Hỏi đáp

Câu trả lời:

Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời vấn đề này như sau:

Chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo được quy định tại Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ và một số văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Khi nhà giáo được điều động về làm công tác quản lý ở Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thành phố hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo thì không được hưởng phụ cấp thâm niên mà chỉ được hưởng phụ cấp công vụ (25% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, nếu có…) theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 2 và quy định và tại Điều 3 của Nghị định số 34/2012/NĐ-CP ngày 15/4/2012 của Chính phủ về chế độ phụ cấp công vụ.

Điểm a, Khoản 1, Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

“1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:

a) Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày ngày 1/1/1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;…..”

Do không rõ quá trình công tác cũng như quá trình hưởng phụ cấp thâm niên của ông Trên Viện, trên cơ sở nội dung câu hỏi và quy định nêu trên, nên:

Nếu giai đoạn từ tháng 6/2014 đến tháng 5/2015 ông Viện được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo thì trong lương hưu sẽ có phụ cấp thâm niên của nhà giáo (phụ cấp thâm niên của thời gian từ tháng 6/2014 đến tháng 5/2015).

Nếu ông Viện đã được hưởng phụ cấp thâm niên theo Quyết định số 309-CT ngày 9/12/1998 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về phụ cấp thâm niên cho giáo viên và cán bộ giảng dạy (Quyết định này đã hết hiệu lực từ 31/12/1993) và giai đoạn từ tháng 6/2014 đến tháng 5/2015, ông không tham gia giảng dạy ở trường phổ thông mà làm công tác khác (không được hưởng phụ cấp thâm niên) thì trong lương hưu của ông không có phụ cấp thâm niên đã hưởng do quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.