Hỏi đáp CSTC

Xin hỏi: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hoá đơn là 2 năm quy định tại Nghị định số 102/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 có được tính đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc tại các năm trước như năm 2021 và 2020 hay không? Ví dụ: hành vi xuất hoá đơn khống ngày 01/01/2021 đến nay 25/9/2022 còn bị xử phạt vi phạm hành chính về hoá đơn hay không?

– Căn cứ Nghị định số 125/2020/NĐ-CPcủa
Chính phủ quy quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

+ Tại Điều 4. Hành vi sử dụng hóa
đơn, chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ quy định
như sau:

“1. Sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các trường hợp sau đây là hành vi sử dụng
hóa đơn, chứng từ không hợp pháp:

a) Hóa đơn, chứng từ giả;

b) Hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng;

(…)

g) Hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng
từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ
kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo
của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ
kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan
công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ
không hợp pháp.

2. Sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các trường hợp sau đây là hành vi sử dụng
không hợp pháp hóa đơn, chứng từ:

a) Hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định;
hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định;

b) Hóa đơn, chứng từ khống (hóa
đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua
bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ); hóa đơn phản ánh
không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả;

e) Hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan
chức năng khác đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ.”

+ Tại Điều 8. Thời hiệu xử phạt vi
phạm hành chính về thuế, hóa đơn; thời hạn được coi là chưa bị xử phạt; thời hạn
truy thu thuế quy định như sau

“1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn

b) Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn được quy
định như sau:

Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện quy định tại điểm c
khoản này thì thời hiệu được tính từ ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ
phát hiện hành vi vi phạm.

Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại
điểm d khoản này thì thời hiệu được tính từ ngày chấm dứt hành vi vi phạm.

c) Hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn đang được thực hiện là các hành vi
quy định tại khoản 4 Điều 21; điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 23; khoản 2, khoản
5 Điều 24; điểm b khoản 3 Điều 25; điểm b khoản 2 và điểm b, c, d khoản 3 Điều
27; điểm b khoản 5 Điều 29; điểm b khoản 3 Điều 30 Nghị định này.

d) Hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn không thuộc trường hợp quy định
tại điểm c khoản này là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc. Thời điểm chấm
dứt hành vi vi phạm là ngày thực hiện hành vi vi phạm đó.

Đối với hành vi mất, cháy, hỏng hóa đơn nếu không xác định được ngày mất,
cháy, hỏng hóa đơn thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày phát hiện hóa
đơn bị mất, cháy, hỏng.

Đối với hành vi vi phạm về thời hạn thông báo, báo cáo về hóa đơn quy định
tại khoản 1, 3 Điều 21; điểm a, b khoản 1 và điểm c, d khoản 2 Điều 23; khoản
1, 2 và điểm a khoản 3 Điều 25; khoản 1, điểm a khoản 2, khoản 3, khoản 4 và điểm
a khoản 5 Điều 29 Nghị định này thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày
người nộp thuế nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn.”

– Căn cứ Nghị định số 102/2021/NĐ-CP
ngày 16/11/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Thuế, Hóa đơn; Hải quan; Kinh doanh Bảo
hiểm; Kinh doanh Xổ số; Quản lý tài sản công; Thực hành tiết kiệm; Chống lãng
phí; Dự trữ Quốc gia; Kho bạc nhà nước; Kế toán; Kiểm toán độc lập.

+ Tại Khoản 1 Điều 1. Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số

125/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ
quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn quy định như sau:

“1. Sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 8 như sau:

“a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 02 năm.””

…”

+ Tại Điều 7. Quy
định chuyển tiếp quy định như sau:

“1. Đối với trường hợp quyết
định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành trước thời điểm Nghị định này
có hiệu lực thi hành mà sau thời điểm có hiệu lực của Nghị định này, cá nhân,
tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì được giải quyết theo
Nghị định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành
vi vi phạm hành chính.

2. Đối với các hành vi vi
phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm,
kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập xảy ra
trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc
đang xem xét, giải quyết để xử phạt vi phạm hành chính thì áp dụng các quy định
về xử phạt quy định tại Nghị định này nếu Nghị định này không quy định trách
nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn cho cá nhân, tổ chức vi
phạm.

…”

+ Tại
Điều 9. Hiệu lực thi hành quy định như sau:

“Nghị
định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.”

Căn
cứ các quy định trên, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi
phạm hành chính về hóa đơn:

Đối với hành vi vi phạm hành chính
đang được thực hiện quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP thì thời hiệu được tính từ ngày người có
thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.

Đối với hành vi vi phạm hành chính
đã kết thúc quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP thì thời hiệu được tính từ ngày chấm dứt
hành vi vi phạm.Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày thực hiện hành vi vi
phạm đó.

          Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn đã được ban hành trước thời điểm Nghị định
số 102/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành mà sau thời điểm có hiệu lực của Nghị định
số 102/2021/NĐ-CP, cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại
thì được giải quyết theo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực tại
thời điểm thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

      Trường hợp hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực thuế, hóa đơn xảy ra trước ngày Nghị định số 102/2021/NĐ-CP có
hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết để xử
phạt vi phạm hành chính thì áp dụng các quy định về xử phạt quy định tại Nghị định
số 102/2021/NĐ-CP và có thời hiệu xử phạt là 02 năm nếu Nghị định số
102/2021/NĐ-CP không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm
pháp lý nhẹ hơn cho cá nhân, tổ chức vi phạm theo quy định tại Khoản 1 Điều 1,
Điều 7 Nghị định số 102/2021/NĐ-CP.

        Theo ví dụ của Độc giả đưa ra: Hành vi
xuất hóa đơn khống là hành vi thuộc điểm b Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP quy định về hành vi sử dụng hóa đơn, chứng
từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ có ngày xuất hóa
đơn là
ngày 01/01/2021, nếu hành vi vi phạm này thuộc điểm d Khoản 1 Điều 8 Nghị định
số 125/2020/NĐ-CP quy định về thời hiệu
xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn, chưa có quyết định xử phạt vi phạm hành
chính ban hành trước thời điểm Nghị định số 102/2021/NĐ-CP có hiệu lực
thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn đối hành vi xuất hóa đơn khống
được tính từ ngày 01/01/2021 và có thời hiệu xử phạt là 02 năm nếu Nghị định số
102/2021/NĐ-CP không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm
pháp lý nhẹ hơn cho cá nhân, tổ chức vi phạm theo quy định tại Khoản 1 Điều 1,
Điều 7 Nghị định số 102/2021/NĐ-CP.

         Trong quá trình thực hiện nếu còn vướng
mắc, đề nghị Độc giả cung cấp hồ sơ liên quan đến vướng mắc và liên hệ với cơ
quan thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn cụ thể.