Hỏi đáp

Câu trả lời:

Theo quy định tại khoản 1, điều 1 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung 2014, BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng với các đối tượng theo Luật định để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Để tham gia BHYT Hộ gia đình cần toàn bộ số người có tên trong sổ hộ khẩu của gia đình tại thời điểm đăng ký tham gia BHYT phải cùng tham gia, bao gồm cả những người nhập khẩu nhờ theo Luật hộ tịch, hộ khẩu nhưng không tính những người sau đây vào tổng số thành viên trong hộ:

– Người mặc dù có tên trong hộ khẩu nhưng đã có giấy tạm vắng do UBND xã phường cung cấp.

– Người đã chết (phải đã giảm khẩu).

– Người đã tách khẩu. 

Những người được tính là đã tham gia BHYT: Người đã được cấp thẻ BHYT thuộc các đối tượng khác nhau. Số người còn lại chưa có thẻ BHYT là đối tượng phải tham gia theo hộ gia đình.

Như vậy, có thể hiểu BHYT hộ gia đình là hình thức BHYT bắt buộc với tất cả các thành viên có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú trừ những người đã tham gia BHYT theo đối tượng khác để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Tại Điểm e, khoản 1, điều 7 Nghị định 146 năm 2018 của Chính phủ quy định mức đóng BHYT hộ gia đình như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; Người thứ 2, 3, 4 đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

          Như vậy, nếu chỉ có một mình bạn tham gia BHYT hộ gia đình thì mức đóng bằng 4.5% mức lương cơ sở tại thời điểm bạn đăng ký tham gia.