thì người không đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi làm
việc bị xử phạt vi phạm vi phạm hành chính như sau:

          “2. Phạt tiền
từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

          a) Không đăng
ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, trừ trường hợp không đăng ký nghĩa vụ quân sự
lần đầu đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa
vụ quân sự;

          b) Không thực
hiện đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị theo quy định;

          c) Không đăng
ký nghĩa vụ quân sự bổ sung khi có sự thay đổi về chức vụ công tác, trình độ
học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe và thông tin khác có liên
quan đến nghĩa vụ quân sự theo quy định;

          d) Không thực
hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học
tập theo quy định;

          đ) Không thực
hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng theo quy định.

Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục
hậu quả: Buộc thực hiện thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu; đăng ký nghĩa
vụ quân sự trong ngạch dự bị; đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung, đăng ký khi
thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học
tập; đăng ký tạm vắng đối với từng hành vi vi phạm tương ứng.

                3. Biện pháp khắc phục
hậu quả: Buộc thực hiện thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với hành
vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; đăng ký nghĩa vụ quân sự trong
ngạch dự bị đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này; đăng
ký nghĩa vụ quân sự bổ sung, đăng ký khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc,
học tập đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều này;
đăng ký tạm vắng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều
này.”.          
                     
       

          Tình huống 13: Anh
Nguyễn Văn Hưng (Giao Phong – Giao Thủy) hỏi: Tôi nhận được giấy gọi khám sức
khỏe, nhưng do công việc bận tôi không đi khám sức khỏe được. Vậy tôi có bị
phạt không và mức phạt là bao nhiêu?

          Trả
lời
:

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP
được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP thì người có hành vi vi phạm quy
định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện
nghĩa vụ quân bị xử lý như sau:

          1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối
với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe
ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy
trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà
không có lý do chính đáng.

          2. Phạt
tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cố ý không nhận
lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ
huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do
chính đáng.

          3. Phạt tiền
từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

          a) Người
được khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe
của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;

          b) Đưa
tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác trị giá đến dưới 2.000.000 đồng cho
cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức
khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.

          4. Phạt
tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành
lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

          Tình huống 14: Anh
Trần Văn Hùng (Giao Thiện – Giao Thủy) hỏi: Người đã
có kết
quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ mà không chấp
hành lệnh gọi nhập ngũ thì bị xử lý như thế nào?

          Trả
lời
:

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số
120/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số
37/2022/NĐ-CP thì người có hành vi vi phạm
quy định về nhập ngũ bị xử lý như sau:

          1. Phạt tiền
từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời
gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do
chính đáng.

          2. Phạt tiền
từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gian dối nhằm trốn tránh
thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ
quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định.

          3. Phạt tiền
từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi
nhập ngũ, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

          4. Biện pháp
khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với người có hành vi vi
phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.

          Tình
huống 15:
 Anh Hoàng Văn Đức (Yên Hồng -Ý Yên) hỏi: Người có nghĩa vụ báo cáo danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong
năm mà không báo cáo thì có bị xử phạt không? Mức phạt là bao nhiêu? 

          Trả
lời
:

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định số
120/2013/NĐ-CP  được sửa đổi, bổ sung khoản
10 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ- CP thì người
có hành vi vi phạm quy định về thực hiện
nghĩa vụ quân sự bị xử lý như sau: 

          1. Phạt tiền
từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

          a) Báo cáo
không đầy đủ danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm, công dân nữ có ngành
nghề chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Quân đội nhân dân trong độ tuổi thực
hiện nghĩa vụ quân sự từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi; báo cáo không đầy đủ số
lượng quân nhân dự bị và người sẵn sàng nhập ngũ ở cơ quan, tổ chức mình theo
quy định;

          b) Cố ý báo
cáo không chính xác danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm, công dân nữ có
ngành nghề chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Quân đội nhân dân trong độ tuổi
thực hiện nghĩa vụ quân sự từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi; báo cáo không chính
xác số lượng quân nhân dự bị và người sẵn sàng nhập ngũ ở cơ quan, tổ chức mình
theo quy định.

          2. Phạt tiền
từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

          a) Không báo
cáo danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm, công dân nữ có ngành nghề
chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Quân đội nhân dân từ đủ 18 tuổi đến hết 40
tuổi;

          b) Không báo
cáo số lượng quân nhân dự bị và người sẵn sàng nhập ngũ ở cơ quan, tổ chức mình
theo quy định.

          3. Phạt tiền
từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không tiếp nhận trở lại
trường học; không tiếp nhận và bố trí việc làm cho hạ sĩ quan, binh sĩ đã hoàn
thành nghĩa vụ quân sự trở về cơ quan, tổ chức cũ làm việc.

          4. Biện pháp
khắc phục hậu quả:

          a) Buộc thực
hiện việc báo cáo theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và
khoản 2 Điều này;

          b) Buộc tiếp
nhận trở lại trường học; tiếp nhận và bố trí việc làm cho hạ sĩ quan, binh sĩ
đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về cơ quan, tổ chức cũ làm việc đối với hành
vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

          Tình
huống 16: Anh Đỗ Văn Sáu (Xuân Phong – Xuân Trường) hỏi:
Vi phạm quy định về huy động phương tiện
kỹ thuật
bị xử lý như thế
nào?

          Trả
lời
:

Theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP được sửa
đổi, bổ sung tại  khoản 14 Điều 1 Nghị
định số 37/2022/NĐ-CP thì người có hành vi vi phạm
quy định về huy động phương tiện ký thuật bị
xử lý như sau: 

          1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành quyết định hoặc lệnh huy động,
điều động phương tiện kỹ thuật dự bị đã được xếp trong đơn vị dự bị động viên
để huấn luyện, diễn tập, kiểm tra đơn vị dự bị động viên trong thời bình.

          2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc
thực hiện quyết định hoặc lệnh huy động, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị
đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Tình huống17: Anh Hoàng Mạnh Hùng (Xuân
Phương – Xuân Trường) hỏi: Vi phạm quy định về tổ chức dân quân tự vệ thì bị xử
lý như thế nào?

          Trả lời:

Theo
quy định tại Điều 21 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP  được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Nghị
định số 37/2022/NĐ-CP  thì người có hành vi vi phạm
quy định về huy động phương tiện kỹ thuật
bị xử lý như sau: 

          1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến
6.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh việc thực hiện quyết định của cơ quan
có thẩm quyền về tổ chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ.

          2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm
quyền về tổ chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ.

          3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc tổ chức xây dựng lực lượng dân
quân tự vệ.

          4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

          a) Chống đối việc thành lập, tổ chức
xây dựng lực lượng dân quân tự vệ;

          b)
Chống đối quyết định mở rộng lực lượng dân quân tự vệ của cấp có thẩm quyền.

          5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến
75.000.000 đồng đối với hành vi thành lập, tổ chức lực lượng dân quân tự vệ
không đúng quy định của pháp luật.

          6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc
giải tán lực lượng dân quân tự vệ thành lập, tổ chức không đúng pháp luật đối
với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.

Tình huống 18: Anh Lã Minh Tiến (Xuân Thủy – Xuân Trường) hỏi: Người có hành vi cản trở dân quân tự vệ làm nhiệm vụ
có bị xử phạt không?
Mức phạt là bao nhiêu?

Trả
lời:

Theo quy định tại Điều 23 Nghị định
số 120/2013/NĐ-CP  được sửa đổi, bổ sung  tại khoản 19 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP
thì hành vi cản trở việc huấn luyện dân quân tự vệ bị phạt như sau:

          1. Phạt
tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh quyết định điều động dân quân tự vệ làm
nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

          2. Phạt
tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

          a) Cản trở
thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều động dân quân tự
vệ làm nhiệm vụ theo quy định của pháp luật;

          b) Cản trở
dân quân tự vệ làm nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

          3. Phạt
tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi chống đối thực hiện
quyết định điều động dân quân tự vệ làm nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

          4. Phạt
tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dân quân tự
vệ trái pháp luật.

          5. Biện
pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấp hành quyết định điều động dân quân tự vệ làm
nhiệm vụ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này.

Tình huống 19: Anh Khiếu Quang Chiến (Yên Minh – Ý Yên) hỏi: Người có hành vi chống đối thực hiện
quyết định điều động dân quân tự vệ làm nhiệm vụ
có bị xử phạt
vi phạm hành chính không?

Trả
lời:
 

Theo quy định tại Điều 23 Nghị định
số 120/2013/NĐ-CP  được sửa đổi, bổ sung
tại khoản 19 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP thì hành vi chống đối thực hiện
quyết định điều động dân quân tự vệ làm nhiệm bị phạt như sau:

          1. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000
đồng đối với hành vi trốn tránh quyết định
điều động dân quân tự vệ làm nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

          2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

          a) Cản trở thực hiện quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền điều động dân quân tự vệ làm nhiệm vụ theo quy định
của pháp luật;

          b) Cản trở dân quân tự vệ làm nhiệm vụ
theo quy định của pháp luật.

          3.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi chống đối thực
hiện quyết định điều động dân quân tự vệ làm nhiệm vụ theo quy định của pháp
luật.

          4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến
75.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dân quân tự vệ trái pháp luật.

          5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc
chấp hành quyết định điều động dân quân tự
vệ làm nhiệm vụ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này.

Tình huống 20: Anh Nguyễn
Quang Chiến (Thị trấn Cát Thành – Trực Ninh) hỏi: Người có
hành vi cố ý vào, đi lại
trong khu vực cấm của công trình quốc phòng, khu quân sự khi không được phép của
cấp có thẩm quyền
thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Trả
lời:

Theo quy định tại Điều 25 Nghị định
số 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung  khoản
20 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP thì người có hành vi cố ý vào, đi lại
trong khu vực cấm của công trình quốc phòng, khu quân sự khi không được phép của
cấp có thẩm quyền bị xử phạt như sau:

          1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến
5.000.000 đồng đối với hành vi cố ý vào, đi lại trong khu vực bảo vệ, vành đai
an toàn của công trình quốc phòng, khu quân sự khi không được phép của cấp có
thẩm quyền.

          2.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi cố ý vào, đi lại
trong khu vực cấm của công trình quốc phòng, khu quân sự khi không được phép
của cấp có thẩm quyền.

          3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
15.000.000 đồng đối với hành vi cư trú bất hợp pháp trong khu vực cấm, khu vực
bảo vệ, vành đai an toàn của công trình quốc phòng.

          4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh trái phép trong khu vực
cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình quốc phòng.

          5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc
di dời ra khỏi khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình
quốc phòng và khu quân sự đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 4
Điều này.

Tình huống 21: Chị Nguyễn Thị Nhung (Thị trấn
Gôi – Vụ Bản) hỏi: Trường hợp lấn chiếm đất quốc phòng thì bị xử phạt như thế
nào?

          Trả lời:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 29Nghị định số 120/2013/NĐ-CP quy định
về lấn chiếm đất quốc phòng, đất ở, nhà ở do Quân đội quản lý.

          1. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm
quy định về quản lý đất quốc phòng như sau:

          a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
15.000.000 đồng đối với hành vi lấn chiếm đất quốc phòng có giá trị quyền sử
dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền dưới
200.000.000 đồng; đất
quốc phòng có giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy
thành tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 400.000.000 đồng;

          c) Phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi lấn chiếm đất quốc phòng có
giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền từ
400.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

          d) Phạt tiền từ
50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi lấn chiếm đất quốc phòng có
giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền từ
1.000.000.000 đồng trở lên.

          2. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm
quy định về đất ở, nhà ở do Quân đội quản lý như sau:

          a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với hành vi lấn chiếm đất ở, nhà ở do Quân đội quản lý có
giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền dưới
200.000.000 đồng;

          b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với hành vi lấn chiếm đất ở, nhà ở do Quân đội quản lý có
giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích
đất bị vi phạm quy thành tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 400.000.000 đồng;

          c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với hành vi lấn chiếm đất ở, nhà ở do Quân đội quản lý có
giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích
đất bị vi phạm quy thành tiền từ 400.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

          d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
75.000.000 đồng đối với hành vi lấn chiếm đất ở, nhà ở do Quân đội quản lý có
giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền từ
1.000.000.000 đồng trở lên.

          3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc
khôi phục lại tình trạng ban đầu và trả lại
diện tích đất lấn chiếm đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.

Tình huống 22: Anh Hoàng Trọng Nghĩa (Nghĩa
Hùng – Nghĩa Hưng) hỏi:
Vi phạm
quy định về sử dụng giấy chứng nhận đăng ký xe quân sự, giấy phép lái xe quân sự
thì bị xử phạt như thế nào?

Trả
lời:

Theo quy định tại Điều 30 Nghị định
số 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung khoản 24 Điều 1 Nghị định số
37/2022/NĐ-CP trường hợp vi phạm quy định về sử dụng giấy chứng nhận đăng ký xe
quân sự, giấy phép lái xe quân sự thì bị xử phạt như sau:

            1. Phạt tiền từ
6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

          a) Sử dụng trái phép giấy chứng nhận đăng ký xe quân sự,
giấy phép lái xe quân sự, phương tiện quân
sự hoạt động trong lĩnh vực đường thủy nội địa và hàng hải;

          b) Sử dụng trái phép biển số đăng ký xe quân sự, phương
tiện quân sự hoạt động trong lĩnh vực đường thủy nội địa và hàng hải.

          2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với
hành vi mua, bán trái phép biển số đăng ký xe quân sự, phương tiện quân sự hoạt
động trong lĩnh vực đường thủy nội địa và hàng hải.

          3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với
hành vi sản xuất trái phép biển số đăng ký xe quân sự, phương tiện quân sự hoạt
động trong lĩnh vực đường thủy nội địa và hàng hải.

          4. Hình
thức xử phạt bổ sung:

          a) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn từ 03 tháng đến
06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

          b) Tịch thu tang vật, phương tiện sản xuất trái phép biển
số đăng ký xe quân sự, đăng ký phương tiện quân sự hoạt động trong lĩnh vực
đường thủy nội địa và hàng hải đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3
Điều này.

          6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc
nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại
khoản 2 và khoản 3 Điều này.

          Tình huống 23:
Anh Trần Văn Hồng (Trực Hùng – Trực Ninh) hỏi: Vi phạm quy định về sử dụng quân
trang được quy định như thế nào?

          Trả
lời:

Theo quy định tại Điều 32 Nghị định số
120/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 26 Điều 1 Nghị định số
37/2022/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về
sử dụng quân trang bị phạt tiền như sau:

            1. Phạt tiền từ
2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

          a) Đội mũ có gắn quân hiệu hoặc sao mũ của dân quân tự vệ
trái phép;

          b) Mặc quân phục có gắn cấp hiệu hoặc phù hiệu, cành tùng,
biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng trái phép;

          c) Mặc trang phục của dân quân tự vệ khi không thực hiện
nhiệm vụ.

          2. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm
hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Tình huống 24: Anh Hoàng Trọng Nghĩa (Thị
trấn Liễu Đề-Nghĩa Hưng) hỏi: Vi phạm về quản lý quân trang bị xử phạt như thế
nào?

Trả
lời:

Theo quy định tại Điều 33 Nghị định
số 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 27 Điều 1 Nghị định số
37/2022/NĐ-CP quy định:

          1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với
hành vi tàng trữ trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cành tùng, biển tên
quân nhân, biểu tượng quân binh chủng, mũ kêpi, mũ dã chiến, lễ phục, quân phục
thường dùng, quân phục dã chiến, quân phục nghiệp vụ; trang phục, sao mũ, phù
hiệu của dân quân tự vệ và các loại quân trang khác mà hàng phạm pháp có giá
trị dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 50.000.000 đồng.

          2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với
hành vi trao đổi trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cành tùng, biển tên
quân nhân, biểu tượng quân binh chủng, mũ kêpi, mũ dã chiến, lễ phục, quân phục
thường dùng, quân phục dã chiến, quân phục nghiệp vụ; trang phục, sao mũ, phù
hiệu của dân quân tự vệ và các loại quân trang khác.

          3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với
hành vi buôn bán trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cành tùng, biển tên
quân nhân, biểu tượng quân binh chủng, mũ kêpi, mũ dã chiến, lễ phục, quân phục
thường dùng, quân phục dã chiến, quân phục nghiệp vụ; trang phục, sao mũ, phù
hiệu của dân quân tự vệ và các loại quân trang khác mà hàng phạm pháp có giá
trị dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 50.000.000 đồng.

          4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm
hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3
Điều này.

          5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp
pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều
này.”.

          Tình huống 25:
Chị Nguyễn Quỳnh Chi (Yên Tiến – Ý Yên) hỏi: trường hợp sản xuất trái phép quân
hiệu, cấp hiệu, phù hiệu thì bị phạt như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 34 Nghị định
số 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại khoản 28 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP, trường hợp sản xuất trái phép quân hiệu, cấp hiệu,
phù hiệu thì bị phạt như sau:

          1. Phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

          a) Sản xuất trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cành
tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng, mũ kêpi, mũ dã chiến, lễ
phục, quân phục thường dùng, quân phục dã chiến, quân phục nghiệp vụ; trang
phục, sao mũ, phù hiệu của dân quân tự vệ và các loại quân trang khác;

          b) Làm giả quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cành tùng, biển
tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng, mũ kêpi, mũ dã chiến, lễ phục, quân
phục thường dùng, quân phục dã chiến, quân phục nghiệp vụ; trang phục, sao mũ,
phù hiệu của dân quân tự vệ và các loại quân trang khác mà hàng giả tương đương
với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng
trị giá dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 50.000.000 đồng.

          2. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

          Tình huống 26:
Chị Nguyễn Thị Hồng (Yên Tiến – Ý Yên) hỏi: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính của Chủ tịch UBND cấp xã trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu được quy định
như thế nào?

          Trả lời:

Theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP
được sửa đổi, bổ sung tại khoản 31 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
xã có quyền:

          a) Phạt
cảnh cáo;

          b) Phạt
tiền đến 5.000.000 đồng;

          c) Tịch
thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá
10.000.000 đồng;

          d) Áp dụng
biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều
2b Nghị định này.

          Tình huống 27:
Anh Đoàn Văn Thắng (thị trấn Yên Định – Hải Hậu) hỏi: Thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính của Chủ tịch UBND cấp tỉnh trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu
được quy định như thế nào?

          Trả lời:

Theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP
được sửa đổi, bổ sung tại khoản 31 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

          Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

          a) Phạt
cảnh cáo;

          b) Phạt
tiền đến 75.000.000 đồng;

          c) Tước
quyền sử dụng giấy phép; chứng chỉ hành nghề có thời hạn;

          d) Tịch
thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

            đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
quy định tại khoản 1 Điều 2b Nghị định này.

          Tình huống 28:
Chị Nguyễn Thị Vân (Nghĩa Thái – Nghĩa Hưng) hỏi: Thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính của trưởng công an xã trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu được quy
định như thế nào?

          Trả lời:

Theo quy định tại Điều 39 Nghị định số
120/2013/NĐ-CP  được sửa đổi, bổ sung tại khoản 33 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP
quy định thẩm quyền xử phạt của Trưởng công
an cấp xã.

          Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công
an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế,
Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền:

          a) Phạt cảnh cáo;

          b) Phạt
tiền đến 2.500.000 đồng;

          c) Tịch
thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá
5.000.000 đồng.

          Tình huống 29:
Anh Nguyễn Văn Hưng (Nghĩa Sơn – Nghĩa Hưng) hỏi: Thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính của đội trưởng đội quản lý thị trường trong lĩnh vực quốc phòng, cơ
yếu được quy định như thế nào?

          Trả lời:

Theo quy định tại Điều 40 Nghị định số
120/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 34 Điều 1 Nghị định số
37/2022/NĐ-CP thẩm quyền xử phạt của đội
trưởng đội quản lý thị trường như sau:

          Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng nghiệp vụ
thuộc Cục nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền:

          a) Phạt
cảnh cáo;

          b) Phạt
tiền đến 25.000.000 đồng;

          c) Tịch
thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá
50.000.000 đồng;

          d) Áp dụng
biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm p khoản 1 Điều 2b Nghị định này.

          Tình huống 30:
Chị Hoàng Thu Trang (Trực Mỹ – Trực Ninh) hỏi: thẩm quyền lập biên bản trong
lĩnh vực cơ yếu được quy định như thế nào?

          Trả lời:

Theo quy định tại Điều 49 Nghị định số
120/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 45 Điều 1 Nghị định số
37/2022/NĐ-CP quy định:

          Người
có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực cơ yếu bao gồm:

            1.
Những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 47, Điều 48 Nghị định này.

          2. Người
làm công tác cơ yếu đang thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực
cơ yếu.”.

Nguyễn Thị Mai – Phòng VB-QLXLVPHC