Hỏi, đáp pháp luật về quyền của phụ nữ – Cổng Thông Tin Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
Nhằm giúp cho cán bộ Hội LHPN, báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật các cấp thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tham gia giám sát việc thực hiện Luật Bình đẳng giới, Trang Web Hội LHPNVN xin trích đăng một số câu hỏi và giải đáp pháp luật về quyền của phụ nữ:
Câu hỏi 1: Hiến pháp hiện hành quy định phụ nữ có quyền gì?
Trả lời: Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: Ở nước CHXHCNVN, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND theo quy định của pháp luật.
1.Quyền về chính trị:
a. Quyền bầu cử, ứng cử: Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quỳên bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND theo quy định của pháp luật.
b. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội: Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu dân ý.
c. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, quyền được hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.
d. Quyền bảo vệ Tổ quốc: là quyền cao quý của công dân.
2. Quyền về kinh tế:
a. Quyền tự do kinh doanh: Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.
b. Quyền sở hữu về tài sản: Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế khác; đối với đất Nhà nước giao sử dụng theo quy định của pháp luật.
c. Quyền xây dựng nhà ở: Công dân có quyền xây dựng nhà ở theo quy hoạch và pháp luật. Quyền lợi của người thuê nhà và người có nhà cho thuê được bảo hộ theo pháp luật.
3. Quyền lao động:
a. Quyền bình đăng lao động của nam nữ: Lao động nữ và nam làm việc như nhau thì tiền lương ngang nhau.
b. Quyền lao động của nữ: có quyền hưởng chế độ thai sản; phụ nữ là viên chức nhà nước và người làm công ăn lương có quyền nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng lương, phụ cấp theo quy định của pháp luật.
4. Quyền được học tập: Công dân có quyền học văn hoá và học nghề bằng nhiều hình thức; học sinh có năng khiếu được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phát triển tài năng.
5. Quyền nghiên cứu khoa học: Công dân có quyền nghiên cứu khoa học kỹ thuật, phát minh, sáng chế sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá khác. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp.
6. Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ;
7. Quyền tự do đi lại và cư trú: Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật.
8. Quyền tự do tín ngưỡng: Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
9. Quyền bình đẳng trước pháp luật.
10. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
11. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
12. Quyền khiếu nại, tố cáo: Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào.
Câu hỏi 2: Luật Bình đẳng giới quy định quyền của phụ nữ bình đẳng với nam giới trong lĩnh vực chính trị như thế nào? Các hành vi nào vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị?
Trả lời: Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định nam nữ bình đẳng trong lĩnh vực chính trị như sau:
1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội.
2. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.
3. Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
4. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.
5. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm:
a) Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;
b) Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
*Luật còn quy định các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm:
a. Cản trở việc nam hoặc nữ tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử đaij biểu Quốc hội, HĐND vào cơ quan lãnh đạo cuả tổ chức chính trị, chính trịxã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp vì định kiến giới.
b. Không thực hiện hoặc cản trở việc bổ nhiệm nam nữ vào cương vị quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới.
c. Đặt ra và thực hiện quy định có sự phân biệt, đối xử về giới trong các hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc trong quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.