Hội Chứng Ống Cổ Tay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

1. Hội chứng ống cổ tay là gì?

Hội chứng ống cổ tay (Carpal tunnnel syndrome) còn có tên gọi khác là hội chứng đường hầm cổ tay, hội chứng chèn ép thần kinh giữa. Hội chứng bao gồm nhiều triệu chứng đặc trưng như châm chích ở cổ tay, tê, yếu, bàn tay và đầu ngón tay đau xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Hội chứng ống cổ tay thường gặp ở những người làm việc văn phòng có liên quan đến vận động cổ tay lặp đi lặp lại, mặc dù không đe dọa tính mạng nhưng lại ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống. Nếu để tiến triển đến giai đoạn muộn bệnh nhân sẽ bị tê tay liên tục, gây tàn tật do tổn thương thần kinh dần teo cơ bàn tay, teo cơ gò cái.

hội chứng ống cổ tay là gì

Dây chằng thần kinh giữa bị siết chặt bởi dây chằng ống cổ tay

2. Nguyên nhân gây hội chứng ống cổ tay

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng ống cổ tay do bệnh nhân gặp phải các tình trạng, hoạt động chèn ép và làm sự giảm cung cấp máu cho thần kinh giữa (là dây thần kinh trong số các dây thần kinh ngoại biên điều khiển bàn tay). Những lý do dẫn đến thần kinh giữa bị áp lực như:

– Nghề nghiệp: các công việc lao động bằng tay với các hành động lặp đi lặp lại cổ tay.

– Gai xương có ở khớp cổ tay hoặc do dị dạng bởi chấn thương gãy.

– Bệnh thấp khớp do làm sưng khớp.

– Bệnh tiểu đường có thể gây biến chứng thoái hóa dạng bột.

– Tuyến giáp bị suy nhược cũng gây sưng phù.

Nguy cơ cao mắc hội chứng ốn cổ tay

– Người đang làm các công việc như may mặc, đánh chữ máy tính, lắp ráp thiết bị điện tử, máy cắt,…

– Phụ nữ đang mang thai giữ nhiều nước tăng nguy cơ sưng làm hẹp cấu trúc của ống.

– Tiền sử gia đình: người thân trong gia đình đã hoặc đang mắc bệnh thì những người còn lại có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gia đình bình thường khác.

– Béo phì.

– Nghiện thuốc lá.

– Tuổi: cao nhất ở độ tuổi 35 trở lên.

– Giới tính: tỉ lệ nữ giới gặp hội chứng cao hơn nam giới gấp 3 lần.

– Bệnh tiểu đường, viêm khớp, gout, gãy xương lệch trục,…

3. Triệu chứng hội chứng ống cổ tay

Dấu hiệu, triệu chứng ban đầu:

– Đau tay, tê gan bàn tay, tê buốt như kim châm, cảm giác châm chích.
– Tê tại ngón trỏ và ngón giữa.
– Tê, đau ở một bàn tay thường là tay thuận.
– Tê tay xuất hiện khi cử động bằng bàn tay như nắm động vật lâu, đi xe máy đường dài,…

Dấu hiệu, triệu chứng giai đoạn tiến triển:

– Cảm giác đau lan tỏa khắp các ngón tay.
– Tê, kiến bò hoặc kim châm.
– Đau lan cả bàn tay, cẳng tay nhất là về đêm.
– Bệnh nhân mất cảm giác ở các ngón tay.
– Tiến triển sang tê, đau tay không thuận còn lại.
– Cơ bắp ở bàn tay bị teo.
– Teo cơ gò cái giảm khả năng cầm nắm đồ vật.
– Tê rần ngón tay, nóng rát, thay đổi cảm giác nhiệt hoặc xúc giác ở bàn tay.
– Rối loạn tiết mồ hôi.

Biến chứng hội chứng ổ cổ tay:

– Cả cánh tay bị tê nhức gây khó khăn cho sinh hoạt.
– Gián đoạn lưu thông máu.
– Cơ bàn tay dần bị teo.
– Thần kinh teo nhỏ với khả năng phục hồi tỉ lệ thành công ít.

triệu chứng hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay gây ra các cơn đau, tê bì, giảm khả năng cầm nắm các vật dụng

4. Điều trị hội chứng ống cổ tay

Phương pháp chẩn đoán hội chứng ống cổ tay

– Thăm khám triệu chứng của bệnh nhân.
– Hỏi bệnh sử về các bệnh thấp khớp, nhược giáp, tai nạn, công việc.
– Xét nghiệm công thức máu.
– Chụp X-quang: cho thấy hình dạng và kích thước của ống cổ tay.
– Đo điện cơ (EMG), đo dẫn truyền thần kinh và loại trừ các bệnh lý có triệu chứng tương tự ạ.

Phương pháp điều trị hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay nếu được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp làm giảm các triệu chứng và ngăn chặn những biến chứng tổn thương có thể xảy ra.

Điều trị bảo tồn:

– Mục đích: cố gắng làm giảm áp lực lên cổ tay và bàn tay.
– Điều chỉnh công việc, có thời gian nghỉ ngơi giữa các hành động lặp đi lặp lại.
– Dùng nẹp cổ tay ban đêm để giữ cổ tay thẳng.
– Điều trị các bệnh lý đi kèm về xương khớp, tiểu đường, tuyến giáp, chấn thương.
– Dùng thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid hoặc các corticosteroid tiêm tại chỗ hay dạng uống.

Điều trị ngoại khoa:

– Chỉ định cho những bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay do rối loạn chức năng hoặc điều trị 12 tháng nhưng không thuyên giảm.

– Phương pháp: phẫu thuật cắt dây chằng ngang cổ tay, mở rộng ống cổ tay, làm giảm áp lực tác động lên thần kinh giữa. Một số trường hợp bệnh nhân sau khi phẫu thuật vẫn không giảm đau và tê tay.

Liệu pháp vật lý trị liệu:

– Bấm nắn cột sống.
– Tập Yoga.
– Xoa bóp tay.
– Điều trị bằng laser.
– Tập trượt gân.
– Luyện tập cổ tay.

5. Phòng ngừa hội chứng ống cổ tay

Một số biện pháp giúp phòng ngừa hội chứng ống cổ tay:

– Chia thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lí khi phải làm việc bằng tay nhiều.

– Tập các bài tập liên quan đến cổ tay.

– Chỉnh bàn phím, hoặc bảng điều khiển công việc để ngang tầm khuỷu tay hoặc nên để thấp hơn một chút.

– Sử dụng chuột đứng cho máy tính, lót cổ tay một góc chuẩn.

– Nếu có bao cổ tay nên sử dụng.

– Tuân thủ lời khuyên của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị hội chứng ống cổ tay.

 

Nguồn video: Sống Khỏe Mỗi Ngày