Hỏi đáp CSTC

Kính gửi: Bộ Tài chính. Hiện tôi đang là Kế toán của Hạt Kiểm lâm Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Tôi muốn hỏi về việc xác định giá khởi điểm để bán đấu giá đối với tài sản là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu: – Theo quy định tại đoạn 2 khoản 3 Điều 12 Thông tư 57/2018/TT-BTC: ” Giá trị của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được xác định theo quy định tại Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính là giá khởi điểm để tổ chức đấu giá. Trong các trường hợp sau đây phải thành lập Hội đồng để xác định giá khởi điểm: Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính khi chuyển giao để đấu giá chưa được xác định giá trị; thời điểm dự kiến tổ chức đấu giá vượt quá 60 ngày, kể từ ngày xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 60 của Luật Xử lý vi phạm hành chính; giá trị tang vật đã được xác định theo quy định tại Điều 60 của Luật Xử lý vi phạm hành chính chênh lệch (cao hơn hoặc thấp hơn) từ 10% trở lên so với giá của tài sản cùng loại theo thông báo giá của Sở Tài chính tại thời điểm chuyển giao để đấu giá. Thành phần Hội đồng, nguyên tắc hoạt động của Hội đồng xác định giá khởi điểm để đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sau đây gọi là Thông tư 144/2017/TT-BTC).” – Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 24 Nghị định 151/2017/NĐ-CP: “Đối với tài sản công không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này, người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định này thành lập Hội đồng để xác định giá khởi điểm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính hoặc thuê tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá xác định để làm căn cứ quyết định giá khởi điểm”. Vậy, tôi muốn hỏi, đối với tài sản là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu, đơn vị tôi thuê tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá xác định để làm căn cứ quyết định giá khởi điểm bán đấu giá như quy định đối với tài sản công thì có đúng quy định không? Và chi phí thuê này có được đưa vào chi phí hợp lý về xử lý tài sản không? Rất mong nhận được phúc đáp của Bộ! Trân trọng cảm ơn!

– Tại
điểm a, điểm b khoản 1 Điều 1; khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 24 Nghị định số
151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản
công quy định:

“Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định chi tiết một số
điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm
2017 về các nội dung sau:

a) Thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định:
Giao, mua sắm, thuê, xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;…;

b) Quản lý vận hành,
chuyển đổi công năng sử dụng tài sản công; …; xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và quản
lý, sử dụng số tiền thu được từ khai thác, xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ
chức, đơn vị; xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản
của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

Điều 24. Bán tài
sản công theo hình thức đấu giá

1. Việc bán tài sản công
phải thực hiện công khai theo hình thức đấu giá, trừ các trường hợp quy định
tại khoản 1 Điều 26, khoản 1 Điều 27 Nghị định này.

2. Xác định giá khởi điểm:

b) Đối với tài sản công không thuộc phạm vi
quy định tại điểm a khoản này, người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ tổ
chức bán tài sản quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định này thành lập Hội đồng
để xác định giá khởi điểm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính hoặc thuê tổ chức có
đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá xác định để làm căn cứ quyết định giá khởi
điểm.”

– Tại
khoản 1 Điều 1 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05/3/2018 của Chính phủ quy định trình
tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản
được xác lập quyền sở hữu toàn dân quy định:

“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1.
Nghị định này quy định về:

b)
Xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.”

– Tại
điểm a khoản 3 Điều 12 Thông tư số 57/2018/TT-BTC ngày 05/7/2018 hướng
dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày
05/3/2018 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu
toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu
toàn dân quy định:

“3. Đối với tài sản xử lý theo hình thức bán
đấu giá:

a) Đối với tài sản là tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính, việc tổ chức đấu giá được thực hiện như sau:

…- Giá trị
của tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính được xác
định theo quy định tại Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính là giá
khởi điểm để tổ chức đấu giá.

Trong các trường hợp sau đây
phải thành lập Hội đồng để xác
định giá khởi điểm: Tang
vật, phương tiện vi phạm hành chính khi chuyển giao để đấu giá chưa được xác
định giá trị; thời điểm dự kiến tổ chức đấu giá vượt quá 60 ngày, kể từ
ngày xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính theo quy định tại Điều
60 của Luật Xử lý vi phạm hành chính; giá trị tang vật đã được
xác định theo quy định tại Điều 60 của Luật Xử lý vi phạm hành
chính chênh lệch (cao hơn hoặc thấp hơn) từ 10% trở lên so với giá của
tài sản cùng loại theo thông báo giá của Sở Tài chính tại thời điểm chuyển giao
để đấu giá.”

          Căn cứ các quy định
nêu trên,việc xử lý đối với tài sản được
xác lập quyền sở hữu toàn dân thực hiện theo quy định tại Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày
05/3/2018 của Chính phủ, Thông tư số
57/2018/TT-BTC ngày 05/7/2018 của Bộ
Tài chính; theo đó:

          – Trường
hợp bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính mà tang vật, phương tiện vi phạm hành chính khi
chuyển giao để đấu giá chưa được xác định giá trị; thời điểm dự kiến tổ
chức đấu giá vượt quá 60 ngày, kể từ ngày xác định giá trị tang vật vi phạm
hành chính theo quy định tại Điều 60 của Luật Xử lý vi phạm hành chính; giá trị tang vật đã
được xác định theo quy định tại Điều 60 của Luật Xử lý vi phạm hành
chính chênh lệch (cao hơn hoặc thấp hơn) từ 10% trở lên so với giá của tài sản
cùng loại theo thông báo giá của Sở Tài chính tại thời điểm chuyển giao để đấu
giá thì phải thành lập Hội đồng để xác định giá khởi điểm.

 – Trường hợp bán đấu giá tang vật, phương tiện
vi phạm hành chínhlà tang vật, phương tiện
vi phạm hành chính còn lại thì giá trị của tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính được xác định theo quy định tại Điều 60 Luật Xử lý vi
phạm hành chính là giá khởi điểm để tổ chức đấu giá.